HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
XÃ THANH BÌNH THỊNH
*********
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT TỐ CÁO
(Trích một số điều của Luật Tố cáo năm 2018)
- TỐ CÁO (Điều 2)
Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
II.QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TỐ CÁO (Điều 9)
- Người tố cáo có các quyền sau đây:
+ Thực hiện quyền tố cáo theo quy định.
+ Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác.
+ Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo.
+ Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết.
+ Rút tố cáo.
+ Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo.
+ Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2.Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
+ Cung cấp thông tin cá nhân theo quy định.
+ Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được.
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo.
+ Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu.
+ Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
III.QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BỊ TỐ CÁO (Điều 10)
- Người bị tố cáo có các quyền sau đây:
+ Được thông báo về nội dung tố cáo, việc gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo.
+ Được giải trình, đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật.
+ Được nhận kết luận nội dung tố cáo.
+ Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người giải quyết tố cáo trái pháp luật;
+ Được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật.
+ Khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2.Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
+ Có mặt để làm việc theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo.
+ Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý theo kết luận nội dung tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
+ Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
IV.THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, CÔNG VỤ TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC (Điều 13)
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp.
2.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền sau đây:
+ Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
+ Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý trực tiếp.
3.Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây:
+ Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan mình, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
+ Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.
4.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây:
+ Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
+ Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý trực tiếp.
- HÌNH THỨC TỐ CÁO (Điều 22)
Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
(Điều 28)
- Thụ lý tố cáo.
- Xác minh nội dung tố cáo.
- Kết luận nội dung tố cáo.
- Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
- THỜI HẠN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO (Điều 30)
- Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
- Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
- Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
Biên soạn nội dung:
Nguyễn Trọng Vinh - CC Tư pháp- Hộ tịch
Phê duyệt:
Đoàn Ngọc Hường - Chủ tịch UBND/ Chủ tịch HĐPHPBPL.