Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực khẳng định, qua kết quả 1 năm thực hiện cho thấy, chủ trương thành lập BCĐ cấp tỉnh là đúng đắn, cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điều hành hội nghị (Ảnh: Đăng Khoa).

Sáng 19/6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) và các đồng chí Thường trực BCĐ Trung ương chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 1 năm hoạt động của BCĐ PCTNTC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hội nghị có sự tham dự trực tiếp của hơn 300 đại biểu và 2.200 đại biểu dự trực tuyến tại các điểm cầu địa phương.

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng - Trưởng BCĐ về PCTNTC tỉnh Hà Tĩnh và Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Nguyễn Đình Hải tham dự tại điểm cầu Hà Nội.

Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Hà Văn Trọng và Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Nhật Tân, Đại tá Nguyễn Hồng Phong - Giám đốc Công an tỉnh cùng dự.

Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại biểu dự hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Tạo chuyển biến trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương

Sau 1 năm thành lập và đi vào hoạt động, nhìn chung, BCĐ cấp tỉnh đã triển khai tương đối toàn diện các mặt công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần tạo chuyển biến trong công tác PCTNTC ở địa phương.

Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Trưởng BCĐ về PCTNTC tỉnh tham dự hội nghị. Ảnh: Phương Hoa

BCĐ các tỉnh đã chỉ đạo phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTNTC; chủ động tham mưu, ban hành 2.196 văn bản để tổ chức thực hiện ở địa phương.

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương Võ Văn Dũng báo cáo sơ kết 1 năm hoạt động của BCĐ PCTNTC cấp tỉnh. (Ảnh: nhandan.vn).

Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra; tập trung kiểm tra, xử lý các tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm; thanh tra các lĩnh vực, địa bàn dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; nhất là tập trung chỉ đạo thanh tra, kiểm tra chuyên đề theo chỉ đạo của BCĐ Trung ương. Từ tháng 6/2022 đến nay, các địa phương đã chuyển 286 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra, tăng gần gấp 3 lần so với thời điểm 1 năm trước khi thành lập BCĐ cấp tỉnh.

Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ Hà Văn Trọng và Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.

Nhiều BCĐ cấp tỉnh đã khẩn trương ban hành chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát; trực tiếp tiến hành 147 cuộc kiểm tra, giám sát. Sau 1 năm hoạt động, BCĐ, cơ quan Thường trực của BCĐ cấp tỉnh đã tiếp nhận, xử lý 2.340 đơn, thư; chuyển cơ quan chức năng giải quyết 616 đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về tham nhũng, tiêu cực.

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Đặc biệt, 1 năm qua, BCĐ cấp tỉnh đã tập trung chỉ đạo, rà soát, quyết định đưa 444 vụ án/156 vụ việc vào diện theo dõi, chỉ đạo; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Các địa phương đã khởi tố mới 530 vụ án/1.858 bị can phạm tội tham nhũng; có 1.132 bị can là cán bộ, đảng viên bị khởi tố.

Nhiều BCĐ cấp tỉnh quan tâm chỉ đạo, tổ chức đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTNTC; chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ động phối hợp cung cấp thông tin, công khai kết quả xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực...

BCĐ, Thường trực, các thành viên và cơ quan Thường trực của BCĐ cấp tỉnh đã bám sát chức năng, nhiệm vụ, phát huy vai trò, trách nhiệm trong tham mưu, chỉ đạo công tác PCTNTC...

Tại Hà Tĩnh, công tác PCTNTC luôn được Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Ban Chỉ đạo PCTNTC tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đạt kết quả tích cực trên cả hai mặt “xây” và “chống”.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Ban Chỉ đạo PCTNTC đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo luôn bám sát tư tưởng, chỉ đạo, các kết luận của Tổng Bí thư và căn cứ vào thực tế của Hà Tĩnh để cụ thể hoá phù hợp; sớm thành lập, đi vào hoạt động và kiện toàn tổ chức bộ máy của BCĐ; thường xuyên quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ 8 nhóm nhiệm vụ chủ yếu của BCĐ, từng bước nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của BCĐ và của cơ quan chức năng PCTNTC ở địa phương...

Để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của BCĐ cấp tỉnh, thời gian tới, cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho cán bộ, công chức cơ quan Thường trực BCĐ tỉnh và các cơ quan liên quan về PCTNTC; Trung ương sớm có hướng dẫn, nội dung, cách làm cho Ban Nội chính Tỉnh uỷ trong thực hiện kiểm tra, giám sát các cuộc thanh tra về KT-XH; sớm hướng dẫn cho địa phương việc giải quyết vụ việc, vụ án để giải quyết dứt điểm...

Đại biểu tỉnh Cà Mau tham luận tại hội nghị. (Ảnh chụp màn hình).

Tại hội nghị, đại biểu các tỉnh thành cũng đã thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm và đề cập các phương hướng, giải pháp trong thời gian tới.

Theo đó, chỉ đạo đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTNTC; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực ở địa phương; phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của HĐND, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, báo chí và Nhân dân trong công tác đấu tranh PCTNTC...

Tránh phô trương, hình thức trong hoạt động của BCĐ cấp tỉnh

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về PCTNTC khẳng định, qua kết quả 1 năm thực hiện cho thấy, chủ trương thành lập BCĐ cấp tỉnh là đúng đắn, cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Tổng Bí thư đề nghị, cần quán triệt nhận thức sâu sắc về vị trí, ý nghĩa, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BCĐ cấp tỉnh; hoạt động khoa học, chặt chẽ, bài bản nền nếp, có kết quả cụ thể, rõ ràng, tránh phô trương, hình thức.

ổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo hội nghị (Ảnh chụp màn hình).

Tiếp tục chỉ đạo, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cấp uỷ đảng; xây dựng văn hoá liêm chính của cán bộ đảng viên, chỉ đạo khắc phục tư tưởng sợ sai, né tránh, làm việc cầm chừng; làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Các cấp ủy, tổ chức đảng phải có tính chiến đấu cao, phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng tiêu cực.

Tập trung chỉ đạo phát hiện, xử lý dứt điểm những điểm nghẽn, vấn đề bức xúc dư luận xã hội quan tâm; tạo chuyển biến trong công tác PCTNTC ở địa phương, cơ sở; làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm từ sớm, từ xa; tập trung vào lĩnh vực dễ tham nhũng, tiêu cực. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm, cần kết hợp giữa kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính với xử lý hình sự, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy hơn nữa vai trò của cơ quan đại biểu dân cử, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan truyền thông, sự đồng tình ủng hộ của Nhân dân trong công tác PCTNTC; tăng cường hiệu lực, hiệu quả giám sát của HĐND các cấp, vai trò giám sát phản biện của MTTQ tỉnh; chú trọng giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện, nêu gương của người đứng đầu, cán bộ, đảng viên trong PCTNTC.

Tham mưu chỉ đạo, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả của cơ quan Thường trực BCĐ cấp tỉnh; nâng cao năng lực của BCĐ cấp tỉnh; Ban Nội chính Tỉnh ủy, thành ủy phải chủ động sáng tạo quyết liệt, đổi mới cách làm, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng; chú trọng tham mưu nghiên cứu những vấn đề lớn, dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả PCTNTC ở địa phương...

Theo BHT


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 130.185
    Online: 76