UBND XÃ TRƯỜNG SƠN
HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PBGDPL
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Trường Sơn, ngày 01 tháng 4 năm 2022
|
TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT
(Tai liệu phục vụ xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật)
PHẦN 1. PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ pháp lý:
- Luật an toàn giao thông đường bộ năm 2008;
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
- Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
- Thông tư 39/2019/TT-BGTVT ngày 29/8/2021 quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dung tham gia giao thông đường bộ.
I. QUY ĐỊNH CHUNG
Câu 1. Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Trả lời:
Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ được quy định tại Điều 4 Luật an toàn giao thông đường bộ năm 2008, theo đó:
1. Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
2. Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.
3. Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
4. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
6. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Câu 2. Các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện theo Luật giao thông đường bộ năm 2008?
Trả lời:
Tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm gồm:
1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.
5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.
6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.
8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.
Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.
10. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.
12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
14. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.
15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.
16. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.
17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.
18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.
19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.
20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
21. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Câu 3. Quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ được Luật giao thông đường bộ quy định như thế nào?
Trả lời:
Các quy tắc chung được quy định tại Điều 9 Luật an toàn giao thông đường bộ năm 2008, gồm:
- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
Câu 4. Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ thì hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì? Khi tham gia giao thông phải chấp hành báo hiệu đường bộ như thế nào?
Trả lời:
Luật an toàn giao thông đường bộ năm 2008 quy định Hệ thống báo hiệu đường bộ như sau:
“Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ
1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:
a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;
b) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;
c) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
4. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
5. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.
6. Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.
7. Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.
8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ.”
Khi tham gia giao thông cần phải chấp hành báo hiệu đường bộ được quy định tại Điều 11 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, cụ thể:
“Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.”
II. VI PHẠM QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Câu 5: Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như thế nào về tín hiệu đèn giao thông? Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện không chấp hành tín hiệu đèn giao thông được quy định như thế nào?
Trả lời
1. Khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về tín hiệu đèn giao thông như sau:
- Tín hiệu xanh là được đi;
- Tín hiệu đỏ là cấm đi;
- Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
2. Mức xử phạt đối với người điều khiển phương tiện không chấp hành tín hiệu đèn giao thông được quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm a khoản 5, điểm b khoản 11 Điều 5).
- Đối với người điều khiển xe mô tô xe, gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm e khoản 4, điểm b khoản 10 Điều 6).
- Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dung: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm đ khoản 5, điểm a khoản 10 Điều 7)
- Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (điểm đ khoản 2 Điều 8)
- Đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo: Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu (điểm a khoản 2 Điều 10)
Câu 6: Hành vi phóng nhanh lạng lách, đánh võng luôn là nỗi bức xúc và lo lắng cho người đi đường, uy hiếp đến trật tự an toàn giao thông. Vậy mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này được quy định như thế nào?
Trả lời
Với hành vi trên, pháp luật đã có quy định mức phạt rất nặng được quy định cụ thể tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 như sau:
* Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ (điểm b khoản 7 Điều 5)
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5). Nếu tái phạm thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng (điểm d khoản 11 Điều 5).
* Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị (điểm b khoản 8 Điều 6).
Đồng thời, người điều khiển xe có thể bị người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020); bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện (điểm c khoản 10 Điều 6).
* Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác:
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường. Ngoài ra, người nào tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần sẽ bị tịch thu phương tiện (khoản 3, 5 Điều 8)
Câu 7. Hành vi uống rượu, bia khi điều khiển ô tô tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời
Theo Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt với hành vi uống rượu, bia vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô như sau:
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (điểm c khoản 6). Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng (điểm e khoản 11).
- Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (điểm c khoản 8). Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (điểm g khoản 11).
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ (điểm a, b khoản 10). Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (điểm h khoản 11).
Để ngăn chặn ngay những hành vi vi phạm hành chính nêu trên người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được phép tạm giữ phương tiện của người điều khiển xe trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).
Câu 8. Trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe máy kéo uống rượu, bia khi lái xe tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời
1. Tại Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi uống rượu bia khi tham gia giao thông đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (điểm c khoản 6). Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng (điểm đ khoản 10).
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (điểm c khoản 7). Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (điểm e khoản 10).
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ (điểm e, g khoản 8). Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (điểm g khoản 10).
Để ngăn chặn ngay những hành vi vi phạm hành chính nêu trên người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được phép tạm giữ phương tiện của người điều khiển xe trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).
2. Tại Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi uống rượu bia khi tham gia giao thông đối với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (điểm c khoản 6). Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng (điểm d khoản 10);
- Phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (điểm b khoản 7). Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng (điểm đ khoản 10);
- Phạt tiền từ 16.000.000 - 18.000.000 đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ (điểm a, b khoản 9). Ngoài ra người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng (điểm e khoản 10).
Để ngăn chặn ngay những hành vi vi phạm hành chính nêu trên người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được phép tạm giữ phương tiện của người điều khiển xe trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).
Câu 9. Người đi xe đạp đã uống rượu, bia khi tham gia giao thông có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Trả lời
Đây là lần đầu tiên, Chính phủ quy định mức xử phạt đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm về nồng độ cồn tại Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP cụ thể:
- Phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (điểm q khoản 1).
- Phạt tiền từ 300.000đ - 400.000đ đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (điểm e khoản 3).
- Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Người điều khiển phương tiện không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ (điểm c, d khoản 4).
Để ngăn chặn ngay những hành vi vi phạm hành chính nêu trên người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được phép tạm giữ phương tiện của người điều khiển xe trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8.
Câu 10. Anh tôi đi uống rượu về bị CSGT kiểm tra giấy tờ và yêu cầu thổi vào máy đo nồng độ cồn nhưng anh tôi không chấp hành mà tự ý bỏ về nhà. Xin hỏi, trong trường hợp này anh tôi bị xử phạt như thế nào?
Trả lời
Căn cứ Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì
- Nếu anh bạn là Người điều khiển xe ô tô không chấp hành yêu cầu kiển tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (điểm b khoản 10 Điều 5). Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (điểm h khoản 11 Điều 5).
- Nếu anh bạn là người điều khiển xe mô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (điểm g khoản 8 Điều 6) và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (điểm g khoản 10 Điều 6).
- Nếu anh bạn là người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng không chấp hành yêu cầu kiển tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng (điềm b khoản 9 Điều 7) và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng (điểm e khoản 10 Điều 7).
- Nếu anh bạn là người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không chấp hành yêu cầu kiển tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (điểm d khoản 4 Điều 8).
Câu 11. Tốc độ và khoảng cách giữa các xe cơ giới khi tham gia giao thông được quy định như thế nào? mức phạt nếu vi phạm của từng loại xe?
Trả lời:
Theo Luật an toàn giao thông đường bộ năm 2008, tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe được quy định như sau:
Tại Khoản 11 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định “nghiêm cấm các hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu”; khoản 1 Điều 12 quy định “ Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.”
Tại các điều 6, 7, 8, 9 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT ngày 29/8/2021 quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dung tham gia giao thông đường bộ quy định tốc độ cho phép tối đa:
“Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)
Loại xe cơ giới đường bộ
|
Tốc độ tối đa (km/h)
|
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên
|
Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới
|
Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này.
|
60
|
50
|
Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)
Loại xe cơ giới đường bộ
|
Tốc độ tối đa (km/h)
|
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên
|
Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới
|
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn.
|
90
|
80
|
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc).
|
80
|
70
|
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông).
|
70
|
60
|
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc.
|
60
|
50
|
Điều 8. Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc)
Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h.
Điều 9. Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc
1. Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường; cao tốc không vượt quá 120 km/h.
2. Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.
Điều 11. Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường
1. Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.
2. Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường
a) Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
Tốc độ lưu hành (km/h)
|
Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)
|
V = 60
|
35
|
60 < V ≤ 80
|
55
|
80 < V ≤ 100
|
70
|
100 < V ≤ 120
|
100
|
Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.
b) Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định tại điểm a Khoản này.”
Vi phạm chạy quá tốc độ quy định, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Cụ thể:
* Đối với ô tô
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định Nghị định số 100/2019/NĐ-CP);
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (điểm i khoản 5 Điều 5). Ngoài ra người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5);
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (điểm a khoản 6 Điều 5). Ngoài ra người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5);
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (điểm c khoản 7 Điều 5). Ngoài ra người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5).
* Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy (Điều 6):
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (điểm c khoản 2 Điều 6);
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (điểm a khoản 4 Điều 6);
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (điểm a khoản 7 Điều 6). Ngoài ra người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng;
* Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng (Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP):
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến 10km/h (điểm a khoản 3);
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h (điểm a khoản 4). Ngoài ra người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm a khoản 10);
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h (điểm b khoản 6). Ngoài ra người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm b khoản 10).
Câu 12. Những nguyên tắc cần phải tuân thủ khi muốn vượt xe? Những trường hợp nào không được vượt xe? Vượt xe không đúng quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Tại Điều 14 Luật giao thông đường bộ có quy định rõ ràng khi muốn vượt xe thì người điều khiển phương tiện phải thực hiện những nguyên tắc sau.
- Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
- Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
- Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
- Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
+ Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
+ Khi xe điện đang chạy giữa đường;
+ Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
Tại khoản 5 Điều 14 Luật giao thông đường bộ quy định các trường hợp không được vượt xe gồm:
- Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
- Trên cầu hẹp có một làn xe;
- Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
- Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
- Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
- Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vượt xe không đúng quy định như sau:
- Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định (Điểm i khoản 4 Điều 5). Bên cạnh bị phạt tiền người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5).
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái (Điểm d khoản 5 Điều 5). Bên cạnh bị phạt tiền người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5).
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 (Điểm a khoản 7 Điều 5). Bên cạnh bị phạt tiền người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5).
- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều này; Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ (Điểm c, d khoản 4 Điều 6).
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều 6 (Điểm b khoản 7 Điều 6). Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi nêu trên còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
- Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:
+ Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi tránh xe, vượt xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật (điểm h khoản 3 Điều 7).
+ Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều 7 (điểm a khoản 7 Điều 7).
Câu 13. Chuyển hướng không đúng quy định bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Điều 15 Luật giao thông đường bộ quy định chuyển hướng xe như sau:
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe:
+ Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ (điểm b khoản 1 Điều 5);
+ Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ (điểm c khoản 1 Điều 5).
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức) (điểm c khoản 3 Điều 5).
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chuyển hướng không đúng quy định gây tai nạn giao thông (điểm a khoản 7 Điều 5). Ngoài bị phạt tiền, người thực hiện hành vi trên còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5).
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe:
+ Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ (điểm d khoản 1 Điều 6);
+ Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ (điểm đ khoản 1 Điều 6).
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức); điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển.
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông (điểm b khoản 7 Điều 6). Bên cạnh bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP)
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe:
+ Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ (điểm b khoản 1 Điều 7);
+ Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ (điểm c khoản 1 Điều 7).
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chuyển hướng không đúng quy định gây tai nạn giao thông (điểm a khoản 7 Điều 7). Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm b khoản 10 Điều 7).
Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác
- Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe chuyển hướng không báo hiệu trước (điểm b khoản 1 Điều 8).
Câu 14: Trong thực tế có không ít các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến người điều khiển phương tiện trong quá trình lùi xe gây ra. Vậy người điểu khiển phương tiện khi lùi xe cần phải tuân thủ những quy định nào?
Trả lời:
1. Theo Luật giao thông đường bộ năm 2008 (Điều 16) quy định khi lùi xe, lái xe cần tuân thủ: .
- Người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.
- Không được lùi xe ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc.
2. Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi lùi xe không đúng quy định như sau:
* Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe thực hiện hành vi Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước (điểm o khoản 3 Điều 5).
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ (điểm i khoản 4 Điều 5). Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5).
- Đối với hành vi lùi xe gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng (điểm a khoản 7 Điều 5). Ngoài ra người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5).
- Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (điểm a khoản 8 Điều 5). Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng (điểm đ khoản 11 Điều 5) và có thể bị người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).
* Đối với xe mô tô ba bánh (Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước (điểm e khoản 1).
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe lùi xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông (điểm b khoản 7). Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 10).
* Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước (điểm b khoản 2 Điều 7).
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ (điểm a khoản 5 Điều 7). Ngoài ra còn bị quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm a khoản 10 Điều 7).
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe lùi xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông (điểm a khoản 7 Điều 7). Ngoài ra còn bị quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm b khoản 10 Điều 7).
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe lùi xe trên đường cao tốc (điểm a khoản 8 Điều 7). Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi nêu trên còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 05 tháng đến 07 tháng (điểm c khoản 10 Điều 7) và có thể bị người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).
Câu 15. Khi điều khiển xe đi trên đường, để tránh xe đi ngược chiều tôi phải làm gì để không vi phạm quy định của pháp luật? Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Tại Điều 17 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định quy tắc tránh xe đi ngược chiều như sau:
“- Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.
- Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau quy định như sau:
+ Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi;
+ Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;
+ Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.
- Xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa.”
Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số100/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều (điểm g, khoản 3 Điều 5).
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe tránh xe đi ngược chiều không đúng quy định, trừ hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều (điểm e khoản 5 Điều 5).
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe tránh xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông (điểm a khoản 7 Điều 5). Bên cạnh bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5).
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều (điểm m khoản 1 Điều 6).
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe tránh xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông (điểm b khoản 7 Điều 6). Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 10 Điều 6).
Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dung (Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP)
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe:
+ Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều (điểm e khoản 3);
+ Tránh xe không đúng quy định (điểm h khoản 3).
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe tránh xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông (điểm a khoản 7). Ngoài việc bị phạt tiền, người điển khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm b khoản 10).
Câu 16. Khi tham gia giao thông muốn dừng đỗ xe cần làm gì để đúng quy định? Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định về quy tắc giao thông trong đó quy định về dừng đỗ xe, cụ thể như sau:
“Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, gầm cầu vượt;
d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
g) Nơi dừng của xe buýt;
h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Điều 19. Dừng xe, đỗ xe trên đường phố
Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây:
1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.”
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi dừng, đỗ xe không đúng quy định, cụ thể như sau:
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe:
+ Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết (điểm d khoản 1 Điều 5);
+ Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 6 Điều này và trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe (điểm đ khoản 1 Điều 5).
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe:
+ Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn (điểm g khoản 2 Điều 5);
+ Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe” (trừ hành vi dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định và hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định) (điểm h khoản 2 Điều 5).
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe:
+ Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt (điểm d khoản 3 Điều 5);
+ Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa (điểm đ khoản 3 Điều 5).
+ Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe” (trừ hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc) (điểm e khoản 3 Điều 5);
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe:
+ Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ (trừ hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc) (điểm d khoản 4 Điều 5);
+ Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông (điểm đ khoản 4 Điều 5);
+ Dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định (điểm i khoản 4 Điều 5).
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm nêu trên còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5)
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe:
+ Dừng xe, đỗ xe gây tai nạn giao thông (điểm a khoản 7 Điều 5);
+ Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm nêu trên còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5)
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe:
+ Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường (điểm a khoản 2 Điều 6);
+ Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; đỗ xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật (điểm đ khoản 2 Điều 6);
+ Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt (điểm h khoản 2 Điều 6);
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe dừng xe, đỗ xe trên cầu (điểm d khoản 3 Điều 6).
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định (điểm b khoản 4 Điều 6).
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe dừng xe, đỗ xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông (điểm b khoản 7 Điều 6). Ngoài bị phạt tiền, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Đới với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe:
+ Đỗ xe ở hè phố trái quy định của pháp luật (điểm c khoản 2 Điều 7);
+ Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; dừng xe, đỗ xe không đúng vi trí quy định ở những đoạn đường đã có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe” (trừ hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định) (điểm d khoản 2 Điều 7);
+ Dừng xe, đỗ xe tại các vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa (trừ hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định) (điểm đ khoản 2 Điều 7);
+ Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị trái quy định; dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, các chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường (điểm e khoản 2 Điều 7);
+ Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết (điểm g khoản 2 Điều 7);
+ Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định (trừ hành vi dừng, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định và trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe) (điểm h khoản 2 Điều 7).
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt (điểm đ, khoản 4 Điều 7).
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định (điểm c khoản 5 Điều 7).
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm nêu trên còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm a khoản 10 Điều 7)
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định (điểm a khoản 6 Điều 7).
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm nêu trên còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm b khoản 10 Điều 7)
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe dừng xe, đỗ xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông (điểm a khoản 7 Điều 7).
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm nêu trên còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm b khoản 10 Điều 7)
Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác (Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP)
- Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe:
+ Dừng xe đột ngột (điểm b khoản 1 Điều 8);
+ Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường (điểm đ khoản 1 Điều 8);
+ Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định (điểm e khoản 1 Điều 8);
+ Đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông (điểm k khoản 1 Điều 8);
+ Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt (điểm l khoản 1 Điều 8).
Câu 17. Hiện nay một số xe ô tô, mô tô và các loại xe tương tự khác sử dụng còi hơi, còi không đúng thiết kế, bấm còi không đúng nơi quy định gây khiến người đi đường dễ giật mình bởi tiếng còi to chói tai dẫn đến tai nạn giao thông. Vậy chế tài xử phạt cho những hành vi này như thế nào?
Trả lời
1. Tại khoản 12, 13 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định Nghiêm cấm hành vi :
- Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
- Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
2. Đối với những trường hợp vi phạm, việc xử lý được quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:
* Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định (điểm g khoản 1 Điều 5). Vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5).
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định (điểm b khoản 3 Điều 5). Vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5).
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định (điểm d khoản 4 Điều 16)
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm a khoản 8 Điều 16); bị tịch thu đèn lắp thêm, còi vượt quá âm lượng (điểm b khoản 8 Điều 16); bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định (điểm a khoản 9 Điều 16).
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng (điểm b khoản 2 Điều 16). Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định (điểm a khoản 9 Điều 16).
* Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định (điểm n khoản 1 Điều 6). Vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 10 Điều 6).
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định (điểm c khoản 3 Điều 6). Vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 10 Điều 6).
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông: Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe (điểm d khoản 1 Điều 17) đồng thời bị tịch thu còi không đúng quy định (điểm a khoản 4 Điều 17).
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng không có tác dụng (điểm a khoản 1 Điều 17).
* Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định (điểm d khoản 3 Điều 7). Vi phạm những quy định trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm b khoản 10 Điều 7).
Câu 18: Hành vi sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông bị xử lý như thế nào?
Trả lời
1. Tại Điều 30, 31 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Với người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp không được sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
2. Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường (điểm a, khoản 4, Điều 5). Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5).
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính (điểm h khoản 4 Điều 6). Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm b khoản 10 Điều 6).
- Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động: Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng (điểm h khoản 1 Điều 8).
Như vậy, tuyệt đối không nên sử dụng điện thoại, tai nghe khi điều khiển phương tiện để đảm bảo an toàn cho chính mình và những người tham gia giao thông trên đường.
Câu 19: Hiện nay, tại một số cổng trường tiểu học, vẫn bắt gặp hình ảnh phụ huynh đưa đón con đi học bằng xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm cho các cháu. Vậy hành vi này có vi phạm pháp luật và bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ hay không?
Trả lời
1. Theo quy định tại điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
2. Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
- Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
3. Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
- Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 20. Người đi bộ khi tham giao thông đường bộ phải tuân thủ những quy tắc giao thông nào? Bị xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp nào và mức phạt là bao nhiêu?
Trả lời
1. Theo Điều 32, Luật Giao thông đường bộ, người đi bộ phải tuân thủ các quy tắc giao thông như sau:
- Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
- Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
- Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
- Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
- Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.
2. Điều 9 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định cụ thể các hành vi vi phạm và mức xử phạt đối với người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, như sau:
- Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
+ Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi đi vào đường cao tốc;
+ Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
+ Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
+ Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Câu 21. Người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời
Theo Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định phạt tiền quy định như sau
a) Người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;
- Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc - Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;
- Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;
- Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;
- Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
- Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;
- Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.
b) Người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
- Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ;
- Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định.
c) Người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.
Câu 22. Việc không giúp đỡ người bị tai nạn giao thông có bị xử phạt hay không?
Trả lời
1. Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định
- Khoản 18 Điều 8 quy định hành vi bị nghiêm cấm: Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông;
- Điều 38 quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.
+ Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây: bảo vệ hiện trường; Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn; Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất; Bảo vệ tài sản của người bị nạn; Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
+ Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này…”.
2. Tại điểm a khoản 7 Điều 11 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu;
Câu 23. Việc người điều khiển xe máy, xe đạp sử dụng hoặc chờ người sử dụng ô (dù) khi tham gia giao thông tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông nhất là trong thời tiết mưa gió. Vậy Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt đối với người điều khiển xe máy, xe đạp sử dụng ô dù khi tham gia giao thông như thế nào?
Trả lời
Theo quy định tại Nghị định100/2019/NĐ-CP :
- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù) bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (điểm g khoản 1 điều 6). Nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng ô (dù) thì bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng (điểm h khoản 4 Điều 6) và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm b khoản 10 Điều 6). Nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
- Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện): sử dụng ô (dù), chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù) bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng (điểm h khoản 1 Điều 8)
- Người được chở trên xe đạp, xe máy sử dụng ô (dù) bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng (khoản 1 Điều 11)
- Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe đạp điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng ô (dù) bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (điểm c khoản 2 Điều 11)
Câu 24. Hành vi đi xe gắn máy, xe đạp dàn hàng ngang 2 xe có vi phạm luật giao thông đường bộ không? Nếu bị phát hiện xử phạt như thế nào?
Trả lời
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ thì không có quy định nào xử phạt với hành vi điều khiển xe gắn máy, xe đạp dàn hàng ngang 02 xe, mà chỉ có khi người lái xe dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên.
Cụ thể:
- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (điểm k khoản 1 Điều 6). Nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng
- Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng (điểm g khoản 1 Điều 8).
Như vậy, đi xe máy, xe đạp dàn hàng ngang 02 xe sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Tuy nhiên, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định ngiêm cấm người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp và các loại xe thô sơ đi xe dàn hàng ngang. Do đó, mọi người không nên đi xe dàn hàng ngang dù chỉ là 02 xe, vì điều đó có thể gây cản trở giao thông cho các phương tiện khác nhất là ở những đoạn đường có nhiều phương tiện lưu thông.
III. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG TIỆN, NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Câu 25: Anh Nguyễn Văn A có một chiếc xe ô tô, do không may biển số bị rơi mất. Anh A có đến cơ quan Công an để xin làm lại nhưng trong thời gian chờ cấp lại biển số xe Anh A có đi làm biển có số giống như trong Giấy đăng ký để đeo tạm để đi đường và bị CSGT lập biên bản và tạm giữ xe. Vậy mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của anh A là bao nhiêu?
Trả lời
1. Tại khoản 3, Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về điều khiện tham gia giao thông của xe cơ giới, xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP cụ thể:
- Đối với lái xe:
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) theo điểm a khoản 6 Điều 16.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điểu khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tịch thu Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm c khoản 6 Điều 16). Có thể bị người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).
- Đối với chủ phương tiện
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông (điểm g khoản 8 Điều 31). Đồng thời bị tịch thu biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (điểm a khoản 14 Điều 31).
Thực hiện hành vi vi phạm trên trong trường hợp chủ sở hữu là người trực tiếp điều khiển phương tiện bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm d khoản 14 Điều 31).
Như vậy, với hành vi vi phạm của Anh A gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp, bị tạm giữ phương tiện như trên là hoàn toàn đúng. Mức xử phạt sẽ áp dụng đối với chủ phương tiện đồng thời là người trực tiếp điều khiển phương tiện.
Câu 26. Tại khoản 6 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định nghiêm cấm hành vi đua xe, cổ vụ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng. Vậy mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người đua xe trái phép, người cổ vũ đua xe trái phép được quy định như thế nào?
Trả lời
Điều 34 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP và khoản 19 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép;
b) Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông. Ngoài ra, còn bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi)
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép. Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép. Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.
Câu 27: Pháp luật quy định người lái xe phải mang theo Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực khi tham gia giao thông. Vậy hành vi không mang theo Bảo hiểm hoặc có mang theo Bảo hiểm nhưng đã hết hạn của lái xe khi tham gia giao thông thì bị xử lý như thế nào?
Trả lời
1. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 58, Luật Giao thông đường bộ 2008 và Thông tư 04/2021/TT-BTC thì chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định và người lái xe phải mang theo khi điều khiển phương tiện. Trường hợp không tham gia hoặc không mang theo khi lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt.
2. Căn cứ khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP (Sửa đổi Điều 21 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP) thì:
- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền từ 100.000 ngàn đồng đến 200.000 đồng.
- Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Câu 28. Thời gian gần đây, trên các trang diễn đàn mạng có nhiều ý kiến bức xúc về tình trạng ô-tô “độ” đèn pha với cường độ ánh sáng mạnh, gây lóa mắt, nguy hiểm cho các phương tiện đi ngược chiều. Trong nhiều tình huống, có những xe lắp đèn ở phía sau, mỗi lần đạp phanh hoặc bật nguồn, dàn đèn led chiếu thẳng vào xe đi phía sau khiến lái xe phía sau không thể quan sát tình hình để phản xạ kịp thời nên sẽ tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tai nạn. Vậy hành vi này bị xử lý như thế nào?
Trả lời
Theo các nhà sản xuất thì việc lắp thêm đèn trợ sáng cho ô tô, xe máy đều tiềm ẩn nguy hiểm cho mình và cho người khác vì các hệ thống đèn trên ô tô, xe máy khi thiết kế đã được tính toán về kỹ thuật, sự an toàn của hệ thống điện. Việc tự ý “độ” đèn có nghĩa là đã can thiệp, thay đổi một số bộ phận kết cấu bên trong xe, chưa kể hiện nay trên thị trường có nhiều loại đèn chấp lượng thấp, không có nguồn gốc dẫn đến nguy cơ cháy nổ do chập điện rất cao.
Tại khoản 13, Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Nghiêm cấm các hành vi lắp đặt, sử dụng đèn không đúng với thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới gây mất trật tự an toàn giao thông.
- Đối với hành vi vi phạm: “Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau” người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (theo điểm h, khoản 1, Điều 17).
- Đối với người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) có hành vi vi phạm: “Điều khiển xe lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng (theo khoản 9, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Người điều khiển phương tiện vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng và tịch thu đèn lắp thêm.
Câu 29. Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định như thế nào về xử phạt người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông?
Trả lời
Tại Điều 20 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông như sau:
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không đáp ứng yêu cầu về vệ sinh lưu thông trong đô thị.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Để dầu nhờn, hóa chất rơi vãi xuống đường bộ;
b) Chở hàng rời, chất thải, vật liệu xây dựng dễ rơi vãi mà không có mui, bạt che đậy hoặc có mui, bạt che đậy nhưng vẫn để rơi vãi; chở hàng hoặc chất thải để nước chảy xuống mặt đường gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường;
c) Lôi kéo bùn, đất, cát, nguyên liệu, vật liệu hoặc chất phế thải khác ra đường bộ gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
Ngoài ra, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm nêu trên còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, vật liệu, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị. Ngoài ra, còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng và bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, vật liệu, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải ra đường phố. Ngoài ra, còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng và bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, vật liệu, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.
Câu 30. Xe máy chuyên dùng là xe gì? Người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải đáp ứng điều kiện nào? Người điều khiển xe máy chuyên dùng sẽ bị xử phạt như thế nào khi có hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng?
Trả lời
1. Khoản 20 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008, Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
2. Điều 62 Luật giao thông đường bộ năm 2008, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải đáp ứng điều kiện sau:
- Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe phù hợp với ngành nghề lao động và có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp.
- Người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ sau đây: Đăng ký xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng quy định tại Điều 57 của Luật này.
3. Điều 22 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng như sau:
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Người điều khiển xe máy chuyên dùng không đúng độ tuổi hoặc tuổi không phù hợp với ngành nghề theo quy định;
+ Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
+ Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo Giấy đăng ký xe;
+ Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định).
- Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng không có bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
Câu 31. Lái xe khi tham gia giao thông phải đáp ứng điều kiện gì? Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định như thế nào về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới.
Trả lời
1. Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:
- Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
- Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: Đăng ký xe; Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Điều 21 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP quy định cụ thể về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới.
- Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
+ Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;
+ Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này.
- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này;
+ Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
+ Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
+ Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa. Ngoài bị phạt tiền người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ.
+ Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
+ Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe). Ngoài bị phạt tiền người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển;
+ Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa. Ngoài bị phạt tiền người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ.
+ Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
+ Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe). Ngoài bị phạt tiền người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
+ Có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 03 tháng;
+ Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
+ Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe). Ngoài bị phạt tiền người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
+ Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên;
+ Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa. Ngoài bị phạt tiền người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ.
Câu 32. Luật giao thông đường bộ 2008 quy định độ tuổi của người lái xe gắn máy, xe mô tô là bao nhiêu? Người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm quy định về độ tuổi bị xử phạt như thế nào?
Trả lời
1. Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định độ tuổi của người lái xe như sau:
- Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
- Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
2. Điều 21 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt như sau:
- Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.
IV. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
Câu 33: Pháp luật quy định xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô chở quá trọng tải như thế nào?
Trả lời
Lỗi quá tải là một lỗi rất thường gặp với các xe chở hàng hóa và theo quy định của pháp luật hiện nay mức phạt tiền đối với lỗi này rất nặng. Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm chở hàng vượt quá trọng tải như sau:
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi:
+ Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng (điểm a khoản 2);
+ Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (điểm đ khoản 2).
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi:
+ Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%; (điểm a khoản 5); Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm a khoản 9);
+ Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50% (điểm d khoản 5); Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm a khoản 9).
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi:
+ Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 50% đến 100%; (điểm a khoản 6); Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm a khoản 9);
+ Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 50% đến 100% (điểm b khoản 6); Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm a khoản 9).
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi:
+ Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150% (điểm a khoản 7); Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
+ Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150% (điểm b khoản 7); Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi:
+ Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150% (điểm a khoản 8); Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng (điểm c khoản 9);
+ Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150% (điểm b khoản 8); Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng (điểm c khoản 9).
Câu 34. Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định vể xử phạt đối với Người điều khiển xe ô tô thực hiện hảnh vi vi phạm quy định về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng?
Trả lời
Điều 25 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt đối với Người điều khiển xe ô tô thực hiện hảnh vi vi phạm quy định về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng như sau:
“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có báo hiệu kích thước của hàng theo quy định;
b) Không thực hiện đúng quy định trong Giấy phép lưu hành, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều này.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng kích thước bao ngoài của xe (sau khi đã xếp hàng lên xe) vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành.
3. Phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có Giấy phép lưu hành hoặc có Giấy phép lưu hành nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng Giấy phép lưu hành không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng (sau khi đã xếp hàng lên xe) vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành;
c) Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng đi không đúng tuyến đường quy định trong Giấy phép lưu hành;
d) Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng chở không đúng loại hàng quy định trong Giấy phép lưu hành.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này bị tịch thu Giấy phép lưu hành đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này nếu gây hư hại cầu, đường còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.”.
Câu 35. Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP khi xe vượt quá trọng tải cho phép thì không chỉ người điều khiển xe, mà cả chủ xe cũng sẽ bị xử phạt. Vậy mức xử phạt đối với chủ xe được quy định như thế nào?
Trả lời
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP khi xe vượt quá trọng tải cho phép thì chủ xe cũng sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô đối với hành vi:
+ Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 5 Điều 23 (chở hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải theo thiết kế của xe) hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 5 Điều 23 (điểm g khoản 7).
Trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm d khoản 14 Điều 30 được sửa đổi bởi điểm r khoản 17 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP).
+ Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 24 Nghị định này (chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng) hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 24 (điểm h khoản 7).
Thực hiện hành vi vi phạm nêu trên còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có). Phương tiện đó có thùng xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành, đăng kiểm lại và điều chỉnh lại khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông. nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức đối với hành vi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 33 (điều khiển xe mà tổng trọng lượng của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 10% đến 20%) hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 33. Nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra (điểm e khoản 16 Điều 30).
- Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 6 Điều 24 (điều khiển xe trở vượt trọng tải cho phép tham gia giao thông, điều khiển xe mà khối lượng toàn bộ xe vượt khối lượng cho phép được kéo theo ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định của xe trên 50% đến 100%) hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 6 Điều 24.
Trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm d khoản 15 Điều 30).
Thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có) (điểm l khoản 15 Điều 30).
Phương tiện đó có thùng xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm i khoản 15 Điều 30); bị buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành, đăng kiểm lại và điều chỉnh lại khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông (điểm đ khoản 16 Điều 30).
Nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra (điểm e khoản 16 Điều 30)
- Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 32.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô khi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều 24 (trở hàng vượt trọng tải cho phép tham gia giao thông, vượt khối lượng cho phép kéo theo ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định của xe trên 100% đến 150%) hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều 24 (khoản 11 Điều 30).
Trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có)”.
Phương tiện đó có thùng xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm i khoản 15 Điều 30); bị buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành, đăng kiểm lại và điều chỉnh lại khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông. Nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra (điểm e khoản 16 Điều 30).
- Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 36.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức đối với hành vi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 150% (a khoản 12 Điều 30).
Trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 03 tháng đến 05 tháng (điểm e khoản 15 Điều 30).
Ngoài ra, nếu phương tiện đó có thùng xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng và bị buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành, đăng kiểm lại và điều chỉnh lại khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông. Nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra
Như vậy, đối với phương tiện chở hàng vượt quá trọng tải của xe ngoài việc xử phạt lái xe thì chủ xe còn có thể bị phạt tiền kịch khung lên tới 40.000.000 đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 03 tháng đến 05 tháng. Việc tăng mức xử phạt về trọng tải nhằm tăng cường trách nhiệm của chủ phương tiện, chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đối với công tác quản lý hoạt động vận tải của đơn vị mình. Các lực lượng chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về TTATGT đồng thời tăng cường xử lý các hành vi vi phạm trên để bảo đảm giao thông được thông suốt, an toàn.
Câu 36. Ông Trần Văn B lái xe khách 24 chỗ ngồi bị lập biên bản lỗi chở quá số người quy định 30/24 người. Xin hỏi ông B sẽ bị xử phạt như thế nào? Chủ xe có bị phạt không?
Trả lời:
1. Luật Giao thông đường bộ quy định việc vận tải hành khách bằng xe ô tô không được chở hành khách, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải, số người theo quy định.
2. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó không chỉ lái xe bị phạt mà chủ xe cũng không tránh khỏi trách nhiệm. Cụ thể:
* Mức phạt đối với lái xe chở quá số người quy định
STT
|
Loại xe
|
Hành vi
|
Mức phạt
|
1
|
Ô tô chở khách
Ô tô chở người
(chạy tuyến có cự ly từ 300km trở xuống)
|
- Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ
- Chở quá từ 03 người trở lên trên xe từ 10 chỗ đến xe 15 chỗ
- Chở quá từ 04 người trở lên trên xe từ 16 chỗ đến xe 30 chỗ
- Chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ
|
400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá
Mức phạt tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng
|
2
|
Ô tô chở khách
Ô tô chở người
(chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300km)
|
1.000.000 đồng đến 2.000.000 trên mỗi người vượt quá
Mức phạt tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng
|
Ngoài ra, trường hợp ô tô chở khách, chở người vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng. Đồng thời, xe chở hành khách buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá (điểm c khoản 8, điểm a 9 Điều 23).
Như vậy, người điều khiển xe ô tô chở hành khách phải chở đúng số người ghi trong giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và được phép chở thêm số người đã quy định mà không bị phạt như sau:
Xe đến 9 chỗ ngồi được phép chở thêm 01 người;
Xe từ 10 chỗ đến xe 15 chỗ ngồi được phép chở thêm 2 người;
Xe từ 16 chỗ đến xe 30 chỗ được phép chở thêm 3 người;
Xe trên 30 chỗ được phép chở thêm 4 người.
Với trường hợp bạn lái xe chở 30 người trên xe 24 chỗ ngồi. Như vậy bạn đã chở quá 06 người. Mà theo quy định thì bạn được phép chở thêm 03 người. Do đó, tổng số người được phép chở trên xe 24 chỗ là 24 người + 03 người là 27 người. Như vậy, bạn sẽ bị phạt về số người vượt quá quy định được phép chở là 03 người. Mức tiền phạt tương ứng là:
Từ 1.200.000 đồng đến 1.800.000 đồng nếu chạy tuyến có cự ly từ 300km trở xuống.
Từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu xe chạy tuyến có cự ly trên 300km.
*Mức phạt đối với chủ phương tiện chở quá số người quy định
Chủ xe giao Phương tiện hoặc để xe cho người làm công, người đại diện điều khiển ô tô chở khách chở quá số người quy định thì bị phạt như sau:
STT
|
Cự ly tuyến đường chở khách
|
Mức phạt
|
Chủ xe là cá nhân
|
Chủ xe là tổ chức
|
1
|
Từ 300km trở xuống
|
400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá
Mức phạt tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng
|
800.000 đồng đến 1.200.000 đồng trên mỗi người vượt quá
Mức phạt tối đa không vượt quá 150.000.000 đồng
|
STT
|
Cự ly tuyến đường chở khách
|
Mức phạt
|
Chủ xe là cá nhân
|
Chủ xe là tổ chức
|
2
|
Trên 300km
|
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá
Mức phạt tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng
|
2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá
Mức phạt tối đa không vượt quá 150.000.000 đồng
|
Với trường hợp bạn hỏi chủ phương tiện sẽ bị phạt số tiền là:
Nếu cự ly từ 300km trở xuống: chủ xe là cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 1.800.000 đồng. Trong trường hợp chủ xe là tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 2.400.000 đồng đến 3.600.000 đồng.Với trường hợp bạn hỏi chủ phương tiện sẽ bị phạt số tiền là:
Nếu cự ly chở khách trên 300km: chủ xe là cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng trong trường hợp chủ xe là tổ chức.
Đồng thời, xe chở hành khách buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá.
Ngoài việc bị phạt tiền, thực hiện hành vi vi phạm trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện chở vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; chở vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
Thực hiện hành vi quy định vi phạm nêu trên trong trường hợp chở vượt trên 50% số người quy định được phép chở của phương tiện còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có).
Câu 37. Hiện nay, trên các tuyến đường giao thông vẫn xảy ra tình trạng các xe thường đón, trả khách tại những địa điểm không đúng nơi quy định, dễ gây tai nạn và gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác. Vậy trường hợp lái xe đón trả khách không đúng nơi quy định này bị xử lý như thế nào?
Trả lời
1. Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định người vận tải, người lái xe khách phải đón, trả hành khách đúng nơi quy định. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định.
2. Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định số 123/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đối với một trong các hành vi:
+ Đón, trả hành khách không đúng nơi quy định trên những tuyến đường đã xác định nơi đón, trả khách hoặc dừng đón, trả hành khách quá thời gian quy định (trừ đường cao tốc) (điểm đ khoản 5 Điều 23);
+ Đón, trả hành khách tại nơi cấm dừng, cấm đỗ, nơi đường cong tầm nhìn bị che khuất (trừ đường cao tốc) (điểm e khoản 5 Điều 23).
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.0000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đón, trả hành khách trên đường cao tốc và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
|
TM. HỘI ĐỒNG
(Đã ký)
Nguyễn Văn Tuyến
(Chủ tịch UBND xã)
|