BÀI GIỚI THIỆU

VỀ DI TÍCH NHÀ THỜ TRẦN VĂN BÚT-TRẦN VĂN BÍCH

Tân Dân là một xã ven Trà sơn thuộc huyện Đức Thọ, có diện tích là 17,22km2, dân số có trên 7129 nhân khẩu, 2446 hộ, gần 20% nhân dân tín ngưỡng thiên chúa giáo. Năm 2020 được sáp nhập từ 2 xã Đức Long và Đức Lập củ. Hệ thống hành chính có 12 thôn, có 5 trường học trên địa bàn, có 20 chi bộ trực thuộc(gồm 12 chi bộ thôn, 07 chi bộ cơ quan trường học). Toàn xã có 03 di tích LSVH cấp tỉnh, có hệ thống đường giao thông thuận lợi, có đường Quốc lộ 8A đi qua, tỉnh lộ 552, 554, đường sắt Bắc nam đi qua. Kinh tế xã nhà phát triển đa dạng, nhưng tập trung chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, thương mại dịch vụ.

Hiện tại đoàn tham quan của mình đang có mặt tại Di tích LSVH nhà thờ Trần Văn Bút-Trần Văn Bích đề nghị xếp hạng di tích cấp tĩnh năm 2007.

Nhà thờ Trần Văn Bút- Trần Văn Bích được xây dựng ở thôn Tân Mỹ, xã Tân Dân huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh, cách thị trấn Đức Thọ khoảng 6 km. Xưa vị trí này thuộc làng Trung Phạm xã Phụng Công tổng Việt Yên huyện La Sơn.

Theo gia phả của họ ghi lại: năm 1400, Hồ Quý Ly chiếm ngôi nhà Trần, nhà Minh lấy cớ này xâm lược nước ta, bà Trần Thị Ngọc Hào là Hoàng hậu Bạch Ngọc vợ thứ ba của vua Trần Duệ Tông cùng với người thân và gia nhân cải trang thành thầy tu, bỏ kinh kinh thành Thăng Long trở về quê hương bản quán lánh nạn, sinh cơ lập nghiệp, khai hoang, lập làng, trong đó có hai trung thần là Trần Quốc Trung, Nguyễn Thời Kính. Quân khởi nghĩa Lam Sơn đánh quân Minh giải phóng quê hương, lúc này bà Trần Thị Ngọc Hào cùng các vị Nguyễn Thời Kính, Trần Vân, Nguyễn Chinh chủ trì bảo vệ triều đình. Vào năm 1428 Lê Lợi lên ngôi sáng lập ra vương triều Lê, thời gian này họ Trần hình thành và các xã lân cận cũng hình thành, Hoàng hậu Bạch Ngọc đã gả hai cung nữ của mình là Phạm và Kỵ cho hai trung thần là Trần Quốc Trung, Nguyễn Thời Kính và tên hai cặp vợ chồng ấy bà lấy đặt tên cho hai điếm mới lập ra đó là Kính Kỵ và Trung Phạm (nay thuộc xã Tân Dân -  huyện Đức Thọ). Dân cư làng Trung phạm ngày càng đông đúc các vị hào trưởng trong làng đều là người họ Trần. Họ Trần văn đã sinh ra 2 vị tướng Trần Văn Bút, Trần Văn Bích.

Ông Trần Văn Bút sinh năm Giáp Ngọ 1714 tại làng Trung Hòa Tổng Đồng Công, Phủ Đức Quang, ông mất 17/01/1780( hưởng thọ 66 tuổi). Thuở nhỏ ông nổi tiếng là người thông minh hiếu học được vua Lê mời ra làm quan phò vua giúp nước, sau một thời gian công tác vua thấy ông thông minh tài giỏi chí lớn được vua phong 4 đạo sắc: Kiệt Trung Tướng Quân, nhiều lần ra trận lập chiến công vang dội, tiêu diệt quân giặc, tham gia chiến trường Bình Trị thiên mở mang bờ cõi phía nam của đất nước, sau nhiều lần lập chiến công xuất sắc ông được xếp vào loại võ quan cao cấp.

Ông Trần Văn Bích sinh năm Canh Tý 1720 tại làng Trung Hòa Tổng Đồng Công, Phủ Đức Quang, ông mất 1790( hưởng thọ 70 tuổi). Ông đã từng làm việc ở quan Danh Ninh Trần, có nhiều thành tích trong việc cầm quân canh giữ biên cương được nhà vua phong đạo sắc: từ Phẩm Lực Tướng lên Kiệt Tướng Quân thuộc hàng Lực Phẩm tương đương với tỉnh trưởng ngày nay.

Với lòng yêu nước thương dân, tinh thần Trung quân Ái Quốc cống hiến đời minh cho sự nghiệp giải phóng đất nước, năm 1873 dòng họ được sự giúp đỡ của địa phương và con cháu họ Trần đã xây dựng nhà thờ ông Trần Văn Bút, Trần Văn Bích để tưởng nhớ công lao to lớn của hai ông. Nhà thờ đã được tu sửa lần 1 vào năm 1940, lần 2 vào năm 1994, lần 3 năm 2009, lần 4 năm 2022 với kinh phí xã hội hóa trên 800 triệu đồng.

Để tôn vinh người có công với đất nước, giáo dục truyền thống, uống nước nhớ nguồn, năm 2007  UBND tỉnh Hà tỉnh đã ra Quyết định công nhận Nhà thờ Trần Văn Bút - Trần Văn Bích, là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh theo quyết định số 1774/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2007.

Hiện nay, để phát huy giá trị của di tích, Ban quản lý di tích xã Tân Dân cùng các cấp, các ngành liên quan đã xây dựng, nâng cấp tôn tạo di tích. Nhà thờ nằm trong quần thể các di tích của vùng “địa linh nhân kiệt” giàu truyền thống lịch sử văn hóa. Với giá trị lịch sử to lớn, nhà thờ là nới thờ cúng đã đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của nhân dân, con cháu dòng họ thường xuyên về dâng hương, viếng thăm.

 Đây là điểm đến ý nghĩa, tiềm năng to lớn phát triển văn hóa và du lịch của huyện Đức Thọ nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung.

           


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
 Liên kết website
 Bình chọn
Thống kê: 121.960
Online: 177