Thanh Bình Thịnh là một xã thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.
Xã Thanh Bình Thịnh nằm ở phía đông huyện Đức Thọ, có vị trí địa lý:
Xã Thanh Bình Thịnh có diện tích 13,64 km2, dân số năm 2018 là 14.061 người, mật độ dân số đạt 1.031 người/km2.
Trụ sở UBND xã
Địa bàn xã Thanh Bình Thịnh hiện nay trước đây vốn là ba xã Đức Thanh, Đức Thịnh và Thái Yên.
Trước khi sáp nhập, xã Đức Thanh có diện tích 5,74 km2, dân số là 3.584 người, mật độ dân số đạt 624 người/km2. Xã Đức Thịnh có diện tích 3,72 km², dân số là 3.927 người, mật độ dân số đạt 1.056 người/km². Xã Thái Yên có diện tích 4,18 km², dân số là 6.550 người, mật độ dân số đạt 1.567 người/km².
Ngày 21 tháng 11 năm 2019, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của ba xã Đức Thanh, Đức Thịnh và Thái Yên thành xã Thanh Bình Thịnh
Thanh Bình Thịnh là một xã thuần nông, kinh tế nhân dân chủ yếu nhờ vào nghề trồng lúa, sản xuất mộc. Thanh Bình Thịnh có diện tích hơn 13,64km2, dân số 13895 người, có 4115 hộ được chia thành 14 thôn xóm, 8 trường học ( 3 trường mầm non, 3 trường tiểu học và 2 trường THCS) cả 8 trường đều đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1, có 82 dòng họ.
Đảng bộ xã Thanh Bình Thịnh có 825 Đảng viên, sinh hoạt trên 22 chi bộ, trong đó: có 14 chi bộ thôn xóm, 8 chi bộ trường học. Nhiều năm liền là Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Các ban ngành đoàn thể đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhân dân xã Thanh Bình Thịnh cần cù chịu khó, hăng say lao động sản xuất, chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước
Xã Thanh Bình Thịnh có nhiều đình, đền, chùa được công nhân di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh
Di tích lịch sử cấp quốc gia đền thờ Ngô Thị Ngọc Dao Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 45/1998 – QĐ BVHTT ngày 24 tháng 1 năm 1998.
Đền thờ Ngô Thị Ngọc Dao còn có tên gọi là đền Đồng Cần, một di tích có giá trị nghệ thuật và giá trị lịch sử cao. Theo truyền thuyết để lại, đền thờ Hoàng Hậu Ngô Thị Ngọc Giao - mẹ vua Lê Thánh Tông. Trong lần Vua ngự giá thân chinh đi dẹp giặc Chiêm Thành, bà cùng đi với Vua, khi thắng trận trở về bà đã mất và được chôn cất tại vùng Đồng Cần, sau đó cải táng về quê ở Thanh Hoá. Để tưởng nhớ công lao to lớn của bà nhân dân đã lập đền thờ tại Đồng Cần.
Đền Đồng Cần là di tích có giá trị lịch sử văn hoá là di sản văn hoá của người xưa để lại. Theo như lịch sử và truyền thuyết dân gian thì năm 1471 giặc Chiêm sang xâm lược nước ta Bà Ngô Thị Ngọc Dao đã cùng con là Vua Lê Thánh Tông ngự giá thân chinh đi dẹp giặc, khi thắng trận trên đường về bà đã mất và được chôn cất tại vùng Đồng Cần. Để tưởng nhớ tới công lao to lớn của vị Hoàng Hậu nhân dân đã lập đền thờ ngưỡng mộ một người con nghĩa hiệp, một người phụ nữ đức rộng tài cao đã cống hiến trọn đời cho dân cho nước.
Nơi đây những năm đầu của cao trào cách mạng 1930- 1931 các tổ chức bí mật của Đảng đã chọn để họp bàn tổ chức quần chúng mít tinh biểu tình chống sưu cao thuế nặng do bọn thực dân Pháp và phong kiến đề ra. Năm 1945 tại đây chi bộ Đảng Quang Chiêm đã lãnh đạo nhân dân nhất tề đứng lên giành chính quyền. Năm 1968 khi chiến tranh phá hoại giặc Mỹ đánh phá cầu Đò Trai thì hàng trăm chiếc thuyền nan của nhân dân chở gạo cho bộ đội đã tập kết làm điểm trung chuyển. Với những nội dung giá trị ấy di tích có một ý nghĩa giáo dục vô cùng to lớn, ngày nay thấy được tầm quan trọng của di tích các đoàn thể ở địa phương và con cháu xa gần đã công đức tiền của không ngừng bảo vệ và tôn tạo để trả lại những giá trị vật chất cho di tích.
Đền toạ lạc trên một vùng phong cảnh đẹp có diện tích dài 80m rộng 50m, kết cấu kiến trúc chữ Nhị, chất liệu bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi hài, nội thất chạm khắc những đề tài tứ linh, tứ quí quen thuộc. Các công trình gồm: Nhà hạ điện, thượng điện, bên trong đặt bàn thờ Hoàng hậu với những đồ thờ truyền thống.
Đền làng Gia Thịnh lưu giữ chuông đồng và 9 đạo sắc quý
Nhà thờ Nguyễn Văn Thành-di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
Đền Nhà Thánh và đền Côi xã Đức Thịnh cũ (nay là xã Thanh BÌnh Thịnh)
1. Nhà Thánh Văn Đức Thịnh
Đây là một trong những dấu tích minh chứng cho truyền thống “tôn sư trọng đạo”, coi Nho giáo như là một tôn giáo của người dân nơi đây. Các triết lý đạo đức, nhân sinh của Nho giáo như: nhân - lễ - nghĩa - trí - tín…; đạo Tam cương, Ngũ thường… được bà con tích cực học hỏi, trau dồi và trở thành tâm thức trong suốt cuộc đời. Điều dễ thấy là các triết lý này phù hợp với đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam nên nó có sức cuốn hút người dân một cách mạnh mẽ. Vì thế, trên đất Đức Thịnh ngày nay còn có dấu tích Nhà Thánh Văn thờ Khổng Tử (người sáng lập Nho giáo) và các vị tiên, cúng tế một năm hai lần vào tháng 3 và tháng 8 âm lịch.
Nhà Thánh văn được xây dựng tại xã Quang Chiêm (nay là xóm Nhà Thánh Liên Thịnh). Kinh phí do Tổng Văn Lâm và xã Quang Chiêm (tên gọi của Đức Thịnh lúc bấy giờ) đóng góp. Dấu tích hiện nay vẫn còn 2 tấm bia và phối tự Bùi Văn Trứ (1706 - 1775), đậu tiến sỹ năm Quý Hợi (1743), lúc 37 tuổi là cháu đời thứ 7 Bùi Cẩm Hổ (phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh).
2. Đền Côi Đức Thịnh
Đền thờ thần “Cao Các cương nghị Đại Vương” (thiên thần) là thần đất, thần nước… nhằm phù hộ cho dân làng “người yên, vật thịnh”. Cũng có thuyết cho rằng: thần Cao Các là tướng Cao Lỗ, tả tướng của nước Âu lạc, đời vua An Dương Vương khi truy kích giặc Ân qua vùng này, do bị thương có rơi bảy giọt máu nên dân làng lập đền thờ để ghi nhớ công ơn.
Đền được xây dựng tại thôn Quang Chiêm (nay là nhà văn hóa thôn Quang Tiến) vào khoảng năm 1754. Kinh phí do dân làng và các gia đình giàu có lúc bấy giờ đóng góp.
Đây là ngôi đền lớn, uy nghi nhất xã lúc bấy giờ; được xây dựng trong khuôn viên rộng gần 2ha; các chi tiết kiến trúc được chạm trổ tinh xảo. Đền có cả thượng điện và hạ điện. Trong đền có đầy đủ đồ tế khí. Trước đền có hai cây muỗm rất to có đến 4, 5 người ôm không xuể, xung quanh có rất nhiều cây cối xanh tươi bốn mùa. Ngoài ra, hai bên có hai dãy nhà tả - hữu. Trước đền có hai cột nanh với hang trúc chắn ngang rất đẹp. Đây là nơi hội họp dân làng khi tế lễ và cũng là nơi nghi dấu ấn tuổi thơ bao thế hệ.
Năm thứ 14 cảnh Hưng (nhà Lê) sắc phong: “Cao Các cương nghị Đại Vương: Thượng đẳng thần”. Sau đó, các đời vua: Cảnh Thịnh, (Tây Sơn), Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định (nhà Nguyễn) cũng đều có sắc phong.
Ngày 01 tháng 5 âm lịch hàng năm, dân làng cùng hội tư Võ tổ chức tế lễ rất long trọng. Chủ tế là ông Nguyễn Bá Hồ - quan Tứ phẩm (Quản Cơ hoặc Cai Cơ), là một chức quan võ thời Nguyễn, Quản Cơ đứng đầu một Cơ (500 - 600 lính); dân làng thường gọi quan Quản.
Ngày nay, qua bao thăng trầm của lịch sử, đền chỉ còn lại dấu tích về vị trí mà thôi. Những năm gần đây người dân thôn Quang Tiến tái lập lại việc dựng miếu thờ và tế lễ thần “Cao Các cương nghị Đại Vương” vào ngày 01 tháng 5 âm lịch hàng năm do hội người cao tuổi đứng ra tổ chức.