Tổng hợp các văn bản được ban hành từ ngày 01/02/2021 đến - 07/02/2021

Từ 20/3, giáo viên THCS hạng I được áp dụng hệ số lương từ 4,40 đến 6,78
Ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 03/2021/TT0BGDĐT về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập.
Cụ thể, giáo viên trung học cơ sở hạng I – Mã số V.07.04.30 có nhiệm vụ tham gia ban tổ chức hoặc ban giám khảo hoặc ban ra đề trong các hội thi (của giáo viên hoặc học sinh) từ cấp huyện trở lên (nếu có); Tham gia công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên từ cấp huyện trở lên; Tham gia đánh giá hoặc hướng dẫn các sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ từ cấp huyện trở lên.
Bên cạnh đó, giáo viên trung học cơ sở hạng I – Mã số V.07.04.30 phải có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên. Đồng thời, giáo viên trung học cơ sở hạng I – Mã số V.07.04.30 phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I.
Bên cạnh đó, giáo viên trung học cơ sở hạng I – Mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78 (theo quy định cũ, chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38).
Thông tư này có hiệu lực từ 20/3/2021.
4. Từ 20/3, giáo viên THCS hạng I được áp dụng hệ số lương từ 4,40 đến 6,78
Ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 03/2021/TT0BGDĐT về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập.
Cụ thể, giáo viên trung học cơ sở hạng I – Mã số V.07.04.30 có nhiệm vụ tham gia ban tổ chức hoặc ban giám khảo hoặc ban ra đề trong các hội thi (của giáo viên hoặc học sinh) từ cấp huyện trở lên (nếu có); Tham gia công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên từ cấp huyện trở lên; Tham gia đánh giá hoặc hướng dẫn các sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ từ cấp huyện trở lên.
Bên cạnh đó, giáo viên trung học cơ sở hạng I – Mã số V.07.04.30 phải có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên. Đồng thời, giáo viên trung học cơ sở hạng I – Mã số V.07.04.30 phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I.
Bên cạnh đó, giáo viên trung học cơ sở hạng I – Mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78 (theo quy định cũ, chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38).
Thông tư này có hiệu lực từ 20/3/2021.
5. Hướng dẫn xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường THPT công lập
Ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học phổ thông công lập.
Cụ thể, viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, như sau:
Trước hết, giáo viên trung học phổ thông hạng III, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Tiếp theo, giáo viên trung học phổ thông hạng II, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.
Bên cạnh đó, giáo viên trung học phổ thông hạng I, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Ngoài ra, Bộ cũng quy định nhiệm vụ, tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp; tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên trung học phổ thông hạng III, mã số V.07.05.15; giáo viên trung học phổ thông hạng II, mã số V.07.05.14 và giáo viên trung học phổ thông hạng I, mã số V.07.05.13.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/3/2021.
6. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trong các cơ sở GDMN công lập
Ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Cụ thể, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với giáo viên mần non hạng I như sau: Thực hiện sáng tạo, linh hoạt; chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện được chương trình, kế hoạch giáo dục mầm non; Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng I và có khả năng sử dụng ngoại ngữ; Được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên;…
Bên cạnh đó, giáo viên mầm non hạng II phải có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II.
Ngoài ra, cách xếp lương đối với giáo viên mầm non như sau: Giáo viên mầm non hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89; Giáo viên mầm non hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98; Giáo viên mầm non hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.
Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 20/03/2021.
7. Quân nhân chuyên nghiệp được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ tối đa 5 năm
  Bộ Quốc phòng vừa ban hành Thông tư 12/2021/TT-BQP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 170/2016/TT-BQP ngày 30/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương, phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm trong trường hợp bị kỷ luật hạ bậc lương; trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ khi đáp ứng các điều kiện sau: Đơn vị biên chế và nhu cầu sử dụng; Hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất theo cấp bậc quân hàm, chưa có người thay thế, tự nguyện tiếp tục phục vụ tại ngũ; Có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao; Có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ giỏi, tay nghề cao, chất lượng, hiệu quả công tác tốt.
Đồng thời, thời hạn kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 5 năm so với hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất theo cấp bậc quân hàm nhưng không quá tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh tăng theo lộ trình của Bộ luật lao động.
Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15/3/2021.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 119.829
    Online: 2