Về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công của UBND xã Đức Đồng

 

     ỦY BAN NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

XÃ ĐỨC ĐỒNG

 

 
 
 

 

 

          Số: 04 /QĐ-UBND

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

Đức Đồng, ngày  16  tháng  01  năm 2022

 

 

QUYẾT ĐỊNH

 Về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý

 và sử dụng tài sản công của UBND xã Đức Đồng

                                       

ỦY BAN NHÂN XÃ ĐỨC ĐỒNG

 

Căn cứ Luật chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước; Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính "quy định chế độ phụ cấp tiền tàu xe cho cán bộ, nhân viên nghỉ phép năm"; Thông tư 57/2014/TT-BTC ngày 06/5/2014 sửa đổi bổ sung Thông tư 141/2011/TT-BTC; Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;

         Căn cứ Quyết định số 17/VBHN-BTC ngày 04/3/2014 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

 Căn cứ Nghị quyết 70/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh Quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị;  

Căn cứ Nghị quyết số 114/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về phân cấp quản lý tài sản công trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;

C¨n cø QuyÕt ®Þnh sè: 14388/Q§-UBND ngµy 31 th¸ng 12 n¨m 2021 cña UBND huyÖn §øc Thä vÒ viÖc giao nhiÖm vô thu - chi ng©n s¸ch n¨m 2022 cho UBND x· §øc §ång;

Căn cứ ý kiến thống nhất của Ban chấp hành Công đoàn xã Đức Đồng  và xét đề nghị của Văn phòng UB, Ban tài chính ngân sách xã.

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là “Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công của UBND xã Đức Đồng”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Văn phòng HĐND – UBND, các ban ngành đoàn thể, cán bộ, công chức, cán bộ bán chuyên trách, hợp đồng lao động, các tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Kho bạc Nhà nước huyện;

 - Phòng TC-KH huyện;

- TT Đảng ủy. TT HĐND xã;

 - Chủ tịch, PCT UBND xã;

 - Toàn thể cán bộ, công chức xã;

 - Lưu: VT .

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

                 (Đã ký)_

Trần Tình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

         ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ ĐỨC ĐỒNG

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ

( Ban hành kèm theo Quyết định số:04/QĐ-UBND, ngày 16 tháng  01 năm 2022 của

Ủy ban nhân dân xã)

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

    1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định về chế độ, định mức, chứng từ quyết toán, trình tự, thủ tục và thời gian quyết toán kinh phí từ ngân sách nhà nước, kinh phí từ tài khoản tiền gửi như: quỹ quốc phòng-an ninh; phí vệ sinh từ hoạt động thu gom, xử lý rác thải; phí hộ tịch.

    2. Đối tượng điều chỉnh: Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã giao dự toán chi hoạt động từ ngân sách nhà nước và hoạt động tài chính khác bao gồm: Văn phòng Đảng ủy, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, Mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Ban chấp hành xã đoàn, Hội chữ thập đỏ, Hội người cao tuổi,  Ban công an xã, Ban chỉ huy quân sự xã; Cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách trong các tổ chức được nêu trên, thôn trưởng, Trưởng Ban công tác mặt trận thôn.

    II. QUY ĐỊNH CHUNG CỤ THỂ

Điều 2: Tổng biên chế hành chính.

- Biên chế cán bộ, công chức quản lý hành chính theo quy định: 20 người

- Cán bộ Bán chuyên trách: 8 người

- Nhân viên hợp đồng: 03 người (02 bưu điện, 01 bảo vệ cơ quan)

Điều 3: Các chế độ phụ cấp cho CBCC (nằm ngoài quỹ lương)

TT

Chế độ phụ cấp

Số đối tượng hưởng

Định mức

Số tiền /người/tháng

Ghi chú

1

Kiểm soát thủ tục hành chính

Theo quy định

15.000đ/người /ngày

Không quá 330.000đ

 

2

Trực tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Theo quy định

200.000đ/ tháng

Không quá 200.000đ

 

3

Tiếp công dân xử lý đơn khiếu nại, tố cáo

Theo quy định

Định mức theo quy định

 

Điều 4. Đại hội, hội nghị tổng kết, tập huấn được thanh toán các khoản như sau:

a, Nội dung chi

- Tiền in ấn, mua tài liệu;

- Tiền nước uống

- Tiền khen thưởng

- Chi hỗ trợ tiền ăn, nước uống cho Đại biểu tham dự

- Tiền thuê loa máy, đàn nhạc, trang trí hội trường, chụp ảnh lưu niệm (Chi cho Đại hội).

b) Định mức chi

- Đối với Đại hội, Hội nghị tổng kết năm của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã, các ngành, đoàn thể; hội nghị sơ, tổng kết chuyên đề nhiều năm tổ chức một lần; lễ; kỷ niệm thành lập ngành nếu tổ chức thì được chi tiền ăn cho đại biểu tham dự là 100.000đ/người và tiền nước là 20.000đ/người.

- Các cuộc họp sơ kết của ngành; các cuộc họp giao ban; các cuộc họp triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của cấp trên chỉ được chi tiền nước uống cho đại biểu tham dự là 20.000đ/người/buổi.

- Đối với tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm (năm chẵn) theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thì chi cho đại biểu tham dự tiền ăn là 100.000đ/người và tiền nước là 20.000đ/người

- Đối với các cuộc học nghị quyết do Đảng tổ chức: tùy vào tình hình khả năng cân đối kinh phí được chi tiền ăn cho đảng viên không phải là cán bộ, công chức, viên chức là 60.000đ/người/ngày, cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên tham dự học nghị quyết chỉ được chi tiền nước uống theo chế độ và định mức quy định  tiền nước là 10.000đ/người/ngày.

- Khen thưởng: Căn cứ Luật thi đua khen thưởng; Nghị định 91/2017 và Nghị định 38/2019: Khen thưởng tổng kết năm; Khen thưởng tổng kết nhiệm kỳ của các đoàn thể; Khen thưởng sơ, tổng kết chuyên đề từ 02 năm trở lên theo sự chỉ đạo của trên; Khen thưởng đột xuất do Ủy ban nhân dân xã phát động theo từng đợt thi đua.

- Kinh phí thù lao cho báo cáo viên, giảng viên cấp xã, báo cáo viên báo cáo nghị quyết của Đảng, giảng kiến thức quốc phòng : Không quá 200.000đ/ngày.

- Chi cho với mức chi là 200.000đ/người/ngày.

- Kinh phí ma két (theo đơn giá tại thời điểm); nước uống tại hội nghị theo định mức, số lượng người tham dự: (30-50 người: 30.000đ/buổi, 50-100 người: 50.000đ/buổi, trên 100 người: 100.000đ/buổi).

- Kinh phí hoa tươi sử dụng cho hội nghị, đại hội và tổ chức các ngày lễ lớn, tùy vào cuộc nhưng không quá 1.000.000đ.

- Kinh phí chụp ảnh lưu niệm không quá 500.000đ/hội nghị

- Định mức chi phục vụ cho hoạt động của Hội đồng nhân dân được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 82/2017/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên để tiết kiệm kinh phí nên giới hạn một số định mức chi như sau:

+ Chi tiền nước uống cho các tổ tiếp xúc cử tri 100.000đ đến 300.000đ/lần/tổ;

+ Chi tiếp xúc cử tri của Đại biểu HĐND xã 300.000đ/người/năm, cán bộ, công chức được mời tiếp xúc cử tri tại các tổ: 50.000đ/người/cuộc,

+ Chi tiền thăm bệnh đại biểu hội đồng nhân dân nằm viện 200.000đ/người/lần và một năm không quá 02 lần; phúng điếu đại biểu HĐND đương nhiệm từ trần 500.000đ.

- Định mức cho tổ chức 1 kỳ họp HĐND cấp xã (Theo NQ 82/2017 của HĐND tỉnh:

+ Tiền ăn Đại biểu HĐND 100.000đ/người/cuộc

+ Tiền ăn cho khách mời tham dự: 70.000đ/người/cuộc

+ Tiền chủ tọa kỳ họp: 180.000đ/người

+ Thư ký kỳ họp: 150.000đ/người

+ Xây dựng, hoàn thiện các báo cáo, Nghị quyết, báo cáo thẩm tra, giám sát chuyên đề kỳ họp: không quá 200.000đ/người/văn bản.

+ Phục vụ (nếu có): 50.000đ/người.

+ Nước uống tại hội trường, ma két: theo đơn giá thực tế

- Chi hoạt động giám sát của TT HĐND và các ban:

+ Trưởng đoàn, chủ trì: 130.000đ/người/ngày

+ Thành viên đoàn: 100.000đ/người/ngày.

+Cán bộ, công chức và người phục vụ: 60.000đ/người/ngày.

- Ngoài ra đối với các buổi tập huấn, triển khai văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tùy theo tính chất công việc, thời gian mà có thể hỗ trợ hoặc không hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu tham dự.

c) Về hình thức quyết toán:

- Chi tiền ăn có 02 hình thức quyết toán:

    + Thứ nhất: Lập danh sách, số tiền cho từng đại biểu tham dự ký nhận

    + Thứ hai: Nếu đơn vị tự tổ chức nấu ăn thì lập danh sách có xác nhận của thủ trưởng và kèm theo bản kê mua thức ăn, biên nhận nhận tiền; nếu hợp đồng nấu ăn thì lập bản hợp đồng và yêu cầu người được thuê nấu ăn cung cấp hóa đơn đỏ theo từng khẩu phần ăn. Đối với tiền nước có thể lập danh sách cho ký nhận hoặc yêu cầu cơ sở bán cung cấp hóa đơn tiền nước uống.

- Các khoản thuê, mướn ( nếu có) thì phải có hợp đồng và thanh lý hợp đồng.

Điều 5. Chứng từ kế toán.

Mọi nghiệp vụ Kinh tế, Tài chính phát sinh có liên quan đến ngân sách và hoạt động Tài chính của xã đều phải lập chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ sách kế toán đều phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ chứng minh.

1. Chứng từ kế toán hợp pháp:

Là chứng từ được lập theo đúng biểu mẫu quy định. Việc ghi chép trên chứng từ phải đúng nội dung, bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh và nghiệp vụ kinh tế này phải phù hợp với các quy định của pháp luật. Có đủ chữ ký của người lập, người duyệt, người thực hiện và dấu của Ủy ban nhân dân xã, tuỳ theo quy định cụ thể của từng chứng từ.

2. Chứng từ hợp lệ:  Là chứng từ được ghi chép đầy đủ các yếu tố, các tiêu thức theo quy định và lập đúng phương pháp, trình tự quy định cho từng chứng từ. Trường hợp không có mẫu thì chứng từ viết tay có đủ các yếu tố quy định cũng được coi là hợp lệ.

3. Chứng từ kế toán không được tẩy xoá và phải có đủ các yếu tố sau:

- Tên và số hiệu của chứng từ .

- Ngày, tháng, năm lập chứng từ.

- Tên đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ.

- Tên đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ.

- Nội dung nghiệp vụ Kinh tế, Tài chính phát sinh.

- Các chỉ tiêu về số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, Tài chính ghi bằng tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền bằng số và bằng chữ.

- Họ và tên, chữ ký của người chịu trách nhiệm lập, người chịu trách nhiệm duyệt chứng từ. Đối với chứng từ do xã lập gửi ra bên ngoài thì phải có dấu của xã.

4. Đối với những khoản mua sắm vật tư, Văn phòng phẩm nếu người bán không có hoá đơn (dưới 200.000đ) thì người mua phải lập “phiếu kê mua hàng”. Phiếu kê mua hàng phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người mua, tên, số lượng hàng hoá, dịch vụ đã mua và số tiền thực tế đã trả. Phiếu kê mua hàng phải được kế toán kiểm tra, xác nhận, trình chủ tài khoản ký duyệt, sau đó mới được coi là chứng từ hợp pháp, hợp lệ và làm căn cứ ghi sổ kế toán.

Điều 6. Quy định về chế độ, định mức

1. Chi hợp đồng lao động:

- Hợp đồng nhân viên giao liên, hợp đồng nhân viên tạp vụ: định mức chi hiện tại theo hợp đồng 800.000đ/người/tháng đối với giao liên và 1.000.000đ/người/tháng đối với tạp vụ, thời gian ký hợp đồng là 01 năm, loại hình hợp đồng là hợp đồng theo vụ việc. Tùy vào tính chất công việc cụ thể theo từng thời điểm và sự phát triển kinh tế xã hội mà hai bên có sự thỏa thuận thống nhất về tiền công chi trả theo hợp đồng.

- Đối với trường hợp hợp đồng một số chức danh còn thiếu, cần thiết để phục vụ cho nhiệm vụ kinh tế xã hội của địa phương thì theo hướng dẫn của cấp trên và cân đối nguồn ngân sách của địa phương để bố trí cân đối đúng theo quy định.

2. Quy định về chi tiền điện ánh sáng, tiền nước, tiền điện thoại, văn phòng phẩm: Việc sử dụng điện, nước, điện thoại và văn phòng phẩm phải trên tinh thần tiết kiệm, không vượt tiêu chuẩn, định mức quy định. Không sử sụng của công vào mục đích của cá nhân và không gây thất thoát, lãng phí.

a) Chi tiền điện sinh hoạt.

- Việc sử dụng điện của các cá nhân, ban ngành đoàn thể phải đúng mục đích, nhu cầu và tiết kiệm. Khi ra khỏi phòng làm việc phải tắt tất cả các thiết bị điện.

- Văn phòng ủy ban, tài chính – kế toán căn cứ Hoá đơn thu tiền điện của Chi nhánh điện lực Huyện Đức Thọ làm thủ tục thanh toán tiền điện ánh sáng chung cho các ban ngành, đoàn thể, Đảng ủy xã, UB xã:

 b) Chi tiền nước uống tại cơ quan.

- (Nước khoáng) Văn phòng UBND xã chịu trách nhiệm mua để phục vụ cho người lao động trong cơ quan, phân bổ sử dụng hợp lý, tránh lãng phí và thanh toán theo hóa đơn GTGT.

- Nước uống phục vụ hội nghị (theo dự toán được duyệt trong từng cuộc của từng ban ngành) và thanh toán theo chứng từ.

c) Cước phí Internet:

- Chi trả cước phí Internet của đơn vị theo gói cước của hợp đồng, chứng từ thanh toán là hóa đơn của đơn vị viễn thông.

c) Chi phí phô tô tài liệu:

- Việc phô tô tài liệu phục vụ hội họp, tài liệu phục vụ cho công tác chuyên môn của  của HĐND-UBND-MTTQ, các ban ngành đoàn thể  phải đăng ký tập trung tại một mối, trường hợp cá nhân tự bỏ tiền ra phô tô (từ 200.000đ trở lên) phải có hóa đơn GTGT để thanh toán.

d) Chi phí văn phòng phẩm: Là các khoản chi mua giấy, bút, giấy photo tài liệu và vật tư văn phòng khác nhằm phục vụ cho hội nghị, sơ tổng kết, tập huấn và sử dụng công việc quản lý hành chính ở đơn vị. 

- Đối với khối văn phòng HĐND và UBND xã, Công an, Quân sự, Cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách có nhu cầu sử dụng văn phòng phẩm phải đăng ký với công chức tài chính và văn phòng xã;

- Đối với khối đảng, các đoàn thể phải giao cho một cán bộ trong khối chịu trách nhiệm mua, quyết toán và cung cấp cho khối mình (Trong kinh phí hoạt động được phân bổ của các ngành).

- Việc mua văn phòng phẩm để dùng trong cơ quan, đơn vị, tổ chức hội nghị, tập huấn có hai hình thức quyết toán như sau:

    + Đối với những khoản mua văn phòng phẩm với số lượng nhỏ (dưới 200.000đ) để dùng trong cơ quan thì cá nhân tự mua sau đó quyết toán với Ban tài chính.

    + Đối với những khoản mua văn phòng phẩm với số lượng lớn để tập huấn, hội nghị… thì có thể đăng ký mua tập trung tại một chỗ để phục vụ hội họp sau đó làm thủ tục thanh toán với đơn vị cung cấp quan ban tài chính (theo hóa đơn thực tế).

- Thời gian quyết toán: Sau khi tổ chức các cuộc hội nghị phải tập trung làm thủ tục thanh toán kịp thời từng khoản chi văn phòng phẩm cụ thể, tránh tình trạng kéo dài hồ sơ lẫn lộn Ban tài chính sẽ không chịu trách nhiệm thanh toán.

      3. Quy định chế độ tiếp khách và công tác phí:

a) Chế độ tiếp khách:

Căn cứ Thông tư số 11/2021/VBHN-BTC ngµy 29 th¸ng 10 n¨m 2021 Quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước

- Việc sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước phải đảm bảo trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí. Không sử dụng ngân sách nhà nước để mua quà tặng đối với các đoàn khách đến làm việc. Mọi khoản tiếp khách phải đúng chế độ, đối tượng, tiêu chuẩn và định mức quy định. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức tiếp khách phải trực tiếp chịu trách nhiệm nếu để xảy ra việc chi sai chế độ quy định. Mọi khoản chi tiếp khách phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ( Chủ tài khoản) phê duyệt.

- Mức chi tiếp khách: Khách đến làm việc được chi tiền nước uống không quá 20.000đ/người/ngày.

- Các đối tượng và định mức chi mời cơm:

+ Đoàn cán bộ lão thành Cách mạng; đoàn Mẹ Việt Nam Anh Hùng; đoàn lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các ngành, đoàn thể Trung ương: mức chi không quá 200.000đ/người/ngày.

+ Các nhà đầu tư đến thăm và làm việc, các mạnh thường quân đến hỗ trợ xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, tặng quà hộ nghèo, tài trợ làm cầu, đường: mức chi không quá 100.000đ/người/ngày. Chi quà tặng là đặc sản địa phương phát sinh thực tế (nếu có) không quá 400.000đ/đoàn khách.

b) Chế độ công tác phí và làm ngoài giờ hành chính

1. Phạm vi, đối tượng được hưởng chế độ công tác phí

Cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật trong các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền cử đi công tác trong nước.

2. Các điều kiện để được thanh toán công tác phí

- Được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị  cử đi công tác;

- Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao;

- Có đủ các chứng từ để thanh toán theo quy định .

3. Những trường hợp sau đây không được thanh toán công tác phí:

- Thời gian điều trị, điều dưỡng tại cơ sở y tế, nhà điều dưỡng, dưỡng sức;

- Những ngày học ở trường, lớp đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn đã được hưởng chế độ đối với cán bộ đi học;

- Những ngày làm việc riêng trong thời gian đi công tác;

- Những ngày được giao nhiệm vụ thường trú hoặc biệt phái tại một địa phương hoặc cơ quan khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

4. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải xem xét, cân nhắc khi cử người đi công tác (về số lượng người và thời gian đi công tác) bảo đảm hiệu quả công tác, sử dụng kinh phí tiết kiệm và trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền giao.

5. Thanh toán tiền tàu xe đi và về từ cơ quan đến nơi công tác

Trường hợp người đi công tác sử dụng xe ô tô cơ quan, phương tiện do cơ quan thuê hoặc cơ quan bố trí thì người đi công tác không được thanh toán tiền tàu xe.

6. Thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác:

- Đối với cán bộ lãnh đạo có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô đưa đi công tác theo quy định, nhưng cơ quan không bố trí được xe ô tô cho người đi công tác mà người đi công tác phải tự túc phương tiện khi đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 15 km trở lên thì được cơ quan thanh toán tiền khoán tự túc phương tiện khi đi công tác theo giá thực tế .

- Đối với các đối tượng cán bộ không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác cách trụ sở cơ quan trên 40 km ( ngoại huyện) trở lên mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán tiền tự túc phương tiện: 100.000đ/2 lượt (cả đi và về).

7. Phụ cấp lưu trú:

- Phụ cấp lưu trú là khoản tiền do cơ quan, đơn vị chi trả cho người đi công tác phải nghỉ lại nơi đến công tác để hỗ trợ tiền ăn và chi tiêu sinh hoạt cho người đi công tác, được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi trở về cơ quan, đơn vị (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác);

  + Mức phụ cấp lưu trú để trả cho người đi công tác :  150.000 ->300.000 đồng/người/ngày.

  + Trường hợp đi công tác trong ngày (đi về trong ngày) mức chi phụ cấp lưu trú: 100.000 đồng đến 200.000đ/ngày.

8. Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác:

* Người được cơ quan, đơn vị cử đi công tác được thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ theo phương thức thanh toán khoán theo các mức như sau:

- Đi công tác ở quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh:

   Mức tối đa không quá: 350.000 đồng/ngày/người;

- Đi công tác tại huyện thuộc các thành phố trực thuộc Trung Uơng, tại các thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh:

  Mức tối đa không quá: 250.000 đồng/ngày/người;

- Đi công tác tại các vùng còn lại:

  + Tại các vùng còn lại trong tỉnh: (theo hóa đơn, nhưng không quá 200.000 đồng/ngày/người;

- Trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới thì được thanh toán theo mức thuê phòng tối đa không quá 400.000 đồng/ngày/phòng.

- Chứng từ làm căn cứ thanh toán khoán tiền thuê chỗ nghỉ gồm: Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được Chủ tịch UBND huyện duyệt số lượng ngày và người cử đi công tác; giấy đi đường có ký duyệt đóng dấu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi công tác và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi cán bộ đến công tác ( Hoặc khách sạn, nhà khách nơi lưu trú và hoá đơn hợp pháp(trong trường hợp thanh toán theo giá thuê phòng thực tế).

9. Trường hợp đi công tác theo đoàn công tác liên ngành, liên cơ quan

- Nếu tổ chức đi theo đoàn tập trung thì cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác chịu trách nhiệm chi tiền tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có) cho người đi công tác trong đoàn; nếu không đi tập trung theo đoàn mà người đi công tác tự đi đến nơi công tác thì cơ quan, đơn vị cử người đi công tác thanh toán tiền tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có) cho người đi công tác;

- Cơ quan, đơn vị cử người đi công tác có trách nhiệm thanh toán tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở cho người thuộc cơ quan mình cử đi công tác.

- Chứng từ làm căn cứ thanh toán: Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được Chủ tịch UBND huyện duyệt số lượng ngày và người cử đi công tác; giấy đi đường có ký duyệt đóng dấu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi công tác và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi cán bộ đến công tác ( Hoặc khách sạn, nhà khách nơi lưu trú và hoá đơn hợp pháp(trong trường hợp thanh toán theo giá thuê phòng thực tế); Công văn trưng tập ( Thư mời, công văn mời) cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị khác đi công tác trong đó ghi rõ trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí cho chuyến đi công tác của mỗi cơ quan, đơn vị.

- Sau khi được cử đi công tác trong thời hạn 01 tháng phải quyết toán với Ban tài chính.

- Đối với các trường hợp đi tập huấn ngắn hạn, dài hạn với thời gian từ 15 ngày trở lên; các trường hợp được cử đi học các lớp sơ cấp chính trị; trung cấp chính trị thì được hỗ trợ một phần kinh phí. Đối với các lớp tập huấn ngoài tỉnh có xe đưa rước và được sắp xếp ăn nghỉ thì không được tính công tác phí.

- Chi hỗ trợ tiền xăng 100.000đ/người/tháng đối với  cấp ủy và Thường trực Đảng ủy phụ trách chi bộ thôn.

- Do tính chất công việc lãnh đạo cơ quan có thể phân công cán bộ, công chức làm thêm giờ thì định mức chi như sau:

Tiền lương làm thêm giờ = tiền lương giờ x 200% x số giờ làm thực tế làm thêm

                                        (Tiền lương + phụ cấp) 1 tháng

Tiền lương giờ      =          22 ngày x 8 giờ   (176 giờ)

10. Thanh toán khoán tiền công tác phí hàng tháng là Cán bộ, công chức:

- Mức thanh toán: 300.000đ/người/1 tháng và được thanh toán hàng tháng cùng với việc trả lương hoặc trả theo quý, theo năm,

- Trường hợp một số chức danh đi công tác thường xuyên trên 15 ngày/tháng (như VP, kế toán giao dịch và một số chức danh phải thường xuyên đi công tác khác) thì được thanh toán 500.000đ/người/tháng (tùy vào nguồn ngân sách địa phương).

4. Quy định chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và công tác xã hội

- Cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách có quyết định cử đi học của cơ quan có thẩm quyền thì được chi hỗ trợ các khoản như sau: Chi hỗ trợ một phần tiền học phí (nếu có), tiền tài liệu không quá 400.000đ/người/năm.

- Chi thăm bệnh gia đình chính sách gồm: thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ (cha, mẹ, vợ, chồng) là 200.000đ/người/lần, một năm không quá 02 lần;

- Chi đám tang đối tượng chính sách, thân nhân gia liệt sĩ 500.000đ/đám; chi lễ tang cho đối tượng TB hạng nặng: 1.500.000đ/người; chi lễ tang cho các đối tượng còn lại nằm trong tiêu chuẩn phải tổ chức lễ tang thì mức chi như đối tượng chính sách (500.000đ/đám).

- Chi tặng bàn giao nhà tình thương cho hộ nghèo, cận nghèo với mức chi không quá 200.000đ; nhà tình nghĩa không quá 300.000đ.

- Chi cúng lệ kỳ hàng năm hoặc tổ chức lễ của các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng là 200.000đ/lần. Riêng đối với các buổi lễ lớn mang tính chất long trọng thì chi mua lẳng hoa với số tiền không quá 300.000đ.

- Chi hỗ trợ đột xuất cho cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách (Đoàn viên công đoàn) gặp tai nạn, thiên tai, bệnh nan y và có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế thì được hỗ trợ 1.000.000đ/người, một năm không quá 02 lần.

- Chi quà lễ tết (nguyên đán) cho cán bộ đoàn viên công đoàn xã từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ (Tùy vào điều kiện ngân sách của địa phương)

- Chi quà cho tết cho CB thôn xóm không quá 500.000đ/người

- Chi hỗ trợ các hoạt động các đơn vị thôn xóm (tùy vào điều kiện ngân sách và nội dung cần thiết hỗ trợ để thực hiện các nhiệm vụ của địa phương)

5. Quy định mức chi kinh phí cho công tác quốc phòng-an ninh

- Chi hỗ trợ cho công tác huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ gồm: Chi hỗ trợ tiền công huấn luyện, tiền ăn cho lực lượng và trợ cấp ngày công lao động theo quy định hiện hành (tiền công: 0.08*1490000 = 119.000đ/ngày công, tiền ăn, tiền nước: 63.000đ/người/ngày) .

- Chi hỗ trợ họp mặt kỷ niệm ngày truyền thống dân quân tự vệ với mức chi: hỗ trợ tiền ăn 100.000đ/người/ngày.

- Chi hỗ trợ cho công tác tuyển quân như: Hỗ trợ cho công tác khám sức khỏe, xét duyệt chính trị, tổ chức hội trại, tổ chức lễ tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ, chi hỗ trợ cho thanh niên lên đường nhập ngũ với mức chi:

+ Hỗ trợ cho khám sức khỏe 50.000đ/người,

+ Chi hỗ trợ cho thành viên hội đồng Nghĩa vụ quân sự: 100.000đ/người,

+ Hỗ trợ tiền nước uống cho ngày hội Đại đoàn kết 200.000đ đến 300.000đ/thôn,

+ Hỗ trợ tổ chức lễ tiễn chân thanh niên lên đường nhập ngũ 50.000đ/người,

+ Chi hỗ trợ cho thanh niên lên đường nhập ngũ không quá 1.000.000đ/thanh niên.

- Chi thuốc men, thăm hỏi cán bộ, chiến sĩ dân quân, công an, dân phòng và nhân dân bệnh, bị thương, hy sinh được phân công làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã.

- Chi hỗ trợ tiền xăng, tiền bồi dưỡng cho lực lượng công an, quân sự trực bảo vệ các ngày lễ, tết, tuần tra vũ trang, mật phục. Với mức chi tiền xăng là 0,5lít/xe/ca tuần tra và 100.000đ/người/ca tuần tra.

- Chi tuyên truyền vận động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc như: tổ chức ngày hội quốc phòng toàn dân, tổ chức ngày hội phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.

- Chi cho lực lượng dân quân như: mua sắm trang phục, công cụ hỗ trợ, mua sắm các dụng cụ cần thiết phục vụ cho sinh hoạt đảm bảo trực bảo vệ an ninh trật tự.

=> Các khoản định mức chi nêu trên sẽ căn cứ vào nguồn thu và nguồn tiết kiệm chi để cân đối thực hiện.

6. Quy định về mua sắm Tài sản cố định, thuê mướn, sửa chữa thường xuyên và xây dựng cơ bản, sữa chữa lớn

a) Việc sử dụng và quản lý tài sản:

Các bộ phận, ban ngành, cá nhân được giao sử dụng phải thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật nhất là máy tính, máy in, phải tắt nguồn điệnvào máy khi không sử dụng, chỉ sử dụng máy móc thiết bị, sử dụng mạng để phục vụ cho công việc chuyên môn tìm hiểu thông tin liên quan đến công việc, tuyệt đối không được sử dụng để chơi trò chơi hay xem phim...

Khi có sự cố phải báo cho bộ phận phụ trách công nghệ hoặc văn phòng để kiểm tra, xử lý.

Đối với các tài sản khác: Giao cho bộ phận cán bộ, công chức nào thì bộ phận đó, cán bộ công chức đó phải chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng, nếu không sử dụng được nữa phải báo cho bộ phận văn phòng UBND xã để có biện pháp xử lý, nếu làm mất mát hoặc hư hỏng do chủ quan thì cá nhân đó phải chịu trách nhiệm sửa chữa, bồi hoàn.

Đối với tài sản tại hội trường và phòng họp giao bộ phận văn phòng quản lý, riêng hệ thống loa máy, âm ly, thiết bị truyền thanh giao công chức văn hóa, cán bộ truyền thanh trực tiếp quản lý.

 b, Mua sắm tài sản cố định:

- Căn cứ thông tư số 58/2016/TT-BTC, ngày 29/03/2016 của Bộ tài chính

- Việc mua sắm tài sản cố định phải căn cứ vào nhu cầu, tiêu chuẩn, định mức và sự cần thiết phải trang bị thêm hoặc bổ sung các loại tài sản cố định phục vụ cho công việc của cơ quan, cũng như cán bộ, công chức trên tinh thần tiết kiệm, không lãng phí. Các ngành có nhu cầu mua sắm tài sản mới phải xin ý kiến và được sự đồng ý phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân mới được mua.

- Kinh phí mua sắm tài sản phục vụ chung cho tất cả các khối Đảng, Nhà nước, các đoàn thể thì được chi từ ngân sách nhà nước. Kinh phí mua sắm tài sản phục vụ cho công tác của ngành thì được trích trong kinh phí khoán của từng ngành.

c) Thuê mướn và sửa chữa thường xuyên:

- Đối với các khoản chi thuê, mướn: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc công việc thường xuyên của ngành có nhu cầu thuê mướn như: Thuê vận chuyển, thuê sửa chữa, thuê nạo vét cống rãnh thì phải lập hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn hoặc biên nhận. Hợp đồng phải nêu rõ nội dung, phạm vi và số tiền. Ví dụ như hợp đồng vận chuyển thì ghi rõ nội dung vận chuyển, tuyến đường đi và về bao nhiêu km, số tiền là bao nhiêu...

- Đối với các khoản thuê mướn hoặc sửa chữa thường xuyên với số tiền dưới 200.000đồng thì không cần phải lập hợp đồng mà chỉ cần hóa đơn hoặc biên nhận nhận tiền.

- Đối với sửa chữa thường xuyên thì trước khi sửa chữa phải báo cáo với lãnh đạo cơ quan.

d) Xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn

- Xây dựng cơ bản: Khi đầu tư xây dựng cơ bản phải lập hồ sơ đúng quy trình về đầu tư xây dựng cơ bản như:

+ Báo cáo kinh tế kỹ thuật, thẩm định khối lượng của Phòng Kinh tế-Hạ tầng và Phòng Tài chính-Kế hoạch,

+ Quyết định đầu tư (nếu có),

+ Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật,

+ Quyết định chỉ định thầu (đối với các công trình không phải đấu thầu),

+ Quyết định thành lập ban quản lý công trình,

+ Biên bản thương thảo hợp đồng (nếu có), Hợp đồng,

+ Biên bản nghiệm thu, Hóa đơn, báo cáo khối lượng hoàn thành,

+ Sổ nhật ký công trình (nếu có) và các chứng từ khác theo quy định.

- Sau khi nghiệm thu quyết toán công trình đưa vào sử dụng thì phải làm báo cáo quyết toán công trình với Phòng Tài chính-Kế hoạch và Kho bạc Nhà nước.

- Đối với các khoản sửa chữa lớn quy trình thực hiện giống như đầu tư xây dựng cơ bản.

7. Chi hỗ trợ cho hoạt động giáo dục, y tế và thu thuế

a) Chi hỗ trợ giáo dục.

Là các khoản chi hỗ trợ sơ, tổng kết của các trường (nếu có); tổ chức kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, lễ khai giảng.

b) Chi hỗ trợ y tế

Là các khoản chi hỗ trợ cho hoạt động trong lĩnh vực y tế, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, hỗ trợ cho hoạt động phòng chống dịch bệnh (Ngày lễ, chiến dịch CSSK cho nhân dân) Nếu có.

c) Chi hỗ trợ thu thuế

Là các khoản chi phục vụ cho công tác khai thác nguồn thu, chống thất thu thuế, chi cho hội đồng tư vấn thuế.

8. Chi cho các hoạt động phúc lợi trong cơ quan (UB và Công đoàn).

Căn cứ số kinh phí hành chính tiết kiệm trong năm được sử dụng chi cho các hoạt động phúc lợi của cơ quan, cụ thể như sau:

1. Chi cho CBCC vào các ngày Lễ, Tết và các ngày kỷ niệm trong năm như: (tết dương lịch, tết âm lịch, 30/4, 01/5, 10/3 (ÂL), 02/9...) mức chi cụ thể do Chủ tịch UBND xã quyết định: 200.000 đến 500.000đ/người.

Tết nguyên đán: CBCC 1.000.000đ -> 2.000.000đ/người

CB thôn xóm: 500.000đ->1.000.000đ/người

CB hưu xã, lãnh đạo qua các thời kỳ: 200.000đ- 300.000đ/người

Cán bộ chi hội trưởng, chi đoàn: 100.000đ – 200.000đ/người

-> Nguồn kinh phí căn cứ vào nguồn ngân sách của địa phương.

  2. Chi mừng cưới CBCC cơ quan: 1.000.000đ/người (một triệu đồng) giao cho Văn phòng thực hiện mua quà tặng bằng hiện vật.

          3. Chi thăm hỏi, phúng điếu:

          a. Cha mẹ của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con của CBCC, bản thân CBCC, cán bộ hợp đồng trong cơ quan khi qua đời, mức chi như sau:

- 01 Vòng hoa + hương + 1.000.000đ

          b. Đối với các đối tượng khác:

- Hương + bánh + 200.000đ

          c. Chi thăm hỏi khi ốm đau phải nằm viện gồm: Bản thân công chức, người lao động, vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ của vợ hoặc chồng, con đẻ của cán bộ trong cơ quan mức chi là 500.000đồng/người/lần thăm.

d. Chi trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả những trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi hỗ trợ thêm cho người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giảm biên chế:

- Cán bộ, công chức có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, có Tờ trình của BCH Công đoàn và Thủ trưởng đơn vị duyệt, được chi trợ cấp từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nhưng không quá 02 lần/năm.

- Cán bộ, công chức khi nghỉ hưu, nghỉ mất sức được hỗ trợ món quà trị giá 2.000.000 đồng/người do Chủ tịch UBND xã thực hiện.

- Các trường hợp khó khăn đột xuất, đặc biệt (tai nạn, hoạn nạn...) có xác nhận và đề nghị của BCH Công đoàn thì được cơ quan trợ cấp với mức trợ cấp do thủ trưởng đơn vị quyết định.

- Chi hỗ trợ thêm cho người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giảm biên chế, mức chi do Thủ trưởng đơn vị quyết định.

9. Quy định về tạm ứng và thanh toán tạm ứng:

a) Quy định tạm ứng:

- Việc tạm ứng ngân sách của các ngành để chi hoạt động, mua sắm phải thực hiện đúng quy trình: phải lập bảng dự trù kinh phí, giấy đề nghị tạm ứng gửi tại Ban tài chính xã (qua kế toán ngân sách) thẩm tra nội dụng tạm ứng, sau đó trình chủ tài khoản phê duyệt và nhận tiền tại thủ quỹ. Trường hợp đột xuất phải tạm ứng tiền ngân sách để chi cho hoạt động mà kế toán không có tại cơ quan thì tổ chức, cá nhân lập bảng dự trù kinh phí (đối với các khoản chi từ 1.000.000đ trở lên) và đề nghị tạm ứng gửi chủ tài khoản phê duyệt; trường hợp không có chủ tài khoản tại cơ quan thì kế toán kiểm tra nội dung sau đó xin ý kiến bằng điện thoại để chủ tài khoản quyết định. Thủ quỹ không được cho tạm ứng khi chưa có chữ ký phê duyệt hoặc sự chỉ đạo của chủ tài khoản.

- Các ngành tạm ứng phải chủ động về mặt thời gian để đề nghị xin tạm ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho Ban tài chính điều hành ngân sách. Đối với những khoản tạm ứng với số tiền từ 5 triệu đồng trở xuống phải gửi Ban tài chính trước 05 ngày (trừ trường hợp đột xuất), tạm ứng số tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng phải gửi Ban tài chính trước 07 ngày, tạm ứng từ 10 triệu đồng trở lên phải gửi Ban tài chính trước 10 ngày, để Ban tài chính có kế hoạch tạm ứng từ Kho bạc.

b) Thanh toán tạm ứng:

- Tạm ứng chi thường xuyên: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tạm ứng hoặc kể từ ngày kết thúc nội dung công việc các ngành phải lập chứng từ quyết toán với Ban tài chính.

- Đối với kinh phí huấn luyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày huấn luyện xong.

- Việc quyết toán, thanh toán tiền tạm ứng phải đúng với nội dung và số tiền trong bảng lập dự trù kinh phí và số tiền tạm ứng mà chủ tài khoản đã phê duyệt, các khoản chi phát sinh hoặc chuyển các nội dung chi từ khoản này sang khoản khác phải xin ý kiến và được sự đồng ý của chủ tài khoản.

- Khi quyết toán, thanh toán tiền tạm ứng phải kèm theo bảng dự trù kinh phí đã được chủ tài khoản phê duyệt.

- Những trường hợp vi phạm về thời gian thanh toán tạm ứng 03 lần trở lên làm ảnh hưởng đến điều hành ngân sách, Ủy ban nhân dân xã sẽ có thông báo từ chối tạm ứng đối với tổ chức, cá nhân đó.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan Ủy ban nhân dân xã được xây dựng và thảo luận dân chủ, công khai cho cán bộ, công chức, ban chuyên trách, người lao động, trong quá trình thực hiện phải thực hiện đúng quy định trong quy chế. Đồng thời Quy chế là cơ sở pháp lý để thực hiện giao dịch với kho bạc. Công chức Tài chính-Kế toán căn cứ vào quy chế này và các quy định có liên quan để kiểm soát việc thanh quyết toán đối với các tổ chức, cá nhân có thụ hưởng từ ngân sách nhà nước. Trường hợp quyết toán sai với nội dung quy chế này phải từ chối thanh toán, đảm bảo cho việc thực hiện quy chế một cách nghiêm túc, chặt chẽ, tiết kiệm ngân sách nhà nước và đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo có liên quan.

Các ban ngành căn cứ vào Quy chế này xây dựng quy định cụ thể về chỉ tiêu, quản lý các nội dung thuộc phạm vi mình thực hiện để triển khai có hiệu quả.

Giao văn phòng HĐND, UBND xã phối hợp với các ban ngành đoàn thể phối hợp kiểm tra thực hiện quy chế này.

Mọi trường hợp vi phạm quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị nhắc nhở, phê bình, kiểm điểm theo quy định pháp luật hiện hành.

Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc hoặc thay đổi về chế độ chính sách các bộ phận báo cáo về văn phòng để kịp thời bổ sung vào quy chế để thực hiện có hiệu quả.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

 

 

CHỦ TỊCH

 

Trần Tình

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
 Liên kết website
 Bình chọn
Thống kê: 130.540
Online: 74