Theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật nghĩa vụ quân sự 2015, công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự phải thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập như sau:
- Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập phải đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự; trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập mới phải đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký chuyển đến;
- Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự được gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự đến cơ sở giáo dục; sau khi thôi học phải làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự về nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới. Người đứng đầu cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự và chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Trình tự, thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập
1. Đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi
a) Hồ sơ
- Giấy giới thiệu di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy giới thiệu di chuyển quân nhân dự bị;
- Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quân nhân dự bị (mang theo bản chính để đối chiếu);
- Bản chụp giấy giới thiệu chuyển hộ khẩu do cơ quan công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương về thay đổi nơi cư trú hoặc quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức về thay đổi nơi làm việc, học tập mới (mang theo bản chính để đối chiếu).
b) Trình tự thực hiện
Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập trực tiếp đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi tại nơi cư trú;
Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm làm thủ tục cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi và cấp Giấy giới thiệu di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy giới thiệu di chuyển quân nhân dự bị cho công dân, Phiếu quân nhân dự bị; đưa ra khỏi Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ hoặc Sổ đăng ký quân nhân dự bị.
2. Đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến
a) Hồ sơ
- Giấy giới thiệu di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy giới thiệu di chuyển quân nhân dự bị;
- Phiếu quân nhân dự bị.
b) Trình tự thực hiện
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập mới, công dân có trách nhiệm đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến tại nơi cư trú.
Vi phạm đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập bị xử lý như thế nào?
- Xử phạt vi phạm hành chính: Phạt tiền từ 8.000.000đ đến 10.000.000đ đối với người không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định. Bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung, đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập (Điều 4 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 7 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP).
- Truy cứu trách nhiệm hình sự: Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm (Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, nếu đi khỏi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập từ 03 tháng trở lên phải đến nơi đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng; khi trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập trong thời hạn 10 ngày làm việc phải đăng ký lại.
Vậy thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 13/2016NĐ-CP, trình tự, thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng thực hiện như sau:
1. Hồ sơ
Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quân nhân dự bị (mang theo bản chính để đối chiếu).
2. Trình tự thực hiện
a) Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, khi đi khỏi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập từ 03 tháng trở lên phải đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã đã đăng ký nghĩa vụ quân sự để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng tại nơi cư trú.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập, công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng phải đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký lại;
b) Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng; bổ sung các thông tin vào Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ hoặc Sổ đăng ký quân nhân dự bị; lập danh sách công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng hoặc đăng ký lại cho công dân (trường hợp công dân trở về);
c) Trong thời hạn 10 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp kết quả báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
Vi phạm quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng bị xử lý như thế nào?
- Xử phạt vi phạm hành chính: Phạt tiền từ 8.000.000đ đến 10.000.000đ đối với người không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định. Bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng (Điều 4 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 7 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP).
- Truy cứu trách nhiệm hình sự: Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm (Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/7/2022, theo Nghị định này thì mức phạt đối với nhóm hành vi vi phạm liên quan đến nghĩa vụ quân sự tăng rất cao, tăng gấp từ 10 đến 60 lần so với quy định của Nghị định 120/2013/NĐ-CP trước đó, quy định mới cụ thể như sau:
Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này (đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu nhưng không ký thì áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo)
Theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, tăng gấp 40 lần so với quy định tại Điều 4 Nghị định 120/2013/NĐ-CP trước đây (mức phạt tiền trước đây là từ 200.000đ đến 600.000đ).
Không thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định
Theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đây là quy định mới, Nghị định 120/2013/NĐ-CP trước đây không quy định.
Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định.
Theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, tăng gấp 40 lần so với quy định tại Điều 4 Nghị định 120/2013/NĐ-CP trước đây (mức phạt tiền trước đây là từ 200.000đ đến 600.000đ).
Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định.
Theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, tăng gấp 40 lần so với quy định tại Điều 4 Nghị định 120/2013/NĐ-CP trước đây (mức phạt tiền trước đây là từ 200.000đ đến 600.000đ).
Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định.
Theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đây là quy định mới, Nghị định 120/2013/NĐ-CP trước đây không quy định.
Hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
Theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP thì có mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Còn mức phạt trước đây theo Nghị định 120/2013NĐ-CP là từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng
Hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
Theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP thì có mức phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đây là quy định mới, Nghị định 120/2013NĐ-CP trước đây không có quy định.
Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
Theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP thì có mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Còn mức phạt trước đây theo Nghị định 120/2013NĐ-CP là từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng
Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
Theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP thì có mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Còn mức phạt trước đây theo Nghị định 120/2013NĐ-CP là từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng
Hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP thì có mức phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng. Đây là quy định mới, Nghị định 120/2013NĐ-CP trước đây không có quy định.
Hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
Theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP thì có mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Còn mức phạt trước đây theo Nghị định 120/2013NĐ-CP là từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng
Hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.
Theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP thì có mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Đây là quy định mới, Nghị định 120/2013NĐ-CP trước đây không có quy định.
Hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 (sửa đổi bổ sung tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP)
Theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP thì có mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng. Đây là quy định mới, Nghị định 120/2013NĐ-CP trước đây không có quy định.
Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Người vi phạm ngoài việc bị xử phạt bằng tiền, con bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4; đăng ký nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4; đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung, đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 4; đăng ký tạm vắng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4; Buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định 37/2022/NĐ-CP.
Điều cần lưu ý với những thanh niên đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ nếu trong mùa tuyển quân năm 2023 tiếp tục vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự, có thể bị phạt tù đến 02