LỊCH SỬ, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG XÃ TRƯỜNG SƠN
1. Vị trí địa lý
Xã Trường Sơn là xã nằm ở vùng ngoài đê của huyện Đức Thọ. Phía Nam chạy dọc theo bờ sông La từ bến đó Đá Bạc qua Tam Soa xuống thôn Sâm Văn Hội, Phía Bắc giáp xã Nam Kim - huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An, Phía Tây giáp sông Ngàn Phố và xã Sơn Tân - huyện Hương Sơn, Phía Đông giáp Xã liên Minh - huyện Đức Thọ.
Về địa lý Trường Sơn là nơi sơn thủy hữu tình, vừa có sống, có núi lại có cả đồng bằng. Phía Tây là dãy núi Thiên Nhẫn, một trong hàng ngàn núi nhánh của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Phía Tây Bắc có dãy núi này còn có nhiều ngọn núi khá dài, chiếm 35% diện tích đất tự nhiên của Trường Sơn. Với cái tên quen thuộc như: Rú Tằm, rú Kim Quy, rú Động Vợi, rú Gia Trại, rú Bọng Moong, rú Bãi Sậy, rú Cụp Tran, rú Yên Mạ...
Tổng diện tích đất của xã Trường Sơn là: 814,28 ha. Trong đó đất canh tác chiếm 40%, đất thổ cư chiếm 25%, đất đồi núi chiếm 35%.
2. Lịch sử hình thành
Xã Trường Sơn được hình thành từ xa xưa. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử từ thời Hùng Vương ở cương vực nước Văn Lang bao gồm cả vùng đất Việt Thường (tức là đất Nghệ Tĩnh ngày nay) người Lạc Việt đã sớm đến cư trú trên những cánh đồng thuộc lưu lực sông Lam và sông La. Như vậy có thể khẳng định người dân Trường Sơn đã đến sinh cơ lập nghiệp ở nơi đây từ thời xã xưa.
Theo các cụ ngày xưa kể lại, trước đây diện tích của xã rộng hơn nhiều. Vùng núi phía Bắc ăn sâu mãi đến tận thành Lục Niên, đây là một thành tiền tiêu của Lê Lợi được xây dựng từ năm 1423, sau này nơi đây trở thành nơi dạy học của Nguyễn Thiếp vào cuối thế kỷ thứ 18.
Về phân chia địa giới hành chính theo cuốn "Lịch sử các làng xã Việt Nam" có ghi rỏ, xã Trường Sơn ngày xưa được phân chia thành bảy thôn, độc lập. Trong quá trình phát triển của dân tộc cùng với sự thay đổi về tổ chức hành chính đất nước, xã Trường Sơn và các thôn xóm của xã Trường Sơn cũng có những thay đổi về địa giới hành chính và tên gọi khác nhau.
Về tổ chức hành chính, xã Trường Sơn trước năm 1945 có 7 làng sinh hoạt động lập riêng gồm:
Làng Vĩnh Khánh nằm phía Tây xã, đối diện với bến Tam Soa, Linh Cảm.
Làng Ninh Thái nằm phía Đông làng Vĩnh kHánh, hai làng cách nhau một con hói Rãi (thường gọi là làng Rãi).
Làng Vạn Phúc Trung nằm phía Đông làng Ninh Thái (thường gọi là làng Thông).
Làng Vạn Phúc Đông nằm phía Đông làng Vạn Phúc Trung (thường gọi là làng Đông).
Làng Cửu Yên nằm phía Đông làng Vạn Phúc Đông.
Làng Trường Xuân nằm phía Đông làng Cửu Yên, hai làng ccahs nhau một con Kheng chợ. Làng Trường Xuân được chia ra 4 giáp gồm: Giáp Thượng, giáp Tràng, giáp Chính và giáp Cường.
Làng Văn Hội nằm cách phía Đông làng Trường Xuân, hai làng cách nhau một con Hói (Phúc Đại).
Cả 7 làng đều nằm trong xã Việt Yên Thượng thuộc tổng Việt Yên, mỗi làng có một Lý trưởng, 1 Phó lý, riêng làng Trường Xuân có thêm 2 Phó lý được tổ chức theo hệ thống hành chính và có con dấu riêng. Ngoài ra còn có các Hương chức, Hương bản giữ quỹ công, Hương mục phụ trách đường xá, cầu cống, đê điều, Hương dịch phụ trách tạp dịch, Hương kiểm phụ trách tuần tra canh gác. Hương bộ phụ trách khai tử, khai sinh và giá thú.
Ở mỗi thôn còn có một đội tuần phu bảo vệ trị an, canh giữ đồng điền. Vào đầu những năm 1930 mỗi đơn vị hành chinh quyền thuộc địa còn đặt thêm một viên bang tá, thành lập thêm các tổ chức như đoàn phu, hội đồng hương chức, hội đồng tộc biểu, nhằm "dẹp loạn cộng sản".
Trong từng thôn lại được chia ra các xóm nhỏ cắt ngang theo trục đường từ đồng ra bến. Tất cả 7 thôn nói trên, trước năm 1945 đều nằm trong xã Việt Yên Thượng bên tả ngạn Sông La. Tổng Việt Yên còn một xã nữa là Việt Yên Hạ xã ở Nam ngạn Sông La. Việt Yên Thượng xã được gọi tắt là "Kẻ Thượng", Việt Yên Hạ xã được gọi tắt là "Kẻ Hạ", đó là 2 kẻ trong tổng số 130 kẻ của tỉnh Hà Tĩnh.
Hồi Pháp thuộc không có chính quyền ở các xã này, mà chỉ có một cánh tổng của cả tổng Việt Yên, tuy xã Việt Yên Thượng gồm các thôn ở Bắc tả ngạn Sông La nhưng trong thực tế nhân dân các địa phương lại gọi Thương Lai, chính là nằm trong khu vực của xã Trường Sơn ngày nay.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 nhân dân 7 thôn tổ chức bầu cử theo hình thức phổ thông đầu phiếu để bầu ra chính quyền 2 xã đó là:
Xã Yên Sơn bào gồm các thôn: Cửu Yên, Vạn Phúc Đông, Vạn Phúc Trung, Ninh Thái, Vĩnh Khánh.
Xã Trường Xuân bào gồm các thôn: Bến Đền, Bến Cầu, Sâm, Ngõ Lối, Bến Trửa, Bến Hầu và xóm Chợ.
Riêng thôn Văn Hội lúc này vẫn sinh hoạt độc lập.
Tháng 9 năm 1947, 2 xã Trường Xuân và Yên Sơn được sáp nhập thành một xã và đặt tên là Trường Sơn. Như vậy xã Trường Sơn ra đời từ đó.
Sau giảm tô năm 1953 do yêu cầu về sắp xếp địa lý và để tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý hành chính, xã Trường Sơn lại tách làm 2 xã đó là: Xã Đức Tân và xã Đức Trường.
Xã Đức Tân bao gồm các thôn: Bến Đền, Bến Cầu, Sâm, Ngõ Lối, Bến Trửa, Bến Hầu, xóm Chợ và Văn Hội.
Xã Đức Trường bao gồm các thôn: Cửu Yên, Vạn Phúc Đông, Vạn Phúc Trung, Ninh Thái, Vĩnh Khánh.
Tháng 10/1976 hai xã Đức Tân và Đức Trường lại được hợp nhất và lấy lại tên cũ là xã Trường Sơn.
Các mặt sinh hoạt chính trị, văn hóa, xã hội trong thời gian này Đảng và Chính quyền đều chỉ đạo qua các HTX, vì thời gian này chưa tổ chức lại các thôn xóm.
Tháng 3/1993 toàn xã Trường Sơn được tổ chức lại 11 thôn, từ thôn 1 (Văn Hội) đến thôn 11 (Kim Quy).
Tháng 9/2003, 11 thôn được tổ chức lại thành 15 thôn: Văn Hội, Ngõ Lối, Sâm, Bến Đền, Bến Hến, Bến Hầu, Cửu Yên, Vạn Phúc Đông, Vạn Phúc Trung, Ninh Thái, Động Vợi, Kim Quy, Yên Mạ, Vĩnh Khánh I, Vĩnh Khánh II.
Tháng 2012, 15 thôn được tổ chức sáp nhập thành 10 thôn: Sâm Văn Hội, Ngõ Lối, Bến Đền, Bến Hến, Bến Hầu, Cửu Yên, Vạn Phúc, Ninh Thái, Kim Mã, Vĩnh Khánh.
Trải quan nhiều lần phân, hợp đến nay xã Trường Sơn có 10 thôn đi vào hoạt động ổn định, tính đến cuối năm 2018 có 2.022 hộ với trên 7.606 nhân khẩu, được phân bổ thành 10 khu dân cư, với nhiều ngành nghề đa dạng, Nông nghiệp: 27%; TTCN- XD: 33%, TMDV: 40%, thu nhập bình quân đầu người đạt 23,5 triệu đồng/người/năm. Đảng bộ có 548 đảng viên, sinh hoạt ở 13 chi bộ, trong đó có 10 chi bộ thôn xóm; 3 chi bộ trường học.
3. Con người và truyền thống:
Nhân dân Trường Sơn không chỉ cần cù riêng năng và sáng tạo trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế mà cong nổi tiếng về hiếu học. Vì có lòng hiếu học nên qua các kỳ thi cử như thi hương, thi hội, thi đình Trường Sơn có nhiều sỹ tử tham gia và đỗ đạt. Thời lê, có Nguyễn Chiêu 32 tuổi đậu đệ Nhị giáp chế khoa năm Giáp Dân niên hiệu Thuận Bình. Năm 1554 đời Lê Trang Tông làm cấp sự Trung và Phạm Công Hưởng; Phạm Gia Hậu đậu Hương cống. Đời nhà Nguyễn có các cử nhân Nguyễn Khắc Thân, đậu năm Ất Mão (1855) làm Tri Phủ, Thái Khắc Tuy (Làng Vạn Phúc Đông) đậu khoa Đinh Mão làm Tri phủ ở Thiệu Hóa - Thanh Hóa, Trần Văn Khoát (Vĩnh Khánh) đậu khoa Bính Tý (1876), Phạm Khắc Doãn đậu khoa Kỷ Mão (1879) làm Đốc học ở Bình Thuận, Trần Văn Châu đậu khoa Kỷ Dậu (1909) năm Duy Tân thứ 3 làm Hậu bổ Thanh Hóa; Cụ Trần Văn Toại đậu giải nguyên không ra làm quan mà ở nhà dạy học; ông Nguyễn Công Điệm con cụ Nguyễn Công Độ thủy tổ họ Nguyễn đỗ tạo sỹ (tức tiến sỹ võ) đươc vua Lê Hiến Tông phong chức tu lệnh quân cấm vệ triều đình. Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi cụ chỉ huy quân theo cha về làng Thượng. Ông Nguyễn Công Nghĩa cháu cụ Nguyễn Công Độ, đậu cống sinh tức là đậu cử nhân thời triều Lê, ông được phong chức Hầu tri binh. Như vậy theo số liệu thu thập được toàn xã có 7 vụ đậu hương cống và cử nhân, trong đó có 1 vị đậu giải nguyên. Số người đậu tú tài có 8 vị đó là cụ: Trần Đình Thái, Thái Văn Mân, Phạm Công Tại, Phạm Công Lập, Phạm Duy Mân, Phạm Duy Quế, riêng cụ Phạm Khắc Cần 3 lần đậu tú tài (1873, 1876, 1879), ngoài ra còn 2 cụ trúng tam trường như cụ: Nguyễn Đình Huy và cụ Lê Hân.
Phong trào học chữ Nho của con em trong xã trước đây cũng rát sôi nổi, nhiều gia đình muốn cho con đi học chữa thnhs hiền để hiểu đạo lý, viết được các bài văn khế, văn tự. Vì vậy mỗi làng đều có các thầy đồ dạy chữa Nho. Dưới thời Pháp thuộc nhân dân đã chuyển sang học chữa Quốc ngữ, chữa Pháp, rất đông thầy dạy chữ Quốc ngữ và chữ Pháp như các thầy TRần Hưng, Phạm Cận, Phạm Ba, Thái Khắc Huynh, Thái Tuyên, Thái Lục, Nghiêm Kim Quý, Thầy Cửu Quang, Nguyễn Ninh.
Hồi Pháp thuộc tại làng Trường Xuân đã có 1 trường cấp 1 dạy từ lớp 5 đến lớp 3, các học sinh sau khi học xong lớp 4, lớp 5 tại trường làng, có thể đi sơ học yếu lược.
Trong số người học cao thời kỳ đó có ông Trần Văn Du, cháu nội cụ Trần Văn Châu, chắt cụ giải nguyên Trần Văn Tài, sau khi đậu tú tài xong ông được sang Pháp du học và đậu tiến sĩ ngành Sinh vật. Ông Phạm Văn Đoái con trai cụ Phạm Khắc Doãn học trường cao đẳng y khoa và tốt nghiệp y sỹ Đông Dương, bà con Trường Sơn gọi ông là ông Đốc Đoái.
Thời kỳ Pháp thuộc, thực hiện chủ trương chính sách ngu dân của chính quyền thuộc địa, nhân dân ta không được học hành, số người học sơ lược là rất hiếm, số người học bổ túc lại càng ít hơn.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân tập trung sức người, sức của đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Đến nay 3/3 trường đạt chuẩn Quốc gia, tính đến năm 2017, số người có học hàm, học vị: Giáo sư 3 người, phó giáo sư 3 người, Tiến sĩ: 44 người, Thạc sĩ: 25 người. Về Quân sự: Thiếu tướng: 3 người, Đại tá: 35 người, Thiếu tá: 24 người. Các dòng họ tiêu biểu ở Trường Sơn là Họ Chu, họ Phạm, họ Trần, họ Nguyễn ... Nhân dân Trường Sơn có lòng yêu nước và truyền thống cách mạng, trong hai cuộc kháng chiến đã đóng góp nhiều sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng dân tộc kết thúc chiến tranh xã Trường Sơn có 20 Mẹ Việt Nam Anh hùng, 284 liệt sỹ, hơn 400 đối tượng là thương bệnh binh chất độc da cam. Năm 1998 xã Trường Sơn vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Thực hiện công cuộc đổi Mới của Đảng năm 2000 nhân dân Trường Sơn được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Thực hiên chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2014 xãTrường Sơn được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới về trước một năm theo quyết định của UBND tĩnh Hà Tĩnh.
4. Các danh thắng và di tích lịch sử văn hóa: Trước năm 1945, trên địa bàn xã có rất nhiều đền, chùa đẹp nổi tiếng. Làng Trường Xuân có đền thờ thánh hoàng Phạm Đà, Chùa Văn Hội, Chùa Thượng, ở tứ thôn có điện Kim Quy thờ Cao Sơn Đại Vương Nguyễn Sùng, và mỗi thôn lại có một đình làng. Ở Vĩnh Khánh có điện Đức Mẹ (điện Gia Dù) và Chùa Phượng Tường, ở Vạn Phúc Trung có chùa Phúc Long. Hiện nay trên địa bàn có điện Kim Quy và Chùa Phượng Tường được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.