a. Đặc điểm tự nhiên:

Thị trấn Đức Thọ nằm ở phía tây bắc huyện Đức Thọ, có vị trí địa lý:

Phía đông giáp xã Bùi La Nhân Phía tây giáp xã Tùng Ảnh Phía nam giáp xã Tân Dân Phía bắc giáp xã Liên Minh và xã Trường Sơn.

Thị trấn Đức Thọ có diện tích 6,70 km2, dân số năm 2018 là 11.728 người, mật độ dân số đạt 1.750 người/km2.

b. Đặc điểm về xã hội:

Địa bàn thị trấn Đức Thọ hiện nay trước đây vốn là thị trấn Đức Thọ và xã Đức Yên thuộc huyện Đức Thọ.

Ngày 8 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 48-CP. Theo đó, sáp nhập toàn bộ 197 ha với 1.730 nhân khẩu của thôn Mai Hồ thuộc xã Đức Yên vào thị trấn Đức Thọ.

Sau khi sáp nhập, thị trấn Đức Thọ có diện tích tự nhiên 312,03 ha với 6.164 người. Xã Đức Yên còn lại 308,9 ha diện tích tự nhiên với 3.066 người.

Ngày 01/01/2020 Thị Trấn Đức Thọ sát nhập Thị Trấn với xã Đức Yên gồm 13 tổ dân phố: Tổ dân phố 1, Tổ dân phố 2, Tổ dân phố 3, Tổ dân phố 4, Tổ dân phố 5, Tổ dân phố 6, Tổ dân phố 7, Tổ dân phố 8, Tổ dân phố Đại Lợi, Tổ dân phố Đại Thành, Tổ dân phố Tân ĐỊnh, Tổ dân phố Đại Nghĩa, Tổ dân phố Hùng Dũng.

c. Các di tích lịch sử văn hóa:

Trong lịch sử, Thị Trấn Đức Thọ đã dày công xây dựng và để lại nhiều di tích lịch sử - văn hóa có ý nghĩa, minh chứng cho sự phát triển văn hóa lâu đời của con người trên mảnh đất này.

+ Đền Khổng Yên:

Năm 2012 Đền Khổng Yên đã được UBND Tỉnh Hà Tĩnh công nhận là di tích cấp Tỉnh theo Quyết định số: 1761/QĐ-UBND ngày 20/6/2012. Là một di tích lịch sử văn hóa cổ ra đời cách đây hàng trăm năm ở một vùng đất giàu truyền thống yêu nước và học hành khoa bảng, Đền Khổng Yên là nơi tưởng niệm và tri ân “ Nghĩa hầu Vũ phủ quân” và “ Đương cảnh thành hoàng”. Trần Dực là những bậc tiên hiền có công với dân với nước, ngồi đền còn là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ mai sau. Ngoài ra, tại ngôi đình này trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử văn hoa quan trọng của địa phương. Từ năm 1933 – 1938, ngôi đền là nơi dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân xã Nghĩa Yên và các vùng phụ cận. Năm 1947 đội quân du kích xã Nghĩa Yên được thành lập tại đây, đến năm 1948 đây là nơi thành lập đội văn nghệ Quân khu IV. Năm 1949, nhà hạ điện được sử dụng làm trụ sở của UBND huyện Đức Thọ và là nơi tổ chức “Tuần lễ vàng” của nhân dân trong huyện. Trong các năm từ 1945 – 1976, ngôi đền là nơi nhân dân trong xã tập trung chào cờ đầu năm vào sáng ngày mồng một tết.

Hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của di tích trong đời sống tâm linh, tinh thần và tín ngưỡng của đông đảo quần chúng nhân dân địa phương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiều năm qua Đảng bộ và chính quyền xã Đức Yên đã rất quan tâm tới di tích lịch sử văn hóa nên đã tạo mọi điều kiện để người dân bảo vệ giữ gìn và phát huy các giá trị, ý nghĩa của di tích trong đời sống xã hội.

 

+ Bia Chứng tích Chiến tranh

Ngày 15/8/2011 UBND xã Đức Yên đã làm tờ trình số 16/TTr-UBND về việc xin công nhận và xây dựng bia Chứng tích Chiến tranh.

Nằm bên hữu ngạn dòng sông La, xã Ngải Lăng, Nghĩa Yên và xã Đức Yên hiện nay là một vùng quê thanh bình trù phú, khí hậu ôn hòa, đất đai tươi tốt, phong tục thuần hậu. Con người noi đây cần cù chịu khó trong lao động sản xuất, kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cứu nước, nhân dân Đức Yên đã đóng góp rất lớn sức người, sức của cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Động viên được hàng ngàn con em lên đường nhập ngũ, trong đó chuyển giao 2.390 người vào bộ đội, 1.624 người đi dân công hỏa tuyến, 1.003 người thanh niên xung phong và 2.145 người tham gia dân quân du kích tại xã. Trong đó rất nhiều người đã anh dũng hy sinh hoặc để lại một phần xương máu của mình trên mọi miền của tổ quốc. Tổng kết cuộc kháng chiến toàn xã có hơn 200 liệt sỹ, gần 400 thương bệnh binh, sự mất mát ấy đã tô đẹp hơn truyền thống quê hương và góp phần to lớn vào thắng lợi cuối cùng của dân tộc. Sự hy sinh và những đóng góp lớn lao của quân dân xã Đức Yên đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận (ba bà mẹ được phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng – đợt 3, 1278 huân chương các loại, 243 huy chương cho các hộ gia đình, nhiều đồng chí đạt chí danh hiệu dũng sỹ diệt Mỹ…).

Địa điểm Chứng tích Chiến tranh – hố bom tại gia đình ông Phạm Lân là nới ghi dấu tội ác chiến tranh với những người dân thường vô tội, nơi giáo dục truyền thống yêu nước, lòng căm thù giặc Mỹ xâm lược cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Ngày 29/01/2013 Bia Chứng tích Chiến Tranh được UBND tỉnh hà Tĩnh công nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số: 360/QĐ-UBND.

Năm 2014 UBND xã đã khởi công xây dựng với tổng kinh phí 468.356.000đ.

+ Trường Nghĩa Yên Minh Tân

Trường Nghĩa Yên Minh Tân (tên thường gọi: Trường Làng Khóng – Nghĩa Yên).

Trường Nghĩa Yên Minh Tân là một địa điểm, một di tích cách mạng phản ánh sự kiện lịch sử tiêu biểu của tổ chức cơ sở Đảng – Chi bộ làng Khóng – Nghĩa Yên thực hiện chủ trương chiến lược của Đảng về truyền bá Quốc ngữ, chống chính sách ngu dân của thực dân Pháp và Chính phủ Nam Triều. Trong bối cảnh lịch sử những năm 1932 – 1935, tình hình cách mạng Việt nam gặp muôn vàn khó khăn do các tổ chức cơ sở Đảng bị tan vỡ, nhưng những Đảng viên trung kiên của chi bộ Nghĩa Yên quyết tâm vận động nhân dân và con em làng Nghĩa Yên tổ chức, xây dựng trường học thực hiện thắng lợi một chủ trương lớn của Đảng.

Những năm 1936 – 1938 các cơ sở Đảng tạm thời phục hồi, trường Sơ học Nghĩa Yên Minh Tân chính thức được thành lập là một trong những trường học sớm nhất do nhân dân xây dựng.

Trường Nghĩa Yên Minh Tân là cái nôi giáo dục, đào tạo nhiều lớp cán bộ Đảng viên ưu tú góp phần vào công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước và quê hương.

Trường Nghĩa Yên Minh Tân là biểu tượng của sự đồng thuận, gắn bó giữa Đảng với nhân dân, giữa đồng bào lương giáo, giữa các tầng lớp nhân dân trong thời kỳ đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh nhằm thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Trường Nghĩa Yên Minh Tân là bằng chứng về sự thành công của chủ trương, đường lối của Đảng nhằm xây dựng một nền giáo dục cách mạng, nâng cao dân trí, giáo dục lý tưởng cách mạng cho các thế hệ để xây dựng một đất nước phồn thịnh và văn minh.

Trải hơn 70 năm tồn tại, ngôi trường cũ Nghĩa Yên Minh Tân vẫn được gìn giữ nguyên vẹn bởi ý thức tôn trọng lịch sử và sựu thủy chung của người dân làng Nghĩa Yên theo Đảng. Ngôi trường cũ ấy vẫn được nâng niu, giữ gìn như một truyền thống của địa phương.

Với giá trị lịch sử to lớn, Trường Nghĩa Yên Minh Tân đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh công nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số: 447/QĐ-UBND ngày 09/2/2010.

Năm 2018 UBND xã đã tu sửa tôn tạo lại Trường Nghĩa Yên Minh Tân với tống kinh phí 659.078.000đ (Sáu trăm năm mươi chín triệu, không trăm bảy mươi tám ngàn đồng chẵn).

Mộ - Đền Trần Dực là danh nhân lịch sử của vùng Hoan Châu xưa và Hà Tĩnh ngày nay, tên tuổi ấy đã được ghi vào chính sử. Di sản còn lại về Trần Dực tại Mai Hồ - Đức Thọ gọi là: Di tích lịch sử văn hóa: Mộ và Đền thờ Trần Dực.

Ba hướng Tây- Bắc - Đông giáp đất thổ cư của dân địa phương. Phía Nam, cổng vào đền thờ giáp đường Thị Trấn - Tùng Ảnh. Cách trung tâm thị trấn 2km về phía tây trên trục đường Thị Trấn Đức Thọ - Tùng Ảnh là Lăng mộ và Đền thờ Trần Dực.

Hoặc du khách có thể đi đường thủy vượt sông Lam, qua bến chợ Thị Trấn đến thôn 12 là địa điểm của Lăng mộ vầ Đền thờ của danh nhân Trần Dực.

Bản đồ hành chính
 Liên kết website
 Bình chọn
Thống kê: 145.529
Online: 48