ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  XÃ QUANG VĨNH                                  Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

 

       
   

 

 

 

 

HĐPHPBGDPL - BAN TƯ PHÁP

CHƯƠNG TRÌNH TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN HỆ THỐNG TRUYỀN THANH CỦA ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022

             Đề cương tuyên truyền luật tín ngưỡng, tôn giáo

 

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 18 tháng 11 năm 2016. Luật gồm 9 chương, 68 Điều. Có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018

Nội dung cơ bản của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

1. Về chủ thể thực hiện quyền tín ngưỡng, tôn giáo

Hiến pháp năm 2013 quy định "Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào", Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã cụ thể hóa Hiến pháp bằng quy định tại khoản 1 Điều 6 là chủ thể thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là mọi người

Luật cũng quy định mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn  giáo; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo; quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo. Đối với người chưa thành niên khi vào tu tại cơ  sở tôn giáo hoặc học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

Theo Luật thì quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của tất cả mọi người và quyền này không bị giới hạn bởi quốc tịch, giới tính, độ tuổi.

2. Hoạt động tín ngưỡng

Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng khi thực hiện phải đảm bảo nguyên tắc: bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

Luật quy định cơ sở tín ngưỡng phải có người đại diện hoặc ban quản lý để chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động diễn ra tại cơ sở tín ngưỡng như: đăng ký hoạt động tín ngưỡng; thông báo việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ; đăng ký tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu, lễ hội tín ngưỡng được khôi phục hoặc lễ hội tín ngưỡng định kỳ nhưng có thay đổi; quản lý và sử dụng khoản thu đúng mục đích, công khai, minh bạch.

Luật quy định về người đại diện hoặc thành viên ban quản lý cơ sở tín ngưỡng phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có uy tín trong cộng đồng dân cư. Bầu, cử người đại diện hoặc thành viên ban quản lý do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp tổ chức để cộng đồng dân cư bầu, cử. Căn cứ vào kết quả bầu, cử, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản công nhận người đại diện hoặc thành viên ban quản lý trong thời hạn 05 ngày làm việc.

Các cơ sở tín ngưỡng đăng ký hoạt động tín ngưỡng hằng năm của cơ sở phải thực hiện đăng ký chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật, các hoạt động tín ngưỡng không có trong văn bản đăng ký đã được chấp thuận thì phải đăng ký bổ sung; các lễ hội tín ngưỡng lần đầu, lễ hội tín ngưỡng được khôi phục hoặc lễ hội tín ngưỡng định kỳ nhưng có thay đổi thay vì phải xin phép thì nay chỉ phải đăng ký.

3. Đăng ký hoạt động tôn giáo

Luật quy định để được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tổ chức phải đáp ứng đủ các điều kiện, đó là: có giáo lý, giáo luật, lễ nghi; có tôn chỉ, mục đích, quy chế hoạt động không trái với quy định của pháp luật; tên của tổ chức không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc; người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở; nội dung hoạt động tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này.

 Sau khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tổ chức được tổ chức các cuộc lễ tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo, giảng đạo, bồi dưỡng giáo lý; bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc; sửa chữa, cải tạo trụ sở; tham gia hoạt động từ thiện, nhân đạo; tổ chức đại hội thông qua hiến chương.

4. Tổ chức tôn giáo

Một trong những điều kiện tiên quyết để một tổ chức được công nhận là tổ chức tôn giáo đó là tổ chức phải hoạt động tôn giáo ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Ngoài ra, tổ chức còn phải đáp ứng các điều kiện khác như: phải có hiến chương theo quy định tại Điều 23 của Luật này; người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; có cơ cấu tổ chức theo hiến chương; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

 Sau khi được công nhận là tổ chức tôn giáo, tổ chức được thực hiện phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; thuyên chuyển, cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc, nhà tu hành; thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo.

5. Hoạt động tôn giáo, hoạt động xuất bản, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo của tổ chức tôn giáo

Luật quy định về việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo chỉ thực hiện một lần, đối với hoạt động tôn giáo không có trong danh mục đã thông báo thì thông báo bổ sung; người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được vào tu tại cơ sở tôn giáo, vào học tại cơ sở đào tạo tôn giáo hoặc lớp bồi dưỡng về tôn giáo, được sinh hoạt tôn giáo tập trung, được trực tiếp mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài hoặc người Việt Nam đến giảng đạo, được thuê địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung, được tổ chức tôn giáo Việt Nam phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị; đối với tổ chức tôn giáo ở Việt Nam được quyền gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài; tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội và từ thiện, nhân đạo theo quy định của pháp luật có liên quan.

6. Phân định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định cụ thể trách nhiệm, thẩm quyền của Chính phủ, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo các cấp trong quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc tập hợp đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không có tín ngưỡng, tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, Luật cũng có các quy định về trách nhiệm của công dân, của người có tín ngưỡng, tôn giáo trong thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Nhằm thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này, đồng thời bảo đảm quyền phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, Luật quy định về thanh tra chuyên ngành tôn giáo; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện; xử lý vi phạm trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và một số biện pháp chế tài khác như đình chỉ,thu hồi, giải thể./.

(Chuyển ban văn hóa tuyên truyền vào buổi sáng  trong tuần)

                Phê duyệt nội dung                                              Biên soạn nội dung

        CHỦ TỊCH HĐPHCTPBGDPL                                CÁN BỘ TƯ PHÁP

 

       

                                                                                              Phạm Thị Cẩm Tú

 

 

 

Tệp đính kèm


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 81.752
    Online: 82