Hội Nông dân huyện Đức Thọ phối hợp với Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung Tâm ứng dụng chuyển giao Khoa học kỷ thuật huyện tổ chức hướng dẫn bà còn sử dụng chế phẩm sinh học vi sinh để xử lý rơm ra tại các chân ruộng.

Nông dân thôn Long Sơn xã Tân Dân thực hiện chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ chuẩn bị cho sản xuất hè thu

Theo đó, việc xử lý rơm ra được thực hiện theo 2 phương pháp cơ bản. Phương pháp thứ nhất, bà con nhân dân sử dụng chế phẩm để tiêu hủy gốc rơm rạ tại chân ruộng. Về phương pháp này, bà con nhân dân cần sử dụng 1 – 3kg chế phẩm Lacto Powder T/1 sào. Cách làm, dùng chế phẩm rải đều lên mặt ruộng (có thể sử dụng thêm đất, cát để dễ dàng trộn đều chế phẩm và tiện sử dụng), sau đó cho máy cày xới đất, đập dập gốc rạ, tháo nước vào, lượng nước cho vào chân giao động tốt nhất từ 3 – 5 cm. Ủ ruộng từ 7 – 10 ngày rồi tiến hàng bừa cấy.

Bên cạnh xử lý gốc ra, bà con nhân dân có thể xử lý rơm thành phân hữu cơ ngay tại nhà. Cách xử lý, rải một lớp rơm khô, rắc một lớp chế phẩm, rồi tưới một lượng nước vừa phải để tăng độ ẩm, tạo điều kiện cho vi sinh phát triển.

Việc sử dụng chế phẩm sinh học để xứ rơm ra giúp bà con thuận tiện hơn trong quá trình sản xuất, tạo nguồn phân hữu cơ tại chỗ, đồng thời chế phẩm còn bổ sung vi sinh vật có lợi cho đất, hạ phèn và giải độc hữu cơ. Sử dụng chế phẩm để xử lý rơm ra còn góp phần khắc phục tình trạng đốt chân rơm gây ô nhiễm môi trường.

Chế phẩm vi sinh Lacto Powder T của Công ty Cổ phần tập đoàn Quế Lâm được sản xuất theo công nghệ của Nhật bản, với thành phần chính là vi khuẩn Axit Lactic, đường trehalose (Suger trehalose), bột đậu nành (Soy powder), ngoài ra còn bổ sung thêm các vi sinh vật phân giải xenlulo, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải Lân.

 

theo Đài Đức Thọ


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 138.652
    Online: 121