Xác định việc đẩy mạnh các giải pháp thực hiện dịch vụ công trực tuyến có vai trò rất quan trọng, là một trong những mục tiêu quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính. Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Đức Thọ đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh các giải pháp thực hiện dịch vụ công trực tuyến, góp phần cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả công tác chất lượng phục vụ, bảo đảm công khai, minh bạch và mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp.

Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Đức Thọ đã quan tâm chỉ đạo, kịp thời ban hành các quy định, hướng dẫn để đẩy mạnh ứng dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm dịch vụ công trực tuyến và các kế hoạch về cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính; Đề án thí điểm chuyển giao một số nhiệm vụ hành chính công qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn huyện giai đoạn II. Trong quá trình thực hiện, hệ thống phần mềm dịch vụ công trực tuyến đã phát huy hiệu quả rõ rệt, hiện nay, huyện Đức Thọ đã cung cấp 256 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 1 và 2; 173 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 (trong đó cấp huyện cung cấp 121 DVCTT, cấp xã 52 DVC cho mỗi đơn vị cấp xã), cấp huyện cung cấp 121 DVCTT mức độ 4. Riêng 6 tháng đầu năm 2021, đã có 692 hồ sơ  nộp trực tuyến của huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã trên tổng số  hồ sơ tiếp nhận của tổ chức, công dân, trong đó, tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến mức độ 3,4 đạt khoảng 11,57%.

Để nâng cao tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến và thực hiện dịch vụ bưu chính công ích, thực hiện Đề án thí điểm chuyển giao một số nhiệm vụ hành chính công qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn huyện, đầu năm 2021, Ủy ban nhân dân huyện đã giao Văn phòng Cấp ủy - Chính quyền thực hiện việc ký Hợp đồng với Bưu điện huyện về nhân sự tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Hành chính công. Sau gần 4 tháng thực hiện thấy rằng kết quả thực hiện các thủ tục đảm bảo quy trình, đảm bảo thành phần hồ sơ, kết quả có 134/858 hồ sơ thực hiện chuyển trả kết quả tại nhà, đạt tỷ lệ 15,6%. Các hồ sơ trên tất cả các nhóm ngành, tuy nhiên tập trung vào các nhóm ngành Tài chính, kế hoạch đầu tư, xây dựng, giao thông vận tải, công thương, Thanh tra, tư pháp, y tế….Từ những kết quả trên ngày 24/6/2021 Uỷ ban nhân dân huyện đã ký quyết định số 3266-QĐ/UBND về việc rút toàn bộ công chức của các ngành Uỷ ban nhân dân huyện về các phòng ban và chuyển giao toàn bộ các nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính tại trung tâm hành chính công huyện cho nhân viên bưu điện từ ngày 25/6/2021.

Việc thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã tạo chuyển biến rõ nét trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền các cấp được người dân và doanh nghiệp đồng tình và đánh giá cao, đã tạo thuận lợi, giảm thời gian đi lại; góp phần rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ; tăng tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Mức độ và phạm vi cung cấp dịch vụ công trực tuyến ngày càng được mở rộng, với tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ, số hồ sơ giao dịch ngày càng tăng, đáp ứng chỉ tiêu về cải cách hành chính theo quy định góp phần hiện đại hóa nền hành chính, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

 Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực hiện việc thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến còn một hạn chế: Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, tỷ lệ DVCTT có phát sinh hồ sơ còn thấp, đạt khoảng 15%; Việc cung cấp DVC trực tuyến ở cấp xã chưa được quan tâm, chú trọng; Việc gắn kết giữa DVCTT với các hình thức hỗ trợ như chuyển phát kết quả qua Bưu điện, thanh toán trực tuyến chưa cao, bên cạnh đó, thói quen dùng giấy tờ, trình độ và điều kiện sử dụng thiết bị công nghệ thông tin của người dân đặc biệt là khu vực nông thôn còn rất nhiều hạn chế , nhiều người dân, doanh nghiệp vẫn có  tâm lý lo ngại về sự mất an toàn thông tin khi sử dụng dịch vụ công, hoặc sự chưa rõ ràng về việc chứng thực cho các hồ sơ pháp lý trên mạng  gây khó khăn, ảnh hưởng trong việc tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến

Để tiếp tục đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng Chính quyền điện tử, cải cách hành chính. Thời gian tới huyện Đức Thọ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp cung cấp dịch vụ công trực tuyến như.

Một là, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, người dân và doanh nghiệp về hiệu quả, lợi ích sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến, góp phần cải cách hành chính.

Hai là, Huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại, ứng dụng những công nghệ mới, đồng bộ, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, hình thành môi trường làm việc điện tử liên thông, rộng khắp, phát triển các cơ sở dữ liệu trọng điểm của huyện.

Ba là, Nâng cao chất lượng dịch vụ cả về thái độ phục vụ, thời gian chuyển phát cũng như bảo mật kết quả một cách tốt nhất để tạo hình ảnh và khẳng định giá trị của việc chuyển phát tại từ đó có thể tạo thói quen mới cho người dân.

Bốn là, Cung cấp đa đạng các kênh giao tiếp, giúp người dân, doanh nghiệp lựa chọn hình thức xử lý dịch vụ công phù hợp nhất, từng bước tiến tới xác định Internet sẽ là kênh cung cấp dịch vụ chính cho công dân.

Năm là, Nhà nước và doanh nghiệp cùng vào cuộc: hỗ trợ đào tạo, nâng cao kỹ năng, trình độ sử dụng máy tính, internet cho người dân; hỗ trợ máy tính; điểm truy cập Internet công cộng; Hệ thống mạng Wi-Fi miễn phí tại các khu vực đông dân cư đế người dân tiếp cận dịch vụ. Hợp tác với các doanh nghiệp như Bưu điện, ngân hàng để hỗ trợ triển khai dịch vụ công trực tuyến như chuyển trả kết quả qua Bưu điện, thanh toán phí, lệ phí trực tuyến.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin cùng chuyên mục

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Bản đồ hành chính
       Liên kết website
       Bình chọn
      Thống kê: 118.882
      Online: 94