THÔNG TIN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT Có hiệu lực trong tháng 01/2021 (Ban hành kèm theo Công văn số: 18/HĐPBGPL ngày 31 tháng 12 năm 2020) 1. Tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình Bộ luật Lao động (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ VIII, gồm 17 Chương và 220 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021, thay thế cho Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 hiện hành (hết hiệu lực). Đáng chú ý, Bộ luật Lao động (sửa đổi) khi có hiệu lực sẽ quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Theo đó, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam, và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. Đồng thời, Bộ luật mới cũng quy định người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn... có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định về tuổi nghỉ hưu nêu trên tại thời điểm nghỉ hưu. 2. Cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ, ưu đãi đầu tư công nghệ cao, năng lượng sạch Luật Đầu tư (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ chín, gồm bảy chương, 77 điều và bốn phục lục, chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2021. Theo đó, các hoạt động bị cấm đầu tư kinh doanh và sản xuất, sử dụng gồm: Kinh doanh các chất ma túy; Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật; Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã và mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I khai thác có nguồn gốc từ tự nhiên... Đồng thời, Luật cũng nghiêm cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh như: Kinh doanh dịch vụ đòi nợ; Kinh doanh mại dâm; Kinh doanh pháo nổ; Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người. 3. Bổ sung quy định mới góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV, gồm 10 chương, 218 điều, chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2021, thay thế Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 (hết hiệu lực). Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) được đánh giá có nhiều nội dung, quy định mới nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động, như quy định về điều kiện đăng ký doanh nghiệp, rút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh từ 2021... 4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội được thông qua tại Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV, sửa đổi, bổ sung 20 trong tổng số 102 điều của Luật Tổ chức Quốc hội (QH) hiện hành. Đáng chú ý, về tiêu chuẩn của đại biểu QH, để bảo đảm tính chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tránh xảy ra vi phạm trong quá trình bầu cử đại biểu QH, Luật đã bổ sung một khoản quy định về tiêu chuẩn quốc tịch đối với đại biểu QH. Theo đó, ngoài những tiêu chuẩn chung, đại biểu QH bắt buộc chỉ có một quốc tịch Việt Nam. 5. Cùng với năm luật, bộ luật nêu trên, kể từ ngày 1-1-2021, sáu luật mới cũng chính thức có hiệu lực thi hành, gồm: Luật Xây dựng (sửa đổi); Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; Luật Chứng khoán (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 6. Không bắn pháp hoa tết năm 2021 bằng ngân sách nhà nước Đây là nội dung đáng chú ý nêu tại Chỉ thị số 44/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp đảm bảo đón tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 vui tươi, lành mạnh và an toàn, tiết kiệm. Tại Chỉ thị này Thủ tướng yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh tổ chức bắn pháo hoa trong dịp tết nguyên đán Tân Sửu đúng quy định, phù hợp điều kiện, khả năng của từng địa phương với tinh thần tiết kiệm, tuyệt đối an toàn và không dùng ngân sách Nhà nước. 7. Từ năm 2021, nằm viện trái tuyến tỉnh vẫn bị hạn chế quyền lợi BHYT. Ngày 23/12/2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Công văn 4055/BHXH-CSYT về việc thực hiện khoản 6 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Theo Công văn này, người tham gia BHYT tự đi khám chữa bệnh (KCB) tại các cơ sở KCB BHYT tuyến tỉnh theo khoản 6 Điều 22 Luật BHYT là trường hợp đi KCB không đúng tuyến nhưng được quỹ BHYT chi trả chi phí KCB nội trú theo mức hưởng như đi KCB đúng tuyến, không được hưởng chế độ không cùng chi trả chi phí KCB như quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Luật BHYT... 8. Thủ tướng ra công điện về phòng, chống dịch co-vid 19 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện hỏa tốc 1838/CĐ-TTg về việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thủ tướng nhận định tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới đang diễn ra rất nghiêm trọng. Vì thế, Việt Nam phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đã đề ra, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch, nhất là trường hợp bệnh nhân 1440 tại Vĩnh Long; Kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh, nhất là nhập cảnh trái phép qua đường mòn, lối mở, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm... 9. Chính sách với viên chức đợn vị sự nghiệp công chuyển đổi dôi dư. Tại Nghị định 150/2020/NĐ-CP được ban hành ngày 25/12/2020, Chính phủ quy định về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. Cụ thể, Điều 38 Nghị định này nêu rõ, tại thời điểm xác định giá trị mà đơn vị sự nghiệp công lập không bố trí được việc làm tại công ty cổ phầm theo phương án sử dụng lao động thì viên chức, viên chức quản lý: Hưởng chính sách tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định 143/2020/NĐ-CP ngày 10/12/2020... 10. Thương binh được nhận thêm nhiều quyền lợi từ 01/7/2021 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Ưu đãi người có công với cách mạng mới được ban hành ngày 09/12/2020. Pháp lệnh này quy định chế độ ưu đãi đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh tại Điều 24 với nhiều điểm mới so với trước đây. Cụ thể: Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh (trước đây căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh); được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh... 11. Nghiêm cấm tặng lãnh đạo quà tết dưới mọi hình thức Để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân đón mừng năm mới 2021 và vui xuân, đón Tết Nguyên đán Tân Sửu lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Chỉ thị 48-CT/TW. Tại Chỉ thị này, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, điển hình như không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; Không đi lễ chùa, lễ hội nếu không được phân công... Trên đây là các văn bản QPPL, chính sách của Trung ương có hiệu lực trong năm 2021 các Đồng chí cán bộ đảng viên tiếp cận để phục vụ cho quá trình công tác chuyên môn và tuyên truyên các chính sách pháp luật mới theo ngành, lĩnh vực phụ trách. Để tiếp cận nội dung các văn bản trên đề nghị các đồng chí truy cập vào trang thông tin pháp luật của Bộ Tư pháp: http://www.moj.gov.vn/; https://thuvienphapluat.vn/ và trang Facebook: Tư Pháp Đức Thọ.

THÔNG TIN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

Có hiệu lực trong tháng 01/2021

(Ban hành kèm theo Công văn số: 18/HĐPBGPL ngày 31 tháng 12 năm 2020)

          1. Tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình

          Bộ luật Lao động (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ VIII, gồm 17 Chương và 220 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021, thay thế cho Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 hiện hành (hết hiệu lực).

          Đáng chú ý, Bộ luật Lao động (sửa đổi) khi có hiệu lực sẽ quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

          Theo đó, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam, và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

          Đồng thời, Bộ luật mới cũng quy định người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn... có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định về tuổi nghỉ hưu nêu trên tại thời điểm nghỉ hưu.

          2. Cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ, ưu đãi đầu tư công nghệ cao, năng lượng sạch

          Luật Đầu tư (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ chín, gồm bảy chương, 77 điều và bốn phục lục, chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2021.

          Theo đó, các hoạt động bị cấm đầu tư kinh doanh và sản xuất, sử dụng gồm: Kinh doanh các chất ma túy; Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật; Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã và mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I khai thác có nguồn gốc từ tự nhiên...

Đồng thời, Luật cũng nghiêm cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh như: Kinh doanh dịch vụ đòi nợ; Kinh doanh mại dâm; Kinh doanh pháo nổ; Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

          3. Bổ sung quy định mới góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh

Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV, gồm 10 chương, 218 điều, chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2021, thay thế Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 (hết hiệu lực).

Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) được đánh giá có nhiều nội dung, quy định mới nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động, như quy định về điều kiện đăng ký doanh nghiệp, rút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh từ 2021...

          4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội

          Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội được thông qua tại Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV, sửa đổi, bổ sung 20 trong tổng số 102 điều của Luật Tổ chức Quốc hội (QH) hiện hành.

          Đáng chú ý, về tiêu chuẩn của đại biểu QH, để bảo đảm tính chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tránh xảy ra vi phạm trong quá trình bầu cử đại biểu QH, Luật đã bổ sung một khoản quy định về tiêu chuẩn quốc tịch đối với đại biểu QH. Theo đó, ngoài những tiêu chuẩn chung, đại biểu QH bắt buộc chỉ có một quốc tịch Việt Nam.

          5. Cùng với năm luật, bộ luật nêu trên, kể từ ngày 1-1-2021, sáu luật mới cũng chính thức có hiệu lực thi hành, gồm: Luật Xây dựng (sửa đổi); Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; Luật Chứng khoán (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

          6. Không bắn pháp hoa tết năm 2021 bằng ngân sách nhà nước

          Đây là nội dung đáng chú ý nêu tại Chỉ thị số 44/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp đảm bảo đón tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 vui tươi, lành mạnh và an toàn, tiết kiệm.

Tại Chỉ thị này Thủ tướng yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh tổ chức bắn pháo hoa  trong dịp tết nguyên đán Tân Sửu đúng quy định, phù hợp điều kiện, khả năng của từng địa phương với tinh thần tiết kiệm, tuyệt đối an toàn và không dùng ngân sách Nhà nước.

          7. Từ năm 2021, nằm viện trái tuyến tỉnh vẫn bị hạn chế quyền lợi BHYT.

          Ngày 23/12/2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Công văn 4055/BHXH-CSYT về việc thực hiện khoản 6 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế (BHYT).

Theo Công văn này, người tham gia BHYT tự đi khám chữa bệnh (KCB) tại các cơ sở KCB BHYT tuyến tỉnh theo khoản 6 Điều 22 Luật BHYT là trường hợp đi KCB không đúng tuyến nhưng được quỹ BHYT chi trả chi phí KCB nội trú theo mức hưởng như đi KCB đúng tuyến, không được hưởng chế độ không cùng chi trả chi phí KCB như quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Luật BHYT...

          8. Thủ tướng ra công điện về phòng, chống dịch co-vid 19

          Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện hỏa tốc 1838/CĐ-TTg về việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thủ tướng nhận định tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới đang diễn ra rất nghiêm trọng. Vì thế, Việt Nam phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đã đề ra, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch, nhất là trường hợp bệnh nhân 1440 tại Vĩnh Long; Kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh, nhất là nhập cảnh trái phép qua đường mòn, lối mở, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm...

          9. Chính sách với viên chức đợn vị sự nghiệp công chuyển đổi dôi dư.

          Tại Nghị định 150/2020/NĐ-CP được ban hành ngày 25/12/2020, Chính phủ quy định về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.

Cụ thể, Điều 38 Nghị định này nêu rõ, tại thời điểm xác định giá trị mà đơn vị sự nghiệp công lập không bố trí được việc làm tại công ty cổ phầm theo phương án sử dụng lao động thì viên chức, viên chức quản lý: Hưởng chính sách tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định 143/2020/NĐ-CP ngày 10/12/2020...

          10. Thương binh được nhận thêm nhiều quyền lợi từ 01/7/2021

          Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Ưu đãi người có công với cách mạng mới được ban hành ngày 09/12/2020.

Pháp lệnh này quy định chế độ ưu đãi đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh tại Điều 24 với nhiều điểm mới so với trước đây. Cụ thể: Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh (trước đây căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh); được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh...

          11. Nghiêm cấm tặng lãnh đạo quà tết dưới mọi hình thức

          Để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân đón mừng năm mới 2021 và vui xuân, đón Tết Nguyên đán Tân Sửu lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Chỉ thị 48-CT/TW.

Tại Chỉ thị này, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, điển hình như không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; Không đi lễ chùa, lễ hội nếu không được phân công...

Trên đây là các văn bản QPPL, chính sách của Trung ương có hiệu lực trong năm 2021 các Đồng chí cán bộ đảng viên tiếp cận để  phục vụ cho quá trình công tác chuyên môn và tuyên truyên các chính sách pháp luật mới theo ngành, lĩnh vực phụ trách. Để tiếp cận nội dung các văn bản trên đề nghị các đồng chí truy cập vào trang thông tin pháp luật của Bộ Tư pháp: http://www.moj.gov.vn/; https://thuvienphapluat.vn/ và trang Facebook: Tư Pháp Đức Thọ.

                                                                            


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 82.581
    Online: 31