CHIẾN TÍCH TỰ VỆ ĐỎ BẾN THÁNH- CÔNG TRÌNH ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ THANH BÌNH THỊNH ĐỐI VỚI CÁC LIỆT SỸ 1930-1931

 

Trao đổi với chúng tôi về ý nghĩa của công trình, đồng chí Nguyễn Tiến Đạt- Bí thư Đảng ủy xã trải lòng: Trong cao cào Xô Viết Nghệ Tĩnh, Thái Yên là một địa phương nổi bật, để đàn áp phong trào cách mạng sáng ngày 12.4.1931 quân Pháp từ đồn Lạc Thiện hành quân về chiếm nhà trường Tiểu học để đóng đồn. Đội Tự vệ đỏ Thái Yên đã mai phục và đánh nhau, ngăn cản không cho chúng vào làng .Các chiến sỹ Tự vệ đỏ với vũ khí thô sơ đã chiến đấu chống lại một trung đội quân giặc được trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại, máu đào của các chiến sĩ tự vệ đã nhuộm đỏ khúc sông Bến Thánh. Sau hơn 5 giờ giao tranh khốc liệt, quân địch buộc phải rút lui, 10 chiến sĩ Tự vệ đỏ đã hy sinh, 4 người sau đó bị bắt và hy sinh các nhà tù của Thực dân Pháp… thể theo nguyện vọng của nhân dân đầu năm 2021 Đảng ủy và chính quyễn xã Thanh Bình Thịnh đã thống nhất chủ trương xây dựng công trình tưởng niệm các Liệt sỹ đã hy sinh trong trận chiến ngày 12.4.1931 tại khu vực Bến Thánh thôn Bình Định. Đây là công trình huy động xã hội hóa, có sự quản lý của UBND xã do Ban mặt trận thôn Bình Định trực tiếp điều hành việc xây dựng. Mặt trận TQ xã đã kêu gọi tất cả con em đang sinh sống trong và ngoài xã, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp tiền của, hiện vật để xây dựng công trình. Đến nay, nhân dân toàn xã, con em xa quê đã đóng góp được trên 120 triệu đồng tiền mặt, nhiều hiện vật trị giá trên 100 triệu đồng, doanh nghiệp IDI do anh Trần Tiến Sỹ làm giám đốc ủng hộ 150 triệu đồng. Những cá nhân có sự đóng góp tiêu biểu như anh Thắng Hộ và anh Hùng Thích tặng một Bia đá chính trị giá 35 triệu, anh Đường Nhuần 17,5 triệu; anh Thành Thi 17,5 triệu; anh Quý Tám 18 triệu, gia đình bác Nam (PTL bộ đội BP) 9 triệu…
Công trình được xây dựng với diện tích trên 500 m2 cạnh Bến Thánh là nơi đã diễn ra trận giao tranh quyết liệt cách đây 90 năm. Là một công trình sử dụng nguồn vốn Xã hội hóa là chính, ngoài trưởng ban, phó ban và một số thành viên là công chức xã và cán bộ ban mặt trận thôn Bình Định thì những người dân đã tham gia một cách nhiệt tình, có trách nhiệm, rất hiệu quả mà không đòi hỏi bất cứ một quyền lợi gì về vật chất. Bác Phan Công Mưu, một Đảng viên đã trên 75 tuổi vẫn rất dẻo dai và minh mẫn phụ trách kỹ thuật thi công, bác Thọ, bác Nhung trực tiếp giám sát ghi chép mọi sự mua bán vật tư nguyên liệu, bác Duyến người đã trực tiếp khâu nối kêu gọi các mạnh thường quân, trực tiếp xuất xăng xe đưa anh em nhiều lần ngược Quỳ Hợp đến tận mỏ đá xa xôi trong mùa đại dịch để tìm kiếm, hợp đồng, kiểm tra, nghiệm thu những phiến đá Thạch anh có kích thước khổng lồ với giá thành hợp lí nhất tạo nên những tấm bia thật là kỳ vĩ làm hài lòng tất cả những người đã góp công, góp của để làm nên công trình. Rồi chị Long, chị Thảo, chị Tịnh, những cán bộ xã, thôn đã có rất nhiều công sức bám trụ trực tiếp động viên những người thợ, động viên cả những người thân của gia đình giúp thôn xóm nhiều công việc khi cần thiết để công trình kịp tiến độ. Cụ Nguyễn Đăng Đề, người có công lớn trong việc lập hồ sơ đề nghị Nhà nước công nhận Liệt sỹ cho các Tự vệ đỏ, nay đã gần 100 tuổi, dù ở xa quê nhưng vẫn thường xuyên quan tâm đến tiến độ xây dựng công trình, viết tài liệu về chiến tích để khắc bia. Các Thầy giáo đã nghỉ hưu như Thầy Phan Tuấn Diên, Nguyễn Viết Xuân, Nguyễn Viết Hưởng… cũng góp chút hiểu biết của mình để giúp ban Mặt trận thôn xóm biên soạn và thống nhất các nội dung sẽ trình bày trên các tấm văn bia. Là công trình Tâm Đức nên đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều các bậc cao niên, các cụ Đảng viên lão thành, của các gia đình thân nhân Liệt sỹ.
Khâu nối tất cả để tạo nên được sự đống lòng là công lao, là trách nhiệm của các anh trong ban Thường vụ Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ và các đoàn thể xã Thanh Bình Thịnh. Sự quyết tâm, se chia, gánh vác của các đồng chí lãnh đạo địa phương và thôn xóm đã tạo nên thành công của công trình.
90 năm đã trôi qua kể từ ngày 14 liệt sỹ đã đem giọt máu đào giữ quê hương tại trận chiến Bến Thánh, các bác ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ, đa số chưa lập gia đình, chưa có con cháu. Hương hồn của các Liệt sỹ hiện nay đa số do các cháu chắt trong dòng tộc nội ngoại thờ phụng, sự hy sinh của các Liệt sỹ thật sự đã góp phần làm nên cuộc Tổng diễn tập đầu tiên của Đảng , góp phần tạo nên những kỳ tích của Cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Mọi sự đóng góp về công sức và vật chất của các bậc cháu con để xây dựng công trình thật là nhỏ bé so với sự hy sinh của các Liệt sỹ. Chiến tích Tự vệ đỏ Bến Thánh mãi mãi là niềm tự hào, là điểm tựa niềm tin để các thế hệ người dân Thái Yên, người dân Thanh Bình Bịnh xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, ngày càng đáng sống, ngày càng muốn về của tất cả mọi người đang xa xứ.
Thêm một công trình, dù không Hoành tráng như các tượng đài nghìn tỷ, nhưng là ước vọng đền ơn đáp nghĩa đối với các liệt sỹ 1930-1931 của nhiều thế hệ người dân xã Quang Chiêm ngày ấy, xã Thanh Bình Thịnh ngày nay đã thành hiện thực. Những Bến Thánh, bến Cầu, bến Trộ Đăng, bến Con, bến Nậy.. bên dòng rào Trúc lại gắn thêm nhiều kí niệm thiêng liêng không thể phai mờ.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 188.813
    Online: 235