UBND xã Quang Vĩnh
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
BÀI PHÁT THANH TUYÊN TRUYỀN
VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI THÁNG 01/2022
CHỦ ĐỀ: THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI
Khi xã hội càng phát triển thì vai trò ,vị thế của người phụ nữ ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên trên thực tế bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong chính những gia đình Việt nơi được coi là mái ấm của mỗi con người Việt Nam .
Hàng nghìn năm qua người Việt vẫn đau đáu với quan niệm : “Nhất nam viết hữu ,thập nữ viết vô” . Quan niệm đó là nỗi đau của hàng ngàn người có cả nam giới và nữ giới khi không sinh được con trai nối dòng .Quan niệm đó đã đặt một nửa thế giới , những người phụ nữ của chúng ta đáng lẽ được yêu thương ,được trân trọng vào vị thế yếu và cũng vì quan niệm đó đã đẩy dân số Việt Nam những năm gần đây mất cân bằng về giới tính . Phải chăng những quan niệm bất bình đẳng giới tồn tại dai dẳng mà con người ta cho rằng đó là lẽ bình thường của cuộc sống dẫn đến sự thờ ơ của một bộ phận trong xã hội .
Không có gì lạ nếu bạn nghe thấy những câu “ Đàn bà biết gì mà bàn “ hoặc “ Đàn bà chỉ biết đẻ chứ biết gì “ từ phía cánh đàn ông phủ nhận vai trò của phụ nữ trong gia đình . Vậy vai trò người phụ nữ hiện nay trong gia đình như thế nào ? Vị thế của họ trong xã hội đã được nâng cao ? Các bé gái và các bé trai có quyền lợi ngang bằng và được chăm sóc như nhau trong một gia đình ? Rất vui mừng rằng trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vai trò của người phụ nữ và sự bình đẳng giới .Phụ nữ có nhiều cơ hội để phát triển bản thân và được học tập nâng cao trình độ vị thế trong xã hội ngày càng được cải thiện và nâng cao .Đàn ông và phụ nữ đã chia sẻ công việc và tìm tiếng nói chung trong những việc trọng đại . Tuy nhiên trên thực tế chúng ta vẫn thấy sự bất bình đẳng giới trong các gia đình . Con trai được ưu tiên hơn về quyền thừa kế tài sản cũng như được tạo điều kiện hơn để phát triển sự nghiệp cũng như trong học tập . Bởi theo quan điểm truyền thống của người Việt Nam con trai kế thừa hương hỏa tổ tiên nên thừa hưởng gia sản của bố mẹ là điều đương nhiên . Con gái thành đạt thì lại về nhà chồng mất nên vẫn là đầu tư cho con trai .
Những quan niệm này cần được thay đổi bởi lẽ phụ nữ bình đẳng với nam giới không chỉ góp sức cho xã hội giàu mạnh ,văn minh mà trong gia đình còn là ngọn nguồn của hạnh phúc vì phụ nữ là trái tim của mỗi gia đình . .Gia đình hạnh phúc sẽ sản sinh và nuôi dưỡng thế hệ trẻ tốt đẹp .Bình đẳng giới là nền tảng văn hóa của con người , của gia đình .Phụ nữ được phát huy bình đẳng trong gia đình mang một ý nghĩa to lớn với sự gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa đân tộc bởi người phụ nữ là người thầy đầu tiên khi con trẻ chập chững biết đi ,chập chững hình thành ý thức . Văn hóa gia đình gia đình là nền tảng của văn hóa xã hội . Người phụ nữ làm được chức năng sàng lọc văn hóa ,giữ lại những gì đặc sắc nhất tốt đẹp nhất của truyền thống dân tộc . Muốn phụ nữ làm tôt chức năng này người phụ nữ phải được bình đẳng ,phải được tôn trọng thì mới theo được cuộc sống đổi mới và tiến bộ của thời đại . Không phải ngẫu nhiên mà phương Đông ta đề cao chữ Đức của người mẹ cũng như Nhân , Tín ,Lễ , Nghĩa đồng thời cũng truyền tụng lại rằng “ Phúc đức tại mẫu “ muốn nói mẹ để lại phúc đưc cho con cái .. Người mẹ ,người phụ nữ Việt Nam hôm nay phải được bình đẳng thì mới đạt được những chuẩn mực mang nội dung thời đại để từ đó xây dựng hạnh phúc gia đình , nuôi đậy con cái thành người có ích cho xã hội.
Hiện nay ,trong hầu hết các gia đình đa phần phụ nữ và đàn ông cùng nhau kiếm tiền để duy trì cuộc sống gia đình nhưng việc nội trợ , chăm sóc con cái và các thành viên khác trong gia đình lại đặt trên vai người phụ nữ . Số giờ làm việc của phụ nữ cao hơn rất nhiều so với nam giới . Chúng ta thường ca ngợi tính hi sinh ,chịu khó , chịu thương của người phụ nữ Việt Nam .Họ có thể hi sinh hết mình bỏ qua cả nhu cầu của cá nhân để dành cho chồng con những gì tốt đẹp nhất . Nhưng có lẽ chúng ta nên nhìn nhận lại sự hi sinh của họ và kêu gọi sự chia sẻ từ những thành viên khác trong gia đình . Vợ hay chồng đều phải có nghĩa vụ xây đắp gia đình bằng khả năng của mình .Hãy giúp đỡ người bạn đời của mình bằng những sẻ chia công việc thay vì ca ngợi sự chịu đựng hay đức hi sinh của họ . Gia đình là của tất cả các thành viên ,chúng ta đều được hưởng sự chăm sóc qua lại của các thành viên thay vì chỉ có một người chăm sóc tất cả .Tôn trọng ,yêu thương ,chia sẻ với người bạn đời đấy chính là bình đẳng giới .Các thành viên nam nữ trong gia đình có vị trí ,vai trò ngang nhau ,quyền được tạo điều kiện và cơ hội phát triển của gia đình như nhau , quyền được hưởng thụ về thành quả phát triển của gia đình và xã hội ngang nhau , được tham gia quyết định các vấn đề của bản thân và gia đình .
Bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng trong xã hội hiện đại đặc biệt là đối với các gia đình vì bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người đặc biệt là trẻ em phát triển thuận lợi , giúp các em hình thành hệ tư tưởng và nhân sinh quan biết yêu thương ,tôn trọng người khác giới góp phần giải phóng phụ nữ và phát triển kinh tế gia đình .
Trong gia đình có bình đẳng giới vợ chồng yêu thương ,tôn trọng nhau thì con cái và các thành viên khác mới được chăm sóc đầy đủ hơn thế nữa con cái mới cảm nhận được sự yên bình ,ấm áp của gia đình tạo động lực để mọi thành viên vượt qua khó khăn ,thử thách trong cuộc sống .
Trên đây là bài tuyên truyền về : Thúc đẩy bình đẳng giới
Nơi nhận:
- Truyền thanh;
- Lưu.
|
TM. UBND
CHỦ TỊCH
|
|
Nguyễn Quang Việt
|
UBND xã Quang Vĩnh
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
BÀI PHÁT THANH TUYÊN TRUYỀN
VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI THÁNG 01/2022
CHỦ ĐỀ: VAI TRÒ GIA ĐÌNH TRONG NHẬN THỨC
VÀ THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI
Đồng bào và các ban thân mến!
Bình đẳng giới là nam giới và nữ giới cùng có vị thế bình đẳng và được tôn trọng như nhau; cùng được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; cùng có cơ hội để tham gia, đóng góp và thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển. Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm sự bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực, bình đẳng cho thù lao trong công việc, bình đẳng trong việc hưởng thụ các thành quả, bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội (bình đẳng trong tiếng nói).
Ở Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và được đánh giá là một động lực và mục tiêu phát triển quốc gia. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới đã được cụ thể hóa trong Luật Bình đẳng giới do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. Bên cạnh đó, ngày 24 tháng 12 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2351/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020. Chiến lược có mục tiêu tổng quát là: “Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”.
Mặc dù vậy, việc thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam còn đứng trước không ít khó khăn, thách thức. Để thực hiện được mục tiêu này, rất cần đến sự phối hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và thực hiện bình đẳng giới là yếu tố quan trọng. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và thực hiện bình đẳng giới thuộc về tất cả các thể chế trong xã hội, trong đó gia đình đóng vai trò quan trọng. Gia đình là nơi định hình các quan hệ giới, truyền tải những chuẩn mực về giới và quyết định những cơ hội cho các thành viên gia đình. Gia đình là nơi đưa ra các quyết định cơ bản như: Số con, việc nuôi dạy con, phân bố thời gian và nguồn lực sản xuất, tiêu dùng và đầu tư cho tương lai… Thực tế cho thấy, gia đình có thể làm trầm trọng hơn định kiến giới hoặc có thể làm dịu đi sự phân biệt giới. Có thể nói, gia đình đóng vai trò quan trọng trong nhận thức và thực hiện bình đẳng giới.
Đồng bào và các bạn thân mến!
Bình đẳng giới của gia đình không chỉ thể hiện trong việc truyền dạy của ông bà, cha mẹ và các thành viên khác của gia đình mà còn thể hiện trong việc làm gương của cha mẹ, ông bà và các thành viên khác trong gia đình. Cách đối xử của cha mẹ, ông bà với nhau phải thể hiện sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới, bởi hành vi của cha mẹ, ông bà sẽ là nguyên mẫu cho con cháu. Khi trong gia đình cha mẹ, ông bà tôn trọng nhau, chia sẻ công việc gia đình, cùng nhau bàn bạc và giải quyết các vấn đề… sẽ là tấm gương sáng cho con cháu học tập. Ngược lại, các hành vi thể hiện sự phân biệt đối xử hoặc bạo lực gia đình trên cơ sở giới, hình phạt cho các hành vi không đúng đắn, các mẫu người đàn ông và phụ nữ trong gia đình… sẽ tác động tiêu cực đến hành vi và nhận thức về bình đẳng giới đối với thế hệ trẻ.
Như vậy, để có được bình đẳng giới, trước hết trong gia đình cha mẹ, ông bà cần phải nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vì chính họ là tác nhân quan trọng nhất trong trong việc tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới cho thế hệ trẻ. Khi các thành viên gia đình nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới thì trẻ em trai và trẻ em gái ngay từ khi chào đời đã được cha mẹ, những người lớn tuổi đối xử bình đẳng. Khi lớn lên, được chứng kiến quyền bình đẳng giữa cha mẹ, ông bà; được hưởng quyền và thực hiện trách nhiệm bình đẳng với nhau. Gia đình mà trong đó nam giới và nữ giới được bình đẳng với nhau sẽ tiếp tục là môi trường tuyên truyền, giáo dục hiệu quả nhất về bình đẳng giới.
-TÔN TRỌNG, LẮNG NGHE, CHIA SẼ LÀ BÍ QUYẾT GIỮ GÌN HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH.
- HẠNH PHÚC SẼ TOẢ SÁNG TRONG GIA ĐÌNH KHÔNG CÓ BẠO LỰC.
- HÃY HÀNH ĐỘNG VÌ MỤC TIÊU: GIA ĐÌNH NO ẤM, TIẾN BỘ, HẠNH PHÚC.
- NAM GIỚI HÃY CHIA SẼ CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH.
Nơi nhận:
- Truyền thanh;
- Lưu.
|
TM. UBND
CHỦ TỊCH
|
|
Nguyễn Quang Việt
|