thông tin pháp luật tháng 01 năm 2020

BẢN TIN THÁNG 1

Hội đồng phối hợp PBGDPL triển khai một số văn bản tiêu biểu như sau:

  1. Chính phủ vừa ban hành Nghị định 96/2019/NĐ-CP về khung giá đất đối với từng loại đất, theo từng vùng được quy định tại Điều 113 Luật Đất đai.

Theo đó, khung giá đất vẫn giữ nguyên gồm 02 nhóm đất:

  • Nhóm đất nông nghiệp: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.
  • Nhóm đất phi nông nghiệp: đất ở tại nông thôn, đô thị; đất thương mại – dịch vụ tại nông thôn, đô thị; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại – dịch vụ tại nông thôn, đô thị.

UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế, khi xây dựng bảng giá đất tại địa phương mình được:

  • Điều chỉnh mức giá đất tối đa trong bảng giá đất.
  • Bảng giá đất điều chỉnh cao hơn không quá 20% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất.

 Nghị định 96/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/12/2019 và thay thế Nghị định 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014.làm việc với viên chức.

  1. Vừa qua, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 13/2019/TT-BNV  hướng dẫn quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Theo đó, chuẩn trình độ áp dụng đối với công chức cấp xã tuyển dụng từ ngày 25/12/2019 như sau:

  •  Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
  • Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh (Quy định hiện hành chỉ yêu cầu tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên). Riêng công chức tại miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội ĐBKK sẽ do UBND tỉnh quy định về trình độ chuyên môn.
  • Trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ tin học theo chuẩn trình độ công nghệ thông tin quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 (hiện hành yêu cầu có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên).

Đối với công chức đã tuyển dụng trước ngày Thông tư 13/2019/TT-BNV  có hiệu lực (ngày 25/12/2019) mà chưa đạt chuẩn thì trong vòng 05 năm kể từ ngày 25/12/2019 phải đáp ứng đủ theo quy định.

  1.  Toàn văn điểm mới Luật cán bộ, công chức 2008 sau khi được sửa đổi bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019 sau đây:
    1. Về khái niệm công chức
  • Khẳng định công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với “vị trí việc làm”.
  • Khái niệm mới không còn đối tượng công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
    1. Thay đổi trong phân loại cán bộ
  • “Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực” thay bằng “Hoàn thành nhiệm vụ”.
  • Công khai kết quả đánh giá trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác (Quy định hiện hành không công khai, chỉ thông báo đến cán bộ được đánh giá mà thôi).
    1. Thay đổi trong phân loại công chức theo ngạch

Bổ sung thêm 01 loại công chức theo ngạch đó là “Loại đối với các ngạch công chức do Chính phủ quy định” bên cạnh công chức các loại A, B, C, D.

  1. Luật hóa quy định về tiếp nhận công chức không qua thi tuyển, xét tuyển
  • Hiện hành: Luật quy định 02 hình thức là thi tuyển, xét tuyển, Thông tư 03/2019/TT-BNV quy định về tiếp nhận đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức.
  • Sau sửa đổi: Luật quy định hình thức tiếp nhận không thông qua thi tuyển, xét tuyển, cụ thể đối với:

+  Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;

+  Cán bộ, công chức cấp xã;

+ Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;

+ Tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với 1 số chức vụ được quy định chi tiết tại Điều 37 Luật Cán bộ, công chức 2008 (Đã được sửa đổi, bổ sung).

+ Người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.

  1. Sửa quy định về đối tượng được tuyển dụng thông qua xét tuyển
  • Bỏ đối tượng: Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
  • Bổ sung thêm 02 đối tượng gồm:

+ Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học.

+  Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.

  1. Về ngạch công chức

Bổ sung thêm 01 loại ngạch công chức, ngạch này do Chính phủ quy định bên cạnh các ngạch Chuyên viên chính và tương đương, Chuyên viên và tương đương,Cán sự và tương đương, Nhân viên.

  1.  Về thẩm quyền tuyển dụng cán bộ, công chức

Bổ sung: Tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.

  1. Về nâng ngạch công chức

Bổ sung thêm hình thức xét nâng ngạch công chức, Luật 2008 chỉ có hình thức thi nâng ngạch.

  1. Về điều kiện thi, xét nâng ngạch công chức
  • Luật hóa quy định về điều kiện thi nâng ngạch đối với công chức, hiện hành quy định tại các Nghị định.
  • Bổ sung quy định về điều kiện xét nâng ngạch đó là: Công chức đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định và có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận thì được xét nâng ngạch công chức.
    1. Về đánh giá công chức

Thêm trường hợp sẽ tiến hành thực hiện đánh giá công chức, cụ thể:

Căn cứ vào yêu cầu quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức quy định đánh giá công chức theo quý, tháng hoặc tuần phù hợp với đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

  1. Về phân loại đánh giá công chức
  • Công chức được phân loại đánh giá theo các mức:

+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

+ Hoàn thành nhiệm vụ (Hiện hành là “Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực”)

+ Không hoàn thành nhiệm vụ.

  • Công khai kết quả đánh giá trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác (Điểm mới, hồi xưa không công khai, chỉ thông báo đến cán bộ được đánh giá mà thôi)
    1. Về xác định công chức cấp xã

Trưởng Công an đối với xã, thị trấn chưa tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân năm 2018 là công chức cấp xã (Hiện hành chỉ để cụm từ “Trưởng công an xã”). 

Như vậy, Trưởng công an phường, Trưởng công an xã, thị trấn đã tổ chức chức công an chính quy thì không còn là công chức nữa mà sẽ là đối tượng thuộc Lực lượng công an nhân dân.

  1. Về các hình thức kỷ luật đối với cán bộ

Bổ sung quy định: Cán bộ bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

  1. Về các hình thức kỷ luật đối với công chức

Bổ sung quy định: Hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

  1. Về thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức

**Bổ sung quy định về 04 trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:

+ Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;

 + Có hành vi vi phạm về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

+ Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

+ Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

**Sửa quy định về thời hiệu với các trường hợp còn lại:

- Hiện hành: Áp dụng thời hiệu 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm cho tất cả các trường hợp

- Sau sửa đổi:

+ 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng mà có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách;

+ 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định nêu trên.

  1. Về thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ, công chức

- Hiện hành: Không quá 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 04 tháng.

- Sau sửa đổi: Không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 150 ngày.

17. Về việc xử lý cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật

- Hiện hành: Bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

- Sau sửa đổi

+ Trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc hạ bậc lương thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;

+ Trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

Về việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu

Bổ sung quy định như sau:

- Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật.

- Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.

  1. Ngày 30/12/2019 Chính phủ ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP  quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Theo đó, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn thì bị phạt như sau:

- Có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000  đồng (Nghị định 46/2016/NĐ-CP không quy định mức phạt tiền với trường hợp này).

- Có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 50 miligam đến 80 miligam /100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Mức phạt theo Nghị định 46 là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng).

- Có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (Mức phạt theo Nghị định 46 là từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng).

Ngoài ra, tại Điểm e, khoản 4, Điều 6 quy định người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả máy điện)  không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt từ 600.000 đến 1.000.000 đồng.

(Hiện hành mức phạt quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP với cùng hành vi là 300.000 đồng đến 400.000 đồng).

- Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi vượt đèn đỏ, đèn vàng sẽ bị  phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng  theo Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100.

(Hiện hành mức phạt là từ 1.200.000 đến 2.000.000 đồng theo Điểm a, Khoản 5, Điều 5 của Nghị định 46).

Nghị định 100/2019/NĐ-CP  có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 119.217
    Online: 53