UỶ BAN NHÂN DÂN

    XÃ TÙNG CHÂU

 

 

Số: 04 /UBND-ĐASX

 

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

             Tùng Châu, ngày 20  tháng 8 năm 2022

ĐỀ ÁN

 SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG NĂM 2022

 

PHẦN I

KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG 2021

 

I. Công tác chỉ đạo, điều hành

Sản xuất vụ đông hàng năm có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ của Nghị quyết Đảng bộ huyện, Nghị quyết của Đảng bộ xã, Nghị quyết HĐND xã.

 Các Văn bản hướng dẫn kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh : Chỉ đạo Công chức NN-MT, cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y  xây dựng quy trình sản xuất; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình và công tác dịch vụ giống, vật tư nông nghiệp, phòng chống dịch bệnh để đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Theo dõi kết quả thực hiện, tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời các biện pháp bổ cứu sau mưa lũ và biện pháp phòng trừ sâu bệnh đảm bảo tốt kết quả sản xuất vụ Đông năm 2021;

 Công tác tuyên truyền: Phối hợp với Công chức văn hóa, các tổ chức đoàn thể cấp xã thực hiện vận động, tuyên truyền các đoàn viên, hội viên thường xuyên tăng cường thời lượng phát sóng tuyên truyền các chủ trương, nội dung, quan điểm của xã trong công tác chỉ đạo sản xuất, tuyên truyền các chính sách của huyện của xã trong sản xuất vụ Đông năm 2021. Đồng thời vận động hội viên, đoàn viên nghiêm túc chấp hành chủ trương sản xuất vụ Đông  năm 2021 đảm bảo gieo trỉa hết diện tích.

Triển khai hội nghị mở rộng triển khai và ban hành đề án số: 03/ĐA - UBND, ngày 13/ 9/2021, Ban hành Quyết định giao chỉ tiêu sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi cụ thể cho từng đơn vị thôn xóm; Phân công cán bộ phụ trách chỉ đạo các thôn, HTX NN phối  hợp đ/c khuyến nông huyện về tập huấn để hướng dẫn kỹ thuật, quy trình sản xuất cho nhân dân; hướng dẫn cách đầu tư chăm bón, cách phòng trừ sâu bệnh thường xuyên kịp thời và hiệu quả.

Xác định cây trồng vụ đông ngoài việc đem lại thu nhập cho người nông dân còn là nguồn bổ sung thức ăn cho đàn gia súc trong các tháng lạnh giá trước khi bước vào  sản xuất vụ Xuân cho năm tiếp theo. Uỷ ban nhân dân xã, Ban chỉ đạo sản xuất xã Tùng Châu đánh giá kết quả sản xuất vụ đông năm 2021 đồng thời đề ra phương hướng kế hoạch và chỉ tiêu sản xuất vụ đông 2022 như sau:

          II. kết quả sản xuất :

1. Trồng trọt: tổng diện tích sản xuất vụ đông năm 2021: 145,5/115,5ha  đạt 125,9% kế hoạch

1.1 Cây ngô

- Tổng diện tích là 120/80ha  đạt 112,5% kế hoạch; Ngô lấy hạt 90/80 ha đạt 105% kế hoạch, sản lượng đạt 360/328 đạt 109,8% kế hoạch; Ngô làm thức ăn chăn nuôi 40/20 ha đật 200% KH, năng suất đạt 385 tạ ngô sinh khối/ ha; sản lượng đạt 15.400 tấn;

- Cơ cấu giống: B265, LVN10, CP511, CP512, HN88, HN68, CP3Q, MX6...

+ Giống phù hợp để lấy hạt, phù hợp các loại đất, khả năng chịu hạn tốt, năng suất cao như: B265, LVN10, CP511, CP512, HN88,

+ Giống phù hợp trồng ngô nguyên liệu NK7328, NK4300, B265.

- Thời vụ: Năm 2021, nhìn chung tương đối ổn định, không xuất hiện mưa lũ lớn như các năm trước, tuy nhiên do tâm lý sợ lụt và sản xuất vụ Đông không ăn chắc nên thời vụ sản xuất có phần chậm hơn các năm trước, có xu hướng chuyển sang trà Ngô Đông muộn - Xuân sớm và chuyển từ ngô lấy hạt sang ngô nguyên liệu phục vụ chăn nuôi

          1.2. Rau màu các loại

          - Diện tích 15,5/35 ha đạt 44% năng suất 62,3 tạ/ha đạt 95,9 tấn đạt 44,2%.

          - Cơ cấu giống; Bí xanh, đậu cô ve, dưa chuột, mướp đắng, rau cải, xà lách...

          - Thời vụ: Năm 2021, tình hình thời tiết cơ bản thuận lợi, người dân bắt đầu gieo trồng đầu tháng 8, đối với các loại rau ngắn ngày, tổ chức trồng rải vụ, xen gối lứa...đến hết vụ, đối với nhóm rau dài ngày, bắt đầu trồng từ cuối tháng 8 và kết thúc gieo trồng trong tháng 10/2021.

1.3. Tình hình sâu bệnh

- Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu phát sinh gây hại trên cây ngô giai đoạn lá 7 lá – xoắn nõn, mật độ phổ biến 1-2con/m2, nơi cao 3-5con/m2. Tập trung ở các thôn Tân an, Văn Khang. Sâu đục nõn, sâu xanh ăn lá 1-2con/m2. bệnh khô vằn, đốm nâu gây hại giai đoạnh ngô xoắn nõn – thu hoạch tỷ lệ 5-7%. Nơi cao 15-20%;

- Trên cây rau màu: Một số đối tượng phát sinh và gây hại trên cây rau họ hoa gồm: sâu xanh bướm trắng, rệp xanh, bọ nhảy, sâu tơ; Trên cây bầu bí, dưa chuột các đối tượng: bọ dưa, bọ rùa, dòi đục quả gây hại cục bộ; trên đậu cô ve nấm thối thân gây hại làm chết cây rải rác, sâu đục quả 5-7con/m2;

UBND xã chỉ đạo chuyên môn phối hợp chuyên môn của huyện kiểm tra, hướng dẫn, tham mưu các văn bản hướng dẫn chăm sóc và phòng trừ các đối tượng sâu bệnh trên cây vụ Đông 2021. Người dân đã tuân thủ các kỷ thuật trong thâm canh cây trồng và phòng trừ sâu bệnh kịp thời, đúng lúc nên đã hạn chế sự gây hại của các đối tượng sâu bệnh, đưa năng suất đạt kế hoạch đề ra.

- Mô hình: Trong vụ Đông năm 2021 xây dựng mới 2 mô hình, trong đó có 01  mô hình vừa, 1 mô hình nhỏ;

        - Chỉnh trang vườn hộ: Thực hiện Đề án phát triển kinh tế vườn hộ, trong vụ Đông năm 2021 đã xây dựng được 3 vườn mẫu, chỉnh trang, cải tạo hơn 100 vườn hộ, tạo cảnh quan đẹp, đưa lại hiệu quả kinh tế cao.

2. Chăn nuôi- thú y

- Tổng đàn: Trong vụ Đông năm 2021 tổng đàn trâu bò tăng 186 con, tổng đàn lợn tăng 45 con,  tổng đàn gia cầm tăng 9.000 con, nâng tổng đàn đến cuối năm lên: trâu bò 879  con, đàn lợn 336 con, đàn gia cầm: 33.41 con;

- Kết quả tiêm phòng:

+ Đàn trâu bò: tiêm 2 loại vắc xin THT và L0M0LM đạt 85,53%; Đàn lợn: tiêm 2 loại vắc xin THT và DTL đạt 84,39%; Đàn gia cầm tiêm vắc xin cúm H5N1 đạt 65,5%. Đàn chó: tiêm vắc xin dại chó đạt: 96%;

+ Viêm da nổi cục: tổng số trâu bò tiêm vắc xin viêm da nổi cục: 652/879liều đạt 74,1%;

Các thôn kết quả tiêm phòng thấp: Đại Châu, Diên Phúc

          III. Một số tồn tại hạn chế, nguyên nhân trong sản xuất vụ đông năm 2021

          1. Tồn tại hạn chế  

- Sản xuất rau, màu còn manh mún, chủ yếu đang sản xuất các loại rau truyền thống, chưa hình thành các vùng sản xuất tập trung, sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ trong gia đình không chú trọng hàng hóa.

- Việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất chưa nhiều, chỉ mới dừng lại ở các mô hình sản xuất cây ăn quả…

2. Nguyên nhân của tồn tại hạn chế

- Lực lượng lao động sản xuất nông nghiệp ngày càng ít và có hiện tượng già hóa dẫn tới quá trình thực hiện các khâu kỹ thuật trong canh tác bị hạn chế;

- Dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến chi phí dịch vụ sản xuất đầu vào, giá cả vật tư nông nghiệp (phân bón, giống, thuốc bvtv,...) tăng cao đã tác động đến khả năng đầu tư phát triển sản xuất của người dân,

- Tâm lý người dân sợ lũ lụt, sản xuất không ăn chắc nên người dân thường triển khai sản xuất muộn và chưa chú trọng đầu tư thâm canh, có xu hướng chuyển sang ngô nguyên liệu...

 

PHẦN II

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG 2022

 

I. Nhận định về thời tiết

Theo dự Báo cáo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh từ nay đến hết năm 2022 có khoảng 10-12 cơn bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông, trong đó có khoảng 4-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Nhiệt độ trung bình từ tháng 8-10/2022 trên cả nước phổ biến ở mức thấp hơn từ 0,5-1,00C so với TBNN. Tháng 11-12/2022, nhiệt độ ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thấp hơn TBNN khoảng 0.50C;

Như vậy thời điểm gieo trồng nguy cơ ảnh hưởng của mưa lũ rất lớn. Do đó sẻ có những khó khăn như mưa lũ nhiều, rét đậm sẻ đến sớm hơn và kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ gieo trỉa và sinh trưởng của các loại cây trồng, ảnh hưởng đến phát triển của gia súc, gia cầm, phát sinh dịch bệnh..

1. Thuận lợi: Được sự tập trung lảnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy xã, điều hành của chính quyền, triển khai chỉ tiêu định hướng sản xuất vụ đông sớm từ xã, HTX NN, đến các chi bộ, thôn xóm. Về công tác làm đất đã chủ động có máy làm đất trên tất cả 7 thôn xóm.

2. Khó khăn:

Địa hình vùng thấp trủng, thời vụ sản xuất cây vụ đông thường gặp vào mùa mưa lũ đến đã làm chậm việc sản xuất và thu hoạch chậm, làm ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất vụ xuân tiếp theo, giá cả vật tư cao, tư tưởng của đa số người dân chưa mạnh dạn đầu tư vào sản xuất vụ đông.

II. Quan điểm chỉ đạo và chỉ tiêu định hướng

1. Quan điểm chỉ đạo

Bố trí hợp lý các loại cây trồng, sản xuất rãi vụ để né tránh thiên tai, tăng năng suất, sản lượng, giá trị trên đơn vị diện tích. Phát triển vụ Đông gắn với Đề án phát triển kinh tế vườn hộ, đề án phát triển kinh tế nông nghiệp- nông thôn giai đoạn 2022-2025; Tập trung phát triển tổng đàn gia súc, gia cầm đi đôi với đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh; xây dựng các vùng sản xuất Ngô, các loại rau, màu an toàn phục vụ đời sống. BCD sản xuất xây dựng kế hoạch cụ thể chỉ đạo 2 HTX Nông nghiệp, các thôn xóm thực hiện thành công chương trình kế hoạch phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn trong sản xuất lúa tập trung, với tổng diện tích 40ha (đã giao cụ thể trong Đề án sản xuất vụ Hè Thu 2022, có biểu chi tiết kèm theo).

2. Chỉ tiêu định hướng

2.1. Trồng trọt

Tổng diện tích gieo trỉa các loại cây trồng vụ Đông năm 2022 là 145ha (có phụ lục chi tiết kềm theo) trong đó:

- Cây ngô là 131 ha, trong đó ngô lấy hạt 96 ha, năng suất 46 tạ/ha, sản lượng 441 tấn,  Ngô làm thức ăn chăn nuôi  35 ha:

- Rau đậu các loại: diện tích 14 ha, năng suất 61 tạ/ha, sản lượng 85 tấn

2.2. Chăn nuôi - Thú y:

Tập trung phát triển tổng đàn gia súc, gia cầm đi đôi với đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh, phấn đấu đến cuối năm 2022 tổng đàn đạt 100% kế hoạch. Tăng cường, giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi, Viêm da nổi cục trên trâu bò.

Rà soát tổng đàn, có phương án phòng chống dịch bệnh tiêm phòng đợt 2 theo quy định cho đàn gia súc, gia cầm năm 2022 không để dịch bệnh xẫy ra trên địa bàn.

2.3. Thủy sản

Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn người dân thu hoạch nhanh các diện tích nuôi ở các vũng thấp trũng, vùng dễ ngập lụt; sau khi mùa mưa lũ kết thúc tiến hành thả cá giống vụ mới, diện tích thả nuôi mới 7 ha;

Tập trung duy trì các mô hình nuôi nuôi trồng thủy sản: Ốc, cá các loại.....

2.4. Thủy lợi: xây dưng kế hoạch làm mới 350m kênh mương ở HTX Đức Tùng, lên phương án tu sửa kênh mương, trạm bơm điện chuẩn bị phục vụ vụ tiêu úng vụ đông và phục vụ tưới cho vụ xuân năm 2022,

2.5. Xây dựng mô hình kinh tế, vườn mẫu, chỉnh trang vườn hộ

- Xây dựng mới tối thiểu 5 mô hình kinh tế; trong đó:, 01 mô hình vừa và 4 mô hình nhỏ;

- Xây dựng  5 vườn mẫu và tiếp tục chỉnh trang vườn hộ

III. Các giải pháp cần tập trung chỉ đạo:

1. Về lĩnh vực trồng trọt:

1.1. Cơ cấu giống

- Giống ngô:

+ Giống ngô lai trung ngày (105 - 115 ngày) là: LVN10, CP511, CP512, NK7328, NK 6253, B265, P4311.

+ Giống ngô ngắn ngày gồm: Các giống ngô nếp: MX4, MX 6, MX10, HN88, HN68, các giống ngô ngọt: ngô tím ngọt 099, ngọt vàng Nova (65-85 ngày).

- Giống rau các loại: Bí xanh Tara 888 (75-90 ngày), bí  sặt HN999 (85-100 ngày), đậu cô ve (70-80 ngày), dưa chuột (60-70 ngày), mướp đắng (80-95 ngày), rau cải (30-45 ngày), xà lách (30-45 ngày), hành tăm (200-210 ngày),

1.2. Bố trí cơ cấu bộ giống và thời vụ sản xuất

- Cây Ngô: Tập trung sản xuất các giống ngô nếp ngắn ngày có chất lượng cao như: MX4, MX10, HN88, HN68. Các giống ngô lai: B265, P4311, NK 7328 dùng để trồng ngô sinh khối làm thức ăn cho trâu bò trong mùa mưa rét. Thời gian gieo trỉa từ 23/10 - 10/11.

- Cây rau: Tiếp tiếp tục duy trì và phát triển các mô hình trồng rau trong vườn hộ. Thời gian gieo trỉa từ 20/10.

- Tranh thủ né tránh thời tiết, vận động nhân dân huy động máy làm đất để trồng trĩa và rút ngắn thời gian, hạn chế rủi ro do thiên tai. Với phương châm sản xuất càng sớm càng tốt.

Công tác bảo vệ nông: Chỉ đạo HTXNN  cũng cố tổ dịch vụ bảo vệ nông, để bảo vệ cây trồng hoa màu cho nông dân an tâm sản xuất.

          2. Về lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y; nuôi trồng thủy sản

- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân sản xuất, chăn nuôi theo biện pháp an toàn sinh học.

- Thường xuyên cập nhật tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn các thôn,  để đánh giá tình hình phát triển nông nghiệp lĩnh vực chăn nuôi, đồng thời để triển khai công tác tiêm phòng đạt kết quả cao.

- Hướng dẫn các hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp che chắn chuồng trại, phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, chủ động nguồn thức ăn thô xanh cho đàn gia súc. Tiếp tục có sự phối kết hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể để tìm kiếm các nhân tố để tuyên truyền các chính sách hỗ trợ và hướng dẫn các tổ chức cá nhân phát triển xây dựng các mô hình chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ  đặc biệt là các mô hình chăn nuôi lợn có liên kết của gia Nguyễn Văn Quý thôn Diên Phúc;

- Những vùng thấp trũng đẩy nhanh việc thu hoạch cá trước mùa bão lụt sắp đến; các vùng khác còn lại tiếp tục chăm sóc cá phục vụ nhu cầu cá dịp chính vụ (dịp tết). Sau khi lũ lụt rút phải tiến hành cải tạo ao, ruộng để nuôi vụ mới. Các cơ sở, hộ gia đình sản xuất cá giống cần lên kế hoạch ương dưỡng cá giống lớn để phục vụ các địa phương nuôi cá ruộng lúa.

3. Quản lý nhà nước về vật tư phục vụ sản xuất

Tổ chức kiểm tra các ốt quán trên địa bàn nếu có buôn bán giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn gia súc, gia cầm, hàng kém chất lượng để phối hợp đoàn kiểm tra liên ngành cấp trên xử lý vi phạm.

4.  Về triển khai xây dựng các mô hình kinh tế

Các tổ chức đoàn thể căn cứ vào chỉ tiêu giao và đăng ký đầu năm 2021 về xây dựng các mô hình phát triển sản xuất; thành lập THT, HTX để hoàn thành 100% chỉ tiêu được giao.

5. Phát triển kinh tế vườn hộ

- Tiếp tục phát động phong trào chỉnh trang, phát triển kinh tế vườn hộ gắn với xây dựng vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu để tăng thu nhập cho người dân đồng thời tạo cảnh quan đẹp trong từng thôn, xóm;

- Tập trung trồng các giống Bưởi Diễn, bưởi da xanh kết hợp phát triển các loại rau có giá trị kinh tế, có lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến…

6. Công tác phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn

Tranh thủ thời điểm giao mùa đối với đất sản xuất lúa và lực lượng lao động nông nhàn, các thôn xóm xây dựng kế hoạch, đề án cụ thể để huy động cả hệ thống chính trị tập trung vào thực hiện công tác phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn đối với đất sản xuất lúa, với tổng diện tích toàn xã đạt 40 ha (có chỉ tiêu tại Đề án sản xuất vụ Hè Thu 2022) làm cơ sở xây dựng các mô hình sản xuất lúa hàng hóa tập trung theo quy trình VietGAP, xây dựng vùng sản xuất lúa rõ nguồn gốc, liên kết sản xuất lúa hữu cơ.

7. Về chính sách: Thực hiện các chính sách theo quy định của huyện.tỉnh trong năm 2022.

IV. Tổ chức thực hiện:

1. Ban chỉ đạo sản xuất Nông nghiệp xã

a. Công chức văn hóa tăng cường thời lượng phát sóng tuyên truyền các chủ trương, nội dung, quan điểm của xã trong công tác chỉ đạo sản xuất, tuyên truyền các chính sách của tỉnh, huyện, của xã trong sản xuất vụ Đông năm 2022.

b. Các tổ chức đoàn thể như hội Nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên thực hiện vận động, tuyên truyền các đoàn viên, hội viên nghiêm túc chấp hành chủ trương sản xuất vụ Đông năm 2022 đảm bảo gieo trỉa hết diện tích, đúng cơ cấu giống, lịch thời vụ, thực hiên tốt công tác tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm; chỉ đạo các chi hội, chi đoàn tại các thôn xóm tuyên truyền các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho hội viên đồng thời tìm kiếm nhân tố để vận động, hướng dẫn xây dựng phát triển các mô hình kinh tế, thực hiện thành công chương trình kế hoạch phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn...

c. Coonng chức NN-MT: trực ban chỉ đạo sản xuất: Phối hợp với các ban, ngành liên quan, hai HTX nông nghiệp và các thôn xóm trong việc chỉ đạo thực hiện Đề án sản xuất vụ Đông năm 2022. Đôn đốc, chỉ đạo 2 HTX Nông nghiệp và các thôn xóm thực hiện công tác phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn đối với đất sản xuất lúa. Đồng thời chỉ đạo Trung tâm ƯD KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi căn cứ vào Đề án sản xuất vụ Đông năm 2022 của huyện để xây dựng quy trình sản xuất; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình và công tác dịch vụ giống, vật tư nông nghiệp, phòng chống dịch bệnh để đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Theo dõi kết quả thực hiện, tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời khi có thiên tai, dịch hại xẩy ra. Tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Uỷ ban nhân dân xã.

2. Ban chỉ đạo sản xuất Nông nghiệp xã

Trên cơ sở Đề án sản xuất của xã ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp xã các đồng chí Bí thư, thôn trưởng cụ thể hoá các chỉ tiêu nhiệm vụ của xã giao cho đơn vị mình, phân công rõ nhiệm vụ cho các thành viên ban chỉ đạo trong tổ chức thực hiện đồng thời phải báo cáo kịp thời tiến độ sản xuất, những vướng mắc, khó khăn trong thực hiện về Trực ban chỉ đạo sản xuất xã để kịp thời xử lý. Bên cạnh đó huy động cả hệ thống chính trị tập trung xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để tiến hành thực hiện thành công công tác phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn làm tiền đề cho xây dựng mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ trong vụ Xuân 2023.

3. Đề nghị các đồng chí Uỷ viên BTV Đảng uỷ, Ủy viên BCH Đảng bộ xã phụ trách các thôn, các ban, ngành chỉ đạo cơ sở trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các thôn hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ sản xuất vụ Đông năm 2022 thắng lợi toàn diện.

4. Đề nghị MTTQ, các đoàn thể, tổ chức vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân tham gia thực hiện đề án sản xuất vụ đông năm 2022 đạt kết quả cao.

V. Kiến nghị đề xuất:

1. Đề nghị Ban chấp hành Đảng ủy có Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo chỉ đạo sản xuất cụ thể:

2. Đề nghị cấp trên tiếp tục quan tâm hỗ trợ các chính sách khuyến khích nhân dân địa phương để yên tâm sản xuất như hỗ trợ về giống, khoa học kỷ thuật./.

 

Nơi nhận:

- UBND huyện;                                                                    

- Phòng NNPTNN huyện;                            

- Đảng ủy-HĐND - UBND;                                       

- Ban Chỉ đạo sản xuất;

- Cấp uỷ, BCH 7 thôn;

- Ban quản trị HTX;

- L­­ưu: VP/UBND.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

                  P. CHỦ TỊCH

 

           

 

                                                                                      Đậu Thanh Tịnh

 

                                                           

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU 01: KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG NĂM 2022

(kèm theo Đề án số 04/ĐA-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2022 của UBND xã Tùng Châu)

 

TT

Thôn

Tổng diện tích

Ngô lấy hạt

Ngô làm thức ăn chăn nuôi

Rau các loại

DT (ha)

NS (Tạ/ha

SL (Tấn)

Cơ cấu vùng

DT (ha)

Cơ cấu vùng

Tổng

131

96

46

4.416

 

35

 

14

1

Châu Thịnh

16

12

46

552

 

4

 

2

 

2

Diên Phúc

21

17

46

782

 

4

 

2

 

3

Đại Châu

14

9

46

414

 

5

 

2

 

4

Thanh Kim

18

13

46

598

 

5

 

2

 

5

Thịnh Kim

20

15

46

690

 

5

 

2

 

6

Tân An

21

15

46

690

 

6

 

2

 

7

Văn Khang

21

15

46

696

 

6

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU 02: KẾ HOẠCH PHÁ BỜ THỬA NHỎ THÀNH Ô THỬA LỚN NĂM 2022

(kèm theo Đề án số 04/ĐA-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2022 của UBND xã Tùng Châu)

 

TT

Tên đơn  vị

Diện tích

Số vùng

Xứ đồng

Thuộc thôn

1

HTX Đức Tùng

20

 

 

 

 

 

2

HTX Đức Châu

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích ngô lấy hạt 43,5 ha.

Dự kiến diện tích khoanh vùng ở các thôn như sau:

Thôn Châu Thịnh 6ha, dự kiến khoanh vùng bại trên và bại dưới.

Thôn Thanh Kim 12 ha, dự kiến khoanh vùng Bại cao, Cơn dầu, Vườn hoang.

Thôn Thịnh Kim 03 ha, dự kiến khoanh vùng Bại cao, Bại thấp, Mụ họ, Cơn dầu, Baug đầm.

Thôn Tân An 8ha, dự kiến khoanh vùng Cửa rào, Biền các, Đuồi, Mụ họ trên, Mụ họ dưới, Nhà giống, Con diều.

Thôn Văn Khang 5 ha, dự kiến khoanh vùng Ông trưởng, vùng Đường cấy.

Thôn Đại Châu 3,5 ha, dự kiến khoanh vùng Gia tư dài, Gia tư gắn, Hạ cùng…..

Thôn Diên Phúc 6 ha, dự kiến khoanh vùng Sa ma, Mạnh hồ.

Cơ cấu giống Ngô: ngô ngắn ngày có chất lượng cao như: MX10,HN88, HN68, giống ngô lai: NK7328, NK6266, P4311.

  • Diện tích ngô chăn nuôi 47,3 ha

 

 

 

 

 

 

 

Tệp đính kèm


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 159.313
    Online: 69