Không cung cấp dịch vụ vũ trường cho người dưới 18 tuổi, địa phương được sử dụng trên 50% kinh phí hỗ trợ cho người trồng lúa; cán bộ, công chức, viên chức sử dụng điện, nước, xăng, chi tiếp khách... vượt tiêu chuẩn sẽ bị xử phạt... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9-2019.

1. Không cung cấp dịch vụ vũ trường cho người dưới 18 tuổi Đó là nội dung được quy định tại Nghị định số 54/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường, có hiệu lực từ ngày 1-9. Theo đó, vũ trường không được hoạt động từ 2 giờ sáng đến 8 giờ sáng và không cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi. 2. Địa phương được sử dụng trên 50% kinh phí hỗ trợ cho người trồng lúa Chính phủ đã ban hành Nghị định số 62/2019/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13-4-2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực từ ngày 1-9. Nghị định quy định, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, địa phương sẽ quyết định sử dụng không thấp hơn 50% kinh phí dùng hỗ trợ cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm… 3. Cán bộ, công chức, viên chức sử dụng điện, nước, xăng, chi tiếp khách… vượt tiêu chuẩn bị sẽ bị xử phạt Theo Nghị định số 63/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia, kho bạc nhà nước, có hiệu lực từ ngày 1-9, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện thông tin liên lạc, điện, nước, xăng, dầu, sách báo, văn phòng phẩm, tổ chức hội nghị, hội thảo, chi phí tiếp khách, đi công tác trong và ngoài nước bằng kinh phí ngân sách nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành. 4. Bổ sung một số loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2019/NĐ-CP sửa đổi Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuốc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Theo đó, nghị định sửa đổi danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Cụ thể, quy định 28 loài thực vật được ưu tiên bảo vệ ( theo quy định cũ là 17 loài) như thông đỏ nam, hoàng liên gai lá dài, hoàng liên gai lá mốc, lan hài chai, lan hài xanh, lan hài chân tím, lan hài trân châu…; bổ sung thêm một số loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ như voọc bạc trường sơn, vượn má vàng trung bộ, vượn siki, công, trĩ sao... Nghị định có hiệu lực từ ngày 5-9. 5. Chăn nuôi gia súc trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bị phạt đến 10 triệu đồng Đó là nội dung tại Nghị định số 65/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14-9-2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, có hiệu lực từ ngày 9-9.  Theo đó, phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với các hành vi: Xây dựng lò gạch, lò vôi, chuồng trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; nuôi trồng thủy sản trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; phá vỡ, xê dịch mốc chỉ giới, biển báo của công trình thủy lợi hoặc tự ý đấu nối kênh, đường ống dẫn nước; hoạt động nghiên cứu khoa học, trồng cây lâu năm trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; đào đắp ao, hồ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

6. Điều kiện chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm

Đây là một trong những nội dung được điều chỉnh tại Nghị định 62/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1/9/2019) sửa Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý và sử dụng đất trồng lúa

Nghị định mới quy định rõ ràng về các điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:

- Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại; không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa…

- Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của cấp xã;

- Trường hợp trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản; độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 120 cm…

7. Tự ý cho thuê xe ô tô công có thể bị phạt đến 20 triệu đồng

Kể từ ngày 1/9/2019, các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sẽ được áp dụng theo Nghị định 63/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Nghị định này nêu rõ, hành vi mua sắm tài sản công khi không được phép sẽ bị phạt từ 1 – 50 triệu đồng; đầu tư, mua sắm vượt định mức, tiêu chuẩn bị phạt từ 1 – 100 triệu đồng; đi thuê tài sản sai quy định bị phạt từ 1 – 10 triệu đồng…

Trường hợp cho thuê trụ sở làm việc, ô tô công khi không có quyết định phê duyệt sẽ bị xử phạt từ 15 - 20 triệu đồng. Trường hợp tự ý bán thanh lý xe ô tô khi dự án kết thúc, chưa có quyết định phê duyệt cũng bị phạt 20 triệu đồng.

Với hành vi sử dụng điện, xăng, dầu, điện thoại, văn phòng phẩm, tổ chức hội nghị…. bằng kinh phí Nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 119.229
    Online: 79