Câu 1. Đề nghị cho biết, người tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí được bảo vệ như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 145/2020/TT-BCA ngày 29/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí (sau đây gọi tắt là Thông tư số 145/2020/TT-BCA), người tố cáo hành vi tham nhũng được bảo vệ như sau:

- Những người được bảo vệ gồm: Người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí; vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí. Người được bảo vệ đang sinh sống, làm việc, học tập tại nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư.

- Phạm vi, nội dung bảo vệ người được bảo vệ, gồm: Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm. Tài sản được bảo vệ là tài sản thuộc quyền sở hữu của người được bảo vệ. Tài sản của người được bảo vệ tại nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

Câu 2. Pháp luật quy định người được bảo vệ có các quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 145/2020/TT-BCA,quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ thực hiện theo quy định tại Điều 48 Luật Tố cáo, cụ thể:

- Người được bảo vệ có các quyền sau đây:

+ Được biết về các biện pháp bảo vệ;

+ Được giải thích về quyền và nghĩa vụ khi được áp dụng biện pháp bảo vệ;

+ Đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;

+ Từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ;

+ Được bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong trường hợp người tố cáo đã đề nghị người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ mà không áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc áp dụng không kịp thời, không đúng quy định của pháp luật, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, tinh thần cho người được bảo vệ.

- Người được bảo vệ có các nghĩa vụ sau đây:

+ Chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ;

+ Giữ bí mật thông tin về việc được bảo vệ;

+ Thông báo kịp thời đến cơ quan áp dụng biện pháp bảo vệ về những vấn đề phát sinh trong thời gian được bảo vệ.

Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, cơ quan Công an có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ không chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ trong trường hợp người được bảo vệ tự đề nghị chấm dứt, từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc không chấp hành các nghĩa vụ quy định nêu trên.

Câu 3. Xin cho biết những biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 145/2020/TT-BCA, căn cứ tình hình thực tế, cơ quan Công an cấp có thẩm quyền có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ theo quy định tại Điều 58 Luật Tố cáo bao gồm:

- Đưa người được bảo vệ đến nơi an toàn.

- Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm cho người được bảo vệ tại nơi cần thiết.

- Áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu người có hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ chấm dứt hành vi vi phạm.

- Biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

Câu 4. Anh A đang làm bảo vệ theo chế độ hợp đồng lao động tại cơ quan hành chính nhà nước X. Trong một lần trực đêm tại cơ quan X, anh A tình cờ phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của lãnh đạo B. Anh A muốn tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nhưng lại sợ bị cho thôi việc. Anh hỏi, pháp luật có quy định về bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động như anh không?

Trả lời: Ngày 15/10/2020, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ký ban hành Thông tư số 08/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động.Theo đó, người làm việc theo hợp đồng lao động là người lao động theo quy định của pháp luật lao động, bao gồm cả người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động đối với một số công việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
Tại khoản 1 Điều 3, khoản 1 Điều 4 của Thông tư số 08/2020/TT-BLĐTBXH quy định,bảo vệ việc làm của người được bảo vệ là việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp cần thiết quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật Tố cáo để bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.

Khi có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật Tố cáo, người tố cáo hoặc người giải quyết tố cáo có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm của người được bảo vệ.

Như vậy, việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động như trường hợp của anh A sẽ được bảo vệ nếu đáp ứng được các điều kiện, căn cứ pháp luật tố cáo quy định.

Câu 18. Đề nghị cho biết, thân nhân của người tố cáo bao gồm những ai? Căn cứ đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm của người được bảo vệ?

Trả lời: Vấn đề ông/bà hỏi được quy định tại Điều 1, khoản 1 Điều 4 Thông tư số 08/2020/TT-BLĐTBXH. Theo đó:

- Thân nhâncủa người tố cáo, bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động.

Căn cứ đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm của người được bảo vệ: Khi có căn cứ về việc vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo và thân nhân của người tố cáo đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo, thì người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền tự quyết định hoặc theo đề nghị của người tố cáo quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết. Trường hợp khẩn cấp, người tố cáo có thể trực tiếp đến đề nghị hoặc thông qua điện thoại đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ ngay nhưng sau đó nội dung đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.

Câu 19. Chị A là lao động hợp đồng tại đơn vị sự nghiệp công lập X với công việc tạp vụ. Sau khi tố cáo hành vi vi phạm của thủ trưởng đơn vị X với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chị A thường xuyên nhận được tin nhắn đe dọa. Chị A muốn biết, pháp luật quy định những biện pháp bảo vệ nào trong trường hợp của chị?

Trả lời: Vấn đề chị A hỏi được quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật tố cáo. Theo đó, cơ quan, người có thẩm quyền sẽ quyết định áp dụng các biện pháp sau để bảo vệ người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động:

- Yêu cầu người sử dụng lao động chấm dứt hành vi vi phạm; khôi phục vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;

- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Công chức Tư pháp

Tệp đính kèm


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 157.706
    Online: 62