Thông tin về lịch sử, truyền thống văn hóa, di tích, danh thắng, điều kiện tự nhiên;

Thông tin về lịch sử, truyền thống văn hóa, di tích, danh thắng, điều kiện tự nhiên;

a. Đặc điểm tự nhiên:

Liên Minh là một xã vùng ngoài đê thuộc tả ngạn sông La, nằm ở phía bắc huyện Đức Thọ;

Phía Bắc giáp xã Đức Tùng

Phía Nam giáp sông La và thị trấn Đức Thọ;

Phía Đông giáp xã Đức La;

Phía Tây giáp xã Trường Sơn;

Liên Minh là xã có địa hình tương đối bằng phẳng. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 573,58 ha. Đất đai chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm ở dạng thịt nhẹ và trung bình, thích hợp trồng lúa và các loại hoa màu như: mía, lạc, đậu, vừng, kê, thuốc lá...

Là xã nằm trong tiểu vùng khí hậu bắc trung bộ nên Liên Minh chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam, tạo ra sự khác biệt giữa hai mùa nóng và lạnh.

Là địa phương có nguồn tài nguyên cát vàng phong phú. Cát được hình thành và bồi đắp hàng năm theo các mùa mưa lũ, chạy theo triền sông với chiều dài khoảng 5 km. Cát có trữ lượng lớn, bình quân mỗi năm cung cấp trên 300.000m3. Đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình của 2 vùng Nghệ An và Hà Tĩnh.

Hệ thống giao thông của Liên Minh đa dạng với nhiều loại hình như: đường sông, đường bộ, đướng sắt, thuận lợi cho nhu cầu đi lại và vận chuyển của nhân dân

Huyện lộ 08 nối Liên Minh – Đức Tùng – Đức Châu đi qua xã gần 3km. Con đường này bắt được xây dựng vào năm 1966, đến năm 1998 được Nhà nước đầu tư xây dựng thành đường công vụ.

Đường sắt Bắc – Nam chạy trên địa bàn dài 1.2km. Trước đây, ga chợ Thượng đóng trên địa bàn xã thuộc khu vực thôn Thọ Tường nay. Đến năm 2000, chuyển sang thị trấn Đức Thọ, gọi là ga Yên Trung. Năm 2001, Nhà nước xây mới cầu đường sắt chợ Thượng thì cầu cũ được đầu tư xây dựng lại thành cầu đường bộ qua sông La dài 200m, thuộc tuyến đường 15A nối từ huyện lộ 08 qua thị trấn Đức Thọ - Liên Minh - Trường Sơn - Nam Đàn – Vinh.

b. Đặc điểm về xã hội:

Liên Minh trước kia thuộc tổng Thịnh Quả, huyện La Sơn, phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, xã Liên Minh gồm các thôn: Yên Hội, Thọ Tường, Thọ Ninh, Yên Phú và Yên Mỹ thuộc tổng Việt Yên. Đến tháng 10.1945, thôn Thọ Tường và Văn Hội nhập thành xã Phượng Nghi, Các thôn Yên Phú, yên Mỹ thành xã Yên Thái; riên thôn Thọ Ninh là thôn công giáo toàn tòng nên thành một xã riêng, gọi là xã Thọ Ninh. Đầu năm 198, hợp nhất 2 xã Phượng Nghi, Yên Thái thành xã Liên  Minh. Tháng 9 năm 1953, thôn Yên Mỹ và Yên Phú sáp nhập thành xã Đức Minh. Xã Đức Ninh gồm thôn Thọ Tường và Thọ Ninh; làng Văn Hội nhập về xã Đức Tân (nay là xã Trường Sơn). Năm 1959, xã Đức Minh đổi tên thành xã Yên Thái. Đến tháng 10 năm 1977 hai xã Yên Thái và Đức Ninh nhập thành xã Liên Minh.

Xã Liên Minh có 2 HTX nông nghiệp là Văn Thọ, Đức Minh và có 7 đơn vị thôn xóm gồm:

Thôn Thọ Tường (Thôn 1)

Thôn Thọ Tường 1 (Thôn 2)

Thôn Trung Thọ (Thôn 3)

Thôn Trường Thọ (Thôn 4)

Thôn Yên Phú (thôn 5)

Thôn Long Thành (Thôn 6)

Thôn Đại Minh (thôn 7)

Đến năm 2012, theo đề án sáp nhạo thôn xóm, xã Liên Minh còn 4 đơn vị thôn trực thuộc gồm:

Thôn Thọ Tường

Thôn Thọ Ninh

Thôn Yên Phú

Thôn Yên Mỹ

Xã Liên Minh có 43 dòng họ và nhiều chi, vốn từ nơi khác đến lập nghiệp như dòng họ: họ Nguyễn; họ Phạm; họ Đặng; họ Trần; họ Cao;họ Lưu; họ Hoàng; Họ Lê; Họ Đoàn...

Xã Liên Minh là xã thuần nông, chủ yếu trồng lúa, 2 vụ chính là vụ Đông Xuân và vụ mùa. Và trồng các loại hoa màu như: lạc, đậu, ngô...Chăn nuôi chủ yêu là: trâu, bò, vịt, gà, lợn...Nghề thủ coogn ở Liên Minh xuât hiện khá sớm. Trước cách mạng tháng Tám, làng Thọ  Ninh, Thọ Tường cùng các làng trong Tổng Việt Yên nổi tiếng với nghề dệt vải, đan lát. Bước vào thời kỳ đổi mới, nghề làm thuốc Bắc gia truyền vẫn được giữ vững.

Hiện nay xuất hiện một số ngành nghề mới như: thợ  nề, cơ khí, sửa chữa xe máy.....

Về đời sống tinh thần:

*Tôn Giáo: Ở Liên Minh tồn tại cùng lúc nhiều loại hình tôn giáo: Nho giáo; Phật giáo; Đạo giáo; Thiên Chúa giáo...

Hiện nay xã Liên Minh có 2/4 thôn là giáo toàn tòng, chiếm trên 45% số dân trong toàn xã. Xã Liên Minh có 1 xứ đạo Thiên chúa gọi là xứ Thọ Ninh, nhà thờ xứ Thọ Ninh được xây dựng trước năm 1945 và được tu bổ theo kiến trúc Á Đông vào cuối năm 1997, đầu năm 1998 hoàn thành.

Qua  nhiều thế hệ, nhiều người đi tu, học làm linh mục, tính đến năm 2010, làng Thọ Ninh có trên 80 người làm linh mục, hơn 50 nữ tu. Trong đó có nhiều linh mục có tiếng tham gia hoạt động phục vụ phong trào cách mạng và các hoạt động xã hội: như linh mục Đậu Quang Lĩnh tham gia chống pháp và bị đi đày ở Côn Đảo; Linh mục Vương Đình Ái làm đại biểu Quốc hội khóa X, Linh mục Vương Đình Bích là ủy viên UB đàon kết người công giáo Việt Nam. Đặc biết từ năm 1990 đến nay, có nhiều linh mục ở trong và ngoài nước đã giúp đỡ quê hương đầu tư xây dựng các công trình tại xã

Các di tích lịch sử văn hóa:

Trong lịch sử, xã Liên Minh đã dày công xây dựng và để lại nhiều di tích lịch sử - văn hóa có ý nghĩa, minh chứng cho sự phát triển văn hóa lâu đời của con người trên mảnh đất này: như đình, đền, chùa, miếu, nhà thánh...

Trước cách mạng tháng Tám 1945, các công trình kiến trúc nghệ thuật này rất nhiều như: đình làng Chung; đền Hầu Thượng; nhà Văn thánh; đền Yên Thịnh; đền Yên Phú; chùa tích Ca nhưng do chiến tranh và sự tàn phá của con người nên đã bị phá hủy.

Đền Liên Minh

Đền Liên Minh hay đền thờ Thánh Mẫu thuộc xã Liên Minh - huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh. Đền được xây dựng và tu tạo vào các năm của đời vua Thành Thái nhà Nguyễn, đền thờ Hoàng Thái hậu Bạch Ngọc hay Hoàng Thái hậu Trần Thị Ngọc Hào.

Hoàng hậu Trần Thị Ngọc Hào là một nhân vật lịch sử thế kỷ XIV - XV, người có nhiều cống hiến cho cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược đầu thế kỷ XV. Đồng thời, bà là một nhân vật lịch sử tích cực trong công cuộc khai hoang, lập ấp, xây dựng quê hương ở huyện Đức Thọ, Can Lộc, Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Bà là người sáng lập và có công xây dựng một số ngôi chùa như: Chùa Diên Quang Tự (Chùa Am); chùa Tiên Lữ; lập chợ để tạo thuận tiện sinh hoạt cho nhân dân trong vùng…

Để tưởng nhớ công lao to lớn của bà nhân dân các xã trong huyện Đức Thọ như: Đức Hòa; Đức Lạc; Đức Lập; Đức Châu; Liên Minh…đã tôn bà làm Thành hoàng, lập các đền miếu thờ tự quanh năm hương khói.

Tại xã Liên Minh, vào năm 2008 theo Quyết định số: 72/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 22/8/2008 của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch đã cấp bằng công nhận đền Liên Minh là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

Nhìn tổng thể, Đền Liên Minh bao gồm các bộ phận kiến trúc chính như: hai cột nanh, hồ bán nguyệt, tắc môn, nhà ngũ lâu, hạ điện, trung điện và thượng điện. Các bộ phận kiến trúc được bố trí trên một trục dài hình chữ nhật đăng đối được thu nhỏ và cao dần lên so với mặt bằng tổng thể khu di tích.

Từ đó đến nay, tuy đã có phương án trùng tu, nâng cấp di tích nhưng hiện tại di tích vẫn chưa được thực hiện nên một số hạng mục công trình đã xuống cấp.

Bản đồ hành chính
 Liên kết website
 Bình chọn
Thống kê: 159.393
Online: 44