Đền Liên MInh thờ hoàng hậu Bạch Ngọc và các vật thể hiện vật di tích ở Đền Liên Minh đã được xây dựng trên 600 năm. Là một di tích có giá trị về lịch sử văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật cấp quốc gia

ĐỀN LIÊN MINH

 

 

 


post image

ĐỀN LIÊN MINH

ĐỀN LIÊN MINH



1. Tên di tích: Đền Liên Minh 
2. Loại công trình: Đền
3. Loại di tích: Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật 
4. Quyết định:  Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 73/ 2008/QĐ/BVHTTDL ngày 22 tháng 8 năm 2008.
5. Địa chỉ: Xã Liên Minh- Huyện Đức Thọ- Tỉnh Hà Tĩnh.
6. Tóm lược thông tin về di tích
     Đền Liên Minh thờ Hoàng Hậu Bạch Ngọc. Bà Hoàng hậu Bạch Ngọc tên thật là Trần Thị Ngọc Hào là con gái làng Tri Bản, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Thời con gái, bà là người nổi tiếng nết na xinh đẹp, có tài đối đáp. Trong một lần du sơn phía nam vùng Đỗ Gia thuộc huyện Hương Khê, vua Trần Duệ Tông gặp, cảm mến và đưa cô gái tài sắc vẹn toàn này về cung, phong cho làm Hoàng hậu, đặt hiệu là Bạch Ngọc .
    Cuối thế kỷ XIV, triều đại nhà vua gặp giai đoạn khó khăn, Hoàng hậu Bạch Ngọc cùng con gái là công chúa Huy Chân (tức Trần Thị Ngọc Hiền), cháu ngoại và gia nhân rời khỏi kinh thành Thăng Long về quê hương. Sau 50 ngày đêm thì đến Đức Thọ và bà quyết định dừng chân ở chân núi Trà, núi Cốc. Hoàng hậu Bạch Ngọc cùng đoàn tuỳ tùng đã chiêu dân lập ấp khai khẩn đất hoang, xây dựng trang trại trên cả một vùng đất rộng lớn với 45 thôn xã trang ấp được thiết lập trên địa bàn 6 tổng của 4 huyện là Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, Hương Khê.
    Năm 1425, vua Lê Lợi kéo quân vào xứ Nghệ lấy vùng Hương Sơn lập căn cứ kháng chiến và xây dựng phòng tuyến chống giặc Minh. Tướng Bùi Bị gặp và đưa Hoàng hậu Bạch Ngọc và công chúa Huy Chân về Yết kiến nhà vua. Cảm phục trước tinh thần chí khí của bà Bạch Ngọc, Lê Lợi và các tướng lĩnh nghĩa quân đã lấy trang trại của bà làm hậu cứ và lập công chúa Huy Chân làm cung phi. Trang trại của Hoàng hậu Bạch Ngọc đã thành nơi tích luỹ cung cấp quân lương và hậu cứ vững chắc cho cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của vua Lê Lợi đến ngày toàn thắng.
    Hoàng hậu Bạch Ngọc mất ngày 22 tháng 6 niên hiệu Hồng Đức. Thể theo nguyện vọng của Bà lúc sống, vua Lê Thánh Tông giao các tướng sĩ đưa thi hài của Bà về an táng tại quê nhà. Nhưng không hiểu sao trên đường về thuyền bị gió bão và nước lũ cuốn trôi, thi thể Hoàng hậu dạt vào vùng đất hai thôn Yên Mỹ, Yên Phú, nay thuộc xã Liên Minh, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn đã an táng và lập miếu thờ Hoàng hậu tại đó, rồi xây cất thành ngôi đền như ngày nay. 
Trong lịch sử địa phương, Đền đã di dời địa điểm thờ phụng 3 lần. Lần cuối cùng vào năm 1948 hợp tự về Thọ Tường cho đến ngày nay.
    Đền thờ  hoàng hậu Bạch Ngọc và các vật thể hiện vật di tích ở Đền Liên Minh đã được xây dựng trên 600 năm. Là một di tích có giá trị về lịch sử văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật cấp quốc gia. Hiện Đền Liên Minh còn lưu giữ được 7 đạo sắc được các triều đại phong tặng. Nội dung các sắc phong đều thể hiện sự quan tâm, trân trọng bảo tồn di tích Hoàng Thái Hậu Trần Thị Ngọc Hào tại Đức Thọ Hà Tĩnh và đều có ghi nhận những cống hiến xuất sắc của Bà. Để tưởng nhớ công ơn của Hoàng Thái Hậu Trần Thị Ngọc Hào dân làng trong vùng Đức Thọ đã tôn Bà là “Thành Hoàng”. Hàng năm vào ngày 22 tháng 6 âm lịch khắp nơi trong vùng kéo về dự lễ rất đông để tưởng nhớ ngày mất của Hoàng Thái Hậu


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin cùng chuyên mục

 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 154.785
    Online: 134