Đảm bảo an toàn hành lang lưới điện – Trách nhiệm không của riêng ai

Với nhiều vi phạm có tính chất, mức độ khác nhau, hành lang an toàn lưới điện (HLATLĐ) tại địa phương đã và đang bị đe dọa. Chính vì vậy, bên cạnh những nỗ lực của ngành Điện trong việc nâng cao hiệu quả công tác vận hành an toàn, liên tục, khắc phục nhanh các sự cố; rất cần sự chung tay, đồng hành của các tổ chức và mọi tầng lớp nhân dân chấp hành nghiêm mọi quy định pháp luật về ATLĐ, bởi đây là trách nhiệm không của riêng ai.

Hiện nay đang vào thời điểm mùa khô gió lớn tình trạng người dân thả diều trên địa bàn huyện ngày càng gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn điện chết người, ảnh hưởng đến việc cung cấp điện và gây nên nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản của xã hội và của nhân dân. Vừa qua trên địa bàn tỉnh và địa bàn huyện đã xẩy ra nhiều sự cố cụ thể: Ngày 25/6/2024, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, xảy ra vụ tai nạn điện trong dân làm 01 người tử vong. Nguyên nhân sơ bộ do em học sinh thả diều rơi vào Trạm biến áp, sau đó đã tự ý trèo lên trạm biến áp dùng sào bằng kim loại để gỡ diều vướng vào cầu chì của trạm biến áp, quá trình thực hiện đã bị phóng điện ngã từ sàn thao tác xuống đất gây tử vong; Ngày 21/6/2024 tại thôn Thượng Tứ xã Bùi La Nhân nhóm học sinh thả diều để diều rơi vào đường dây điện 35kV gây sự cố phóng nổ điện, làm mất điện 1/3 huyện Đức Thọ trong khoảng 30 phút; Ngày 05/7/2024 tại thôn Trung Tiến xã Lâm Trung Thuỷ người dân thả diều để dây quấn vào đường dây điện gây sự cố phóng nổ điện, làm mất điện 1/2 huyện Đức Thọ trong khoảng 02 giờ. Nhằm ngăn chặn tai nạn điện cho người, giảm sự cố lưới điện do việc thả diều gây ra trong năm 2024 và các năm tiếp theo

Những vi phạm HLATLĐ buộc ngành Điện lực phải lập biên bản, cảnh báo, xử lý và đề xuất cơ quan chức năng ra quyết định xử phạt, yêu cầu tạm dừng thi công chủ yếu là xây dựng các công trình nhà ở, san lấp mặt bằng, nâng cốt nền đường, tự ý trồng hoặc chặt tỉa cây xanh vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện; thả diều gần hành lang lưới điện; xe chở hàng quá khổ, quá tải di chuyển va quyệt vào đường dây, va chạm làm ảnh hưởng kết cấu các công trình điện...

Tình trạng lợi dụng cột điện để dán tờ rơi, biển quảng cáo; khi mưa, bão, gió, lốc gây đổ, va chạm vào đường dây điện gây sự cố điện... Cùng với đó, nạn trộm cắp tài sản, thiết bị điện tiếp tục tái diễn phức tạp.

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới việc vận hành lưới điện ổn định, an toàn, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan; song nguyên nhân bắt nguồn từ ý thức của con người là yếu tố quan trọng. Đặc biệt là ý thức của một bộ phận người dân, tổ chức về việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ HLATLĐ chưa cao; Tình trạng thả diều ảnh hưởng đến an toàn lưới điện tiếp tục tái diễn.Để đảm bảo an toàn hành lang lưới điện, UBND Huyện, điện lực Đức Thọ khuyến cáo người dân:

  • Nghiêm cấm các hoạt động thả diều gần khu vực có đường dây điện cao thế đi qua, tuyệt đối nghiêm cấm không để người dân thả diều ảnh hưởng gây mất điện (Điểm d, khoản 2, Điều 15, Nghị định 17/2022/NÐ-CP ngày 31/1/2022 của Chính phủ: Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi thả diều hoặc bất kỳ vật gì gây sự cố lưới điện; Khoản 5, Điều 15, Nghị định số 17/2022/NĐ-CP xử phạt đối với cá nhân thực hiện hành vi điều khiển thiết bị dụng cụ, phương tiện hoặc các hoạt động khác vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp, bị xử phạt theo, mức phạt từ 60-70 triệu đồng và bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả).
  • Sẽ xử lý nghiêm đối với các trường hợp người dân, thanh niên, học sinh thả diều gần đường dây điện, có biểu hiện chống đối hoặc không phối hợp khi lực lượng chức năng.
  • Trường hợp khi có diều hoặc dây diều quấn vào đường dây điện thì phải báo ngay cho Điện lực Đức Thọ (theo số điện thoại 02393638335) để kịp thời xử lý. Tuyệt đối không được tự ý leo trèo lên cột điện, dùng sào để tháo gỡ diều, dây diều hoặc dùng sức người, phương tiện để kéo dây diề
  • Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ HLATLĐ cho mọi tầng lớp nhân dân; vận động cá nhân, tổ chức không trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn với đường dây điện, trạm điện; không tự do trèo lên trạm điện, đường dây điện để bắt chim, thả diều; không xây dựng cải tạo nhà ở, công trình trong khu vực HLATLĐ cao áp, vi phạm khoảng cách an toàn của lưới điện...

Mặc dù Nghị định số 134 ban hành năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã quy định rõ mức phạt tiền trong lĩnh vực điện lực tối đa lên tới 50 triệu đồng đối với cá nhân, 100 triệu đồng đối với tổ chức, thậm chí bị xử lý hình sự đối với những hành vi vi phạm có tính chất và mức độ nghiêm trọng; song, để hạn chế, giảm thiểu tối đa các vụ vi phạm, vấn đề then chốt là sự chung tay, phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị quản lý, vận hành lưới điện với chính quyền, người dân.

Bảo đảm HLATLĐ không chỉ là nhiệm vụ quan trọng riêng của ngành Điện mà còn là nhiệm vụ, trách nhiệm chung của các địa phương và mỗi người dân, góp phần vận hành lưới điện an toàn, liên tục, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản và đóng góp tích cực cho sự phát triển KT- XH.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 130.147
    Online: 79