Trước những diễn biến hết sức phức tạp của dịch bệnh, UBND huyện Đức Thọ đã cấp 700 lít hóa chất Bencoxid cho các xã, thị trấn triển khai phun tiêu độc khử trùng.
Trang trại chăn nuôi 600 con lợn nái ngoại của Anh Nguyễn Thái Huy xã Đức Lạng tăng cường công tác vệ sinh, phun thuốc khử trùng tiêu độc, rắc vôi bột tại các khu vực chăn nuôi, cách ly hoàn toàn tại các chuồng trại.
Huyện Đức Thọ hiện có tổng đàn lợn thịt trên 32.000 con, có 5 trang trại chăn nuôi tập trung trên 1.000 con/lứa và hàng trăm nông hộ chăn nuôi từ 50 đến 200 con/lứa...Theo đó, trong thời gian qua, các địa phương, các trang trại và nông hộ chăn nuôi tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi như: tuyên truyền vận động các chủ trang trại, các hộ chăn nuôi tăng cường công tác vệ sinh, phun thuốc khử trùng tiêu độc, rắc vôi bột tại các khu vực chăn nuôi, cách ly hoàn toàn tại các chuồng trại...Đến thời điểm này, các xã thị trấn triển khai phun hóa chất tiêu độc khử trùng tại các trang trại, các gia trại và nông hộ chăn nuôi lợn tập trung, các khu vưc giết mổ tập trung, bãi rác thải, các trục đường giao thông chính dẫn vào các khu vực chăn nuôi lợn trên địa bàn toàn huyện.
AnhNguyễn Bá Linh thôn Hồng Hoa, xã Đức Đồng chủ trang trại chăn nuôi 600 con lợn thịt liên kết với công ty CP đang tập trung tiêm phòng và xử lý tiêu độc khử trùng xung quanh trang trại bằng vôi bột với cự ly bán kính 500 m.
Ngoài ra, các địa phương còn trích ngân sách mua 2,8 tấn vôi bột tập trung rải tại các khu vực chăn nuôi tập trung, đầu các trục đường dẫn vào các khu vực chăn nuôi, khu giết mổ tập trung, bải rác...
Huyện Đức Thọ tiếp tục yêu cầu ngành chức năng, đơn vị chuyên môn phối hợp chặt chẽ với các địa phương tăng cường kiểm dịch, kiểm soát không để lợn bệnh, lợn không rõ nguồn gốc từ địa phương khác xâm nhập vào địa bàn; khuyến cáo người dân nếu phát hiện đàn lợn có dấu hiệu khác thường thì phải ngay lập tức báo cho các cơ quan chức năng, địa phương để kịp thời xử lý...