BÀI TUYÊN TRUYÊN
Quy định về phòng cháy và chữa cháy
*Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy
-Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi, nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm:
+ Tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy; thành lập, duy trì hoạt động đội phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật
+ Ban hành theo thẩm quyền nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy;
+ Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy;
+ Bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, sử dụng kinh phí phòng cháy và chữa cháy đúng mục đích, trang bị và duy trì hoạt động của dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy, xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy; bảo đảm các điều kiện phục vụ công tác huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy, tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả do cháy gây ra;
+ Thực hiện nhiệm vụ khác về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
* Chủ hộ gia đình có trách nhiệm:
+ Đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy
+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy nổ;
+ Phối hợp với cơ quan tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy nổ;
*Cá nhân có trách nhiệm:
+ Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền.
+ Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy và chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng;
+ Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị dụng cụ sinh hoạt, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy;
+ Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh chays hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
+ Thực hiện quy định khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong Luật phòng cháy và chữa cháy.-Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đìn, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.
* Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng cháy, chữa cháy
-Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan,tổ chức, cá nhân, ảnh hưởng xâu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
- Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy, chống người thi hành công vụ trong phòng cháy và chữa cháy
- Lợi dụng phòng cháy và chữa cháy để xâm hại tính mạng, sức khỏe con người, xâm hại tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân
- Báo cháy giả
- Không báo cháy khi có điều kiện báo cháy, trì hoãn việc báo cháy
- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dung, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy nổ.
- Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.
- Thi công công trình có nguy hiểm về cháy nổ,nhà cao tầng, trung tâm thương mại mà chưa có thiết kế được duyệt về phóng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy nổ, nhà coa tầng, trung tâm thương mại khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Chiếm đoạt, hủy hoại,làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn, cảm trở lối thoát nạn.
- Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
* Cách Phòng cháy đối với nhà sở và khu dân cư
- Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đẩmn toàn, các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt, chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.
- Thôn, tổ dân phố phải có các quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa,và các chất dễ cháy nổ, căn cứ vào điều kiện cụ thể có giải pháp ngăn cháy, có phương án lực lượng, phương tiện, đường giao thông, nguồn nước phục vụ phòng cháy và chữa cháy.
* Thông tin báo cháy và chữa cháy
- Thông tin báo cháy bằng hiệu lệnh hoặc bằng điện thoại.
- Số điện thoại báo cháy được quy định thống nhất trong cả nước là 114.
- Phương tiện thông tin liên lạc phải được ưu tiên để phục vụ báo cháy, chữa cháy.
* Trách nhiệm chữa cháy và tham gia chữa cháy.
- Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy nhanh nhất và chữa cháy; cơ quan tổ chức, hộ gia đìnhvà cá nhân nơi cháy phải nhanh chóng thông tin và tham gia chữa cháy.
- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy khi nhận được tin báo cháy trong địa bàn được phân công quản lý hoặc được lệnh điều động phải lập tức đến chữa cháy; trường hợp nhận được thông tin báo cháy ngoài địa bàn được phân công quản lý thì phải báo ngay cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy nơi xảy ra cháy, đồng thời phải báo cáo cấp trên của mình.
- Các cơ quan ý tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan hữu quan khác khi nhận được yêu cầu của người chỉ huy chữa cháy phải nhanh chóng điều động người và phương tiện đến nơi xảy ra cháy để phục vụ chữa cháy.
- Lực lượng công an, dân quân tự vệ có trách nhiệm tổ chức giữ gìn trật tự, bảo vệ khu vực chữa cháy và tham gia chữa cháy.
- Ủy ban nhân dân các địa phương giáp ranh phải xây dựng phương án phối hợp và tổ chức lực lượng tham gia chữa cháy khi có yêu cầu
* Nguồn nước và các vật liệu chữa cháy.
Khi có cháy, mọi nguồn nước và các vật liệu chữa cháy phải được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy
Trên đây là một số quy định về phòng cháy và chữa cháy, mọi người cần lưu ý, quan tâm để công tác phòng cháy chữa cháy đạt hiệu quả cao khi có sự cố cháy xảy ra./.