THỊ TRẤN ĐỨC THỌ

ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI

 

Trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, cùng với sự thay đổi tổ chức và hành chính đất nước, huyện Đức Thọ cũng có nhiều thay đổi về địa giới và tên gọi.

Năm 1831 vua Minh Mạng lấy hai phủ Đức Thọ và Hà Hoa lập ra tỉnh Hà Tĩnh, Phủ Đức Thọ có tên gọi từ năm 1922 cho đến Cách mạng tháng Tám thành công.

Thị Trấn Đức Thọ là trung tâm địa lý, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn huyện Đức Thọ.

Phía Bắc giáp Trường Sơn, Liên Minh Phía Đông giáp xã Bùi Xá Phía Nam giáp xã Tân Dân Phía Tây giáp xã Tùng Ảnh

Khi xưa, dưới triều Trần, Thị Trấn thuộc xã Yên Việt, sang triều Lê đổi thành xã Ngãi Lăng, đến thời Lê Mạt đổi tên là xã An Toàn. Khi Minh Mạng lên ngôi, chữ Toàn do phạm húy nên đổi tên là An Đồng (xã An Đồng bao gồm các xã Tùng Ảnh, Thị Trấn, Đức Yên, Đức Bùi ngày nay). Từ năm 1931 đến năm 1945 Thị Trấn gồm hai làng Yên Trung và Đông Yên thuộc Tổng Việt Yên, sau dó hợp nhất với các làng Định Trường, Trung Thịnh, Khổng Yên thành xã Nghĩa Yên. Năm 1953 một phần của làng Đông Yên và làng Yên Yên. Năm 1953 một phần của làng Đông Yên và các làng Yên Trung tách khỏi Đức Yên thành Thị Trấn, các thôn Vượng Hồ, Phúc Thái, Yên Thành (còn gọi là Mai Thủy, sau thành HTX Mai Hồ thuộc về Đức Yên). Đến năm 1994 sát nhập Mai Hồ vào lại Thị Trấn và vị trí, hình thể địa lý đó tồn tại cho đến ngày nay.

Thị Trấn Đức Thọ có vị trí địa lý thuận lợi bậc nhất toàn huyện và cả vùng. Nằm ở trung tâm đồng bằng, được bồi đắp bởi phù sa Sông La, từ ngàn đời nổi tiếng màu mỡ. Thiên nhiên ưu đãi cho Thị Trấn không những là vùng quê trù phú mà còn là điểm giao hội của các tuyến giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy hết sức thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế văn hóa giữa các vùng trong huyện, trong tỉnh, vào Nam, ra Bắc và với nước bạn Là anh em. Những thuận lợi đó giúp cho người Thị Trấn phát triển kinh tế một cách toàn diện, phong phú.

Nghề trồng lúa phát triển từ rất lâu đời. Người nông dân Thị trấn sơm tích lũy và phát huy các kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp. Từ thời Lê Thịnh đã biết thủy lợi hóa ruộng đồng. Một trong những công trình thủy lợi còn tồn tại đến sau này là cống Thị Lang (nằm trên đường liên xã đi Tùng Ảnh, đoạn trước co quan quân sự huyện Đức Thọ) do chỉ đạo, giúp đỡ xây dựng. Đồng ruộng Mai Hồ nổi tiếng tươi tốt và là một trong những cánh đồng năm tấn đầu tiên trên miền Bắc.

Ngoài nông nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công, dịch vụ và thương mại cũng sớm hình thành và phát triển. Các nghề truyền thống có tiếng trước Cách mạng tháng Tám như ép dầu, làm da, làm bún bánh và giá đỗ…

Đặc biệt từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, một loạy nghề mới du nhập như nung vôi, làm mũ, làm vali, cắt tóc, may mặc, nhiếp ảnh ra đời làm cho các hoạt động kinh tế của Thị Trấn ngày càng trở nên sôi động.

Dân Ngãi Lăng xưa nói chung và Thị Trấn ngày nay nói riêng, không những chỉ cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất mà còn nổi tiếng trong vùng về đức học.

Nằm trong vùng đất có truyền thống quật khởi, đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân Đức Thọ. Nhân dân Thị trấn mặc dù sống bên cạnh cơ quan cai trị đầu não của chính quyền phong kiến Nam Triều, hàng ngày đối mặt với bọn quan lại, tay sai, lính lệ gươm súng nghênh ngang và bọn mật thám luôn rình rập bắt bớ nhưng vẫn một lòng hướng về các phong trào Ái quốc, các cuộ khởi nghĩa của các thân sỹ trong vùng như Phan Đình Phùng, Lê Ninh và phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu, phong trào Duy Tân của cụ Phan Chu Trinh, phong trào Việt nam Quang phục Hội của Lê Văn Huân. Tuy nhiên các phong trào yêu nước lần lượt bị thất bại. Ngày 25/5/1908 tuần phủ Hà Tĩnh Cao Ngọc Lễ mở phiên tòa xét xử những người yêu nước như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Đình Hiệu, Phạm Văn Ngôn, Lê Võ (Án tử hình); phạt tù, tước bằng cấp Ngô Đức Kế, Lê Văn Huân, Đặng Văn Ba. Làng Yên Trung cùng hai làng Yên Thái và Yên Nhân bị phạt mỗi làng 50 đồng bạc Đông Dương về tội để cho nông dân đi theo nghĩa quân làm loạn. Dù bị bắt bớ, tù đày, tra tấn nhưng người dân Đức Thọ nói chung, người dân Thị Trấn nói riêng vẫn không hề nhụt chí. Họ vẫn một lòng hướng về các phong trào của các lãnh tụ như Lê Văn Huân, Trần Phú, Tôn Quang Phiệt trong tổ chức Việt Nam Quang phục Hộ (sau đổi là Tân Việt cách mạng Đảng, một trong những tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương sau này).

Đầu năm 2020 sát nhập Đức Yên với Thị Trấn thành một đơn vị hành chính mới, gồm 13 TDP. Có 3625 hộ, có 14244 khẩu, được phân thành 13 Tổ dân phố. Có 926 hộ giáo dân có 04 giáo họ gồm giáo họ Yên Trung, giáo họ Nghĩa Yên, giáo họ Yên Tâm, giáo họ Yên Đông.  Đảng bộ Thị Trấn có hơn 800 đảng viên, sinh hoạt ở 19 chi bộ, trong đó có 13 chi bộ TDP, 05 chi bộ trường học và 01 chi bộ y tế, phần lớn đảng viên đã nhiều tuổi, người về nghỉ hưu tại địa phương, mặt bằng về trình độ nhận thức của đảng viên  nhân dân khá cao, khá đồng đều nên có nhiều thuận lợi cho việc thực hiện nếp sống văn minh trong đời sống hàng ngày .

Bản đồ hành chính
 Liên kết website
 Bình chọn
Thống kê: 145.524
Online: 79