UỶ BAN NHÂN DÂN

THỊ TRẤN ĐỨC THỌ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

CHƯƠNG TRÌNH TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN HỆ THỐNG TRUYỀN THANH CỦA ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2020 – QUÝ II

Một số nội dung của Luật trẻ em năm 2016

Kể từ ngày 01/6/2017, Luật trẻ em, được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 05/4/2016 có hiệu lực thi hành, thay thế Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Luật trẻ em năm 2016 có 07 chương, 106 điều với một số nội dung mới quan trọng, như sau:

          Thứ nhất,về tên gọiLuật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 được đổi thành Luật trẻ em. Sự thay đổi về tên gọi này vừa ngắn gọn vừa phản ánh đầy đủ hơn nội dung và phạm vi điều chỉnh của Luật về đối tượng đặc thù là trẻ em.

          Thứ hai,về nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: Ngoài các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đã được nêu trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật trẻ em năm 2016 đã quy định thêm các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như trẻ em bị tổn hại nghiệm trọng về thể chất và tinh thần do bạo lực; trẻ em bị bóc lột; trẻ em bị mua bán; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha, mẹ hoặc không có người chăm sóc.

          Thứ ba,về các quyền và bổn phận của trẻ em: Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013 và Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em,Luật trẻ em năm 2016 quy định 25 nhóm quyền của trẻ em, với nhiều quyền được bổ sung như: quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền bí mật đời sống riêng tư; quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi; quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục, không bị bóc lột lao động, không bị bạo lực, không bị mua, bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt; quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang; quyền được đảm bảo an sinh xã hội; quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nan.

          Ngoài ra, kế thừa Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, các bổn phận của trẻ em được quy định cụ thể trong Luật trẻ em năm 2016 phù hợp với chế định về nghĩa vụ công dân của Hiến pháp 2013, trẻ em có bổn phận đối với gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội, quê hương, đất nước và chính bản thân các em.

          Thứ tư,về việc bảo đảm thực hiện chăm sóc và giáo dục trẻ em,Luật quy định các chính sách cơ bản của Nhà nước để bảo đảm trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch và thông tin, truyền thông cho trẻ em. Đây là căn cứ quan trọng để Nhà nước ban hành các chính sách cụ thể thực hiện đầy đủ các quyền trẻ em phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết các vấn đề có liên quan đến trẻ em phát sinh trong thực tế.

          Thứ năm,về bảo vệ trẻ em, khắc phục hạn chế của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, chưa quy định một cách rõ ràng các biện pháp bảo vệ trẻ em ba cấp độ, Luật trẻ em năm 2016 quy định cụ thể biện pháp bảo vệ trẻ em từ phòng ngừa, hỗ trợ đến can thiệp cùng với trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để bảo đảm trẻ em được an toàn, được hỗ trợ và cạn thiệp kịp thời khi có nguy cơ hoặc đang bị xâm hại. Luật cũng quy định cụ thể các loại hình, điều kiện hoạt động, thẩm quyền thành lập, cấp đăng ký, đình chỉ, chấm dứt hoạt động đối với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Ngoài ra, Luật còn quy định việc áp dụng các hình thức chăm sóc thay thế đối với trẻ em nhăm bảo đảm trẻ em được sống trong môi trường gia đình và được chăm sóc thay thế khi bị mất môi trường gia đình hoặc không thể cùng cha đẻ, mẹ đẻ.

          Thứ sáu,về quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em,Luật quy định phạm vi, hình thức trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em và các biện pháp bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong gia đình cũng như bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Đặc biệt Luật trẻ em năm 2016 quy định rõ tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em là Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và cũng là tổ chức giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyên vọng của trẻ em.

          Ngoài ra,Luật trẻ em năm 2016 còn quy định cụ thể trách nhiệm chủ trì, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân và cơ sở giáo dục trong việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; việc tổ chức phối hợp liên ngành giữa các cơ quan, tổ chức, giữa các địa phương trong việc giải quyết các vấn đề trẻ em, thực hiện quyền trẻ em./.

(Chuyển ban văn hóa, các tổ dân phố

  tổ chức tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh )

                Phê duyệt nội dung                                       Biên soạn nội dung

       

        CHỦ TỊCH HĐPHCTPBGDPL

 

(Đã ký)

 

Bùi Ngọc Nhật                           

CÁN BỘ TƯ PHÁP

 

(Đã ký)

 

         Nguyễn Văn Tiền           Nguyễn Thanh  

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 155.750
    Online: 29