Đền Chiêu Trưng cũng gọi là Đền Võ Mục ở thôn Hưng Phúc nay là thôn Vĩnh Phúc - Quang Vĩnh – Đức Thọ - Hà Tĩnh

Tục truyền, Lê khôi, thụy là Võ Mục, con ông Lê Trừ là anh thứ hai của Lê Lợi. Cha mẹ mất sớm, Lê Khôi ở với chú ruột là Lê Lợi, tham gia nghĩa quân, có tên trong Hội thề Lũng Nhai gồm 35 công thần tụ nghĩa. Ông tham gia nhiều trận đánh, lập công lớn, cùng Lê Sát, Lê Phấn bắt sống tướng Minh là Chu Kiệt. Năm 1427 trong trận Xương Giang ông đã cùng Phạm Vấn cầm quân chi viện cho Lê Sát, Trần Nguyên Hãn đánh tan quân giặc, bắt sống đô đốc Thôi Tụ, Thượng thư Hoàng Phúc và hơn 3 vạn tù binh giặc, góp phần giải phóng Đông Đô.

            Lê Khôi làm quan 3 triều (Lê Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông) lên tới chức Khâm sai Tiết chế thủy lục như Dinh, Hộ vệ Thượng tướng quân. Năm 1443, ông được phái vào làm Tổng trấn Hoan Châu (Nghệ An – Hà Tĩnh) chỉ vài năm làm công bộc chăn dân ở đây, ông đã nổi tiếng bởi sự công minh chính trực, chú trọng phát triển nông nghiệp, lo cuộc sống cho dân “ nhà nhà ấm no, không lo trộm cướp”. Năm 1446, ông phụng mệnh vua Nhân Tông cầm quân cùng các tướng Nguyễn Chích, Nguyễn Xí đi đánh Chiêm Thành ở châu Thuận Hóa bắt được chúa Chiêm là Bí Cai. Trên đường trở về, đoàn chiến thuyền đến chân núi Long Ngâm của dãy Nam Giới thì ông mất. Thương tiếc vị tướng tài - đức song toàn, binh sỹ kêu gào dậy sóng một vùng Cửa Sót. Vua quan thương xót vô hạn, nghỉ triều chính làm quốc tang 3 ngày. Thi hài ông an táng tại chóp núi Long Ngâm. Nhà vua cho lập đền thờ, hàng năm tổ chức quốc tế, truy phong. Năm Quang Thuận thứ 4 (1463) Vua Lê Thánh Tông ngự giá thăm Đền, viếng mộ, ngự chế bài thơ quốc âm đề vịnh, sắc cho Đô úy Bảng nhãn Nguyễn Như Đỗ soạn bia dựng tại Đền. Năm Hồng Đức thứ 18 (1487) lại phong tặng “ Chiêu Trưng Đại Vương”.

            Năm Tân Tỵ, Dương Hoà đời Lê Thần Tông(1641) triều đình giao Đền này cho 3 làng phụng tự và xây dựng ngôi đền mới ở Thôn Hưng Phúc xã Triều Khẩu, phía dưới Lam Thành để tiện cho các quan tế lễ Đền này về sau giao cho dân 3 làng: Phúc Xuyên - Quang Dụ - Hưng Phúc xã Triều Khẩu thờ phụng. Vào cuối thế kỷ XIX, đất các làng Quang dụ, Hưng Phúc (ở vùng chợ Tràng) lở hết xuống sông lam. Dân 2 làng phải dời sang ở phía nam Sông Lam, phía trên Phố Phù Thạch. Năm 1871-1881 đời tự Đức, Ngôi đền Chiêu Trưng cũng phải dời đi chỗ khác. Dựng thành 2 Đền, một đền ở Phúc Xuyên(Tức Nguyên Phúc xưa nay là xã Hưng Khánh – Hưng Nguyên – Nghệ An), một Đền ở Hưng Phúc do 2 làng Quang Dụ và Hưng Phúc thờ phụng. Sau năm 1945 hai làng này thuộc xã Tiến Tiến, đến năm 1953 hai làng này chia làm 2 xã là xã Đức Quang và xã Đức Vĩnh: từ đó Đền Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi nằm ở thôn Vĩnh Phúc – Đức Vĩnh – Đức Thọ - Hà Tĩnh

            Đền Chiêu Trưng xưa ở chợ Tràng là 1 trong 4 ngôi Đền lớn ở Nghệ An (Đền Cờn, Đền Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng) Đển Chiêu Trưng ở Hưng Phúc xã đức Vĩnh ngày nay có 2 ngôi Nhà lớn, Thượng Điện và Hạ Điện có nhiều tự khí, đối liễn, hoành Phi trong đó có bức đề 4 chữ Đại tự “Nam Thiên Tuấn Vọng” do vua Lê Thánh Tông ban tặng. Cổng tam quan còn nguyên vẹn trước cổng có ghi 3 chữ “ Đài Lễ Quốc”

    Năm 2009, được sự đồng ý của Sở Văn hoá cho phép Đảng bộ và nhân dân xã Đức Vĩnh kêu gọi cán bộ, đảng viên, nhân dân và con em xa quê ủng hộ, đóng góp để xây dựng lại nhà Thượng Điện và hai nhà dẫn. Đến năm 2010, Đền Chiêu Trưng được UBND Tỉnh công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp Tỉnh. Năm 2014, thể theo nguyện vọng của cán bộ và nhân dân cũng như con em xa quê tiếp tục kêu gọi, đóng góp và ủng hộ để xây dựng nhà Hạ Điện và hàng rào phía trước; năm 2017 đã khôi phục lại ao Đền.

    Đến nay Đền Chiêu Trưng cơ bản được xây dựng với một quần thể tương đối đầy đủ, uy nghi gồm: Nhà Thượng Điện, hai dãy nhà dẫn, nhà Hạ Điện, ao Đền, khuôn viên được trồng cây và khép kín tạo nên nét đẹp văn hoá và nơi thờ tự linh thiêng. Từ đó đến nay cứ vào các  ngày 30, mồng 1, 14 rằm hàng tháng và các dịp Lễ, Tết đã có hàng triệu lượt người dân trong và ngoài tỉnh, con em xa quê  đang sinh sống học tập và công tác ở mọi miền của Tổ quốc cũng như ở nước ngoài về dâng hương để cầu nguyện phù hộ độ trì cho mọi người, mọi nhà được bình yên, ấm no và hạnh phúc.

Một số hình ảnh về Đền Chiêu Trưng

Tổng thể di tích Đền Chiêu Trưng

Cổng tam quan, di tích được xây dựng từ năm 1817 còn nguyên giá trị

Bằng công nhận di tích văn hóa cấp tỉnh (được cấp năm 2010)

--------o0o--------

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 82.412
    Online: 114