LỊCH SỬ
QUANG THỤC HOÀNG THÁI HẬU
NGÔ THỊ NGỌC DAO
Kính thưa: Quý vị đại biểu!
Kính thưa: Toàn thể nhân dân!
Kính thưa: Toàn thể quý khách về hành huơng!
Hôm nay là ngày 26 tháng 3 Kỷ Hợi. Ngày giổ kỵ lần thứ 552 Năm của bà Quang Thực Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao. Được tổ chức trọng thể tại đền thờ làng Tràng Cần xã Đức thịnh cũ - huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh. Vừa đúng
25 năm được bộ văn hoá thông tin Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp bằng công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.
Kính thưa: quý vị đại biểu, thưa toàn nhân dân, quý khách về hành hương.
Theo bút tích và các kỉ vật. Thần phả còn lưu giữ lại trong khu di tích, cũng như các tài liệu chính sử của nhà nước Việt Nam hiện nay đều cho ta thấy ở cuốn từ điển Hà Nội địa danh Nguyễn Trãi toàn tập lịch sử Việt Nam qua các triều đại trang 209 và cuốn lịch sử học của UBKH xã hội tại trang 21 và cuốn bảo tồn, bảo tàng nhà xuất bản khoa học xã hội. Tất cả đều ghi rõ và cho chúng ta thấy .
Bà Ngô Thị Ngọc Dao còn có tên là ‘’Quang Thục Hoàng Thái Hậu’’. Lúc nhỏ là Ngô Thị Ngọc Bích người làng Đông Bảng huyện Yên Định tỉnh Thanh Hoá là con quan tướng công hộ Ngô. Mẹ bà là con quan thượng thư họ phan. Tuổi trẻ bà nỗi tiếng hiền lành đức độ thông minh đẹp gái. Vì vậy khi đến tuổi trưởng thành bà được vua Lê Tháí Tôn chọn nạp vào làm cung phi nên vua Thái Tôn có nhiều vợ.
Bà Ngô Thị NGọc Giao con ông Lê Sát được phong Nguyên Phi, bà Lê Thị Nhật Lệ con ông Lê Ngân được phong Huệ Phi, bà Dương Thị Bí sinh được Nghi Dân năm 1440 được phong là Hoàng Thái Tử, chỉ được một năm thì bị phế truất.
Bà Lê Thị Mai lại sinh được Khắc Xương
Bà Nguyễn Thị Anh sinh ra được Băng Cơ
Năm 1442 mới 5 tuổi được phong là Hoàng Thái Tử, sau này lên ngôi vua gọi là vua Lê Nhân Tông. Bà Anh năm mơ thấy Ngọc Hoàng Thượng Đế đậu thai vào bà Ngô Thị Ngọc Dao bà sợ sau này con mình mất ngôi. Nên bà đã xúi dục vua giết bà Ngô Thị Ngọc Giao hoặc phải trục thai. Nguyễn Thị Lệ nghe lời khuyên của Nguyễn Trải đã bảo với vua ko nên làm chuyện thất đức ấy , sau đó lại đươc các quan đại thần trong triều đình đưa bà đi lánh nạn tại chùa Huy Văn Hà Nội (gần đường hàng bột bây giờ) Tại đây bà đã sinh ra một chàng trai đặt tên là Tư Thành, còn có tên là “ Hoàng Tử Hiệu’’
Vốn là con nhà dòng giỏi Tư Thành càng tuấn tú thông minh kỳ lạ. Mới 4 tuổi đã được mẹ dạy truyền miệng, Tư Thành đã thuộc nhiều bài thơ, đến 8 tuổi đã làm được thơ văn, rồi đã thành người hay chữ nhất vùng .
Khi Vua Lê Thái Tôn chết tại Trãi Vãi với vụ án Lệ Chi Viên do đó cả nhà Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Sau 12 ngày vua cha chết ngày 19 - 9 - 1442 (tức ngày 8/8 năm Nhâm Tuất) thì Băng Cơ lên ngôi làm vua lúc đó mới 2 tuổi lấy hiệu là vua Lê Nhân Tông, ông đã làm vua được 17 năm đến tháng 6 năm
1459 thì Nghi Dân cướp ngôi vua, sau đó Nghi Dân bị triều đình xử tội.
Triều đình đã rước Tư Thành về tôn vinh lên ngôi làm Vua, lấy hiệu là ‘’Quang Thuận’’ đến năm 1470 đổi tên là Hồng Đức rồi vua Lê Thánh Tông.
Tư Thành lên ngôi làm vua đã tôn mẹ là ‘’ Quang Thục Hoàng Thái Hậu’’ và lập điện thờ hoa cho mẹ ở để cùng bàn việc nước ông đã trị vì được 38 năm từ 1459 - 1497 là một vua vừa hiền lành vưa thông minh.
Sau 6 năm lên ngôi vua Tư Thành đã minh oan cho Nguyễn Trãi, đã đưa con trai sống sót của Nguyễn Trãi là Nguyễn Anh Vũ lên làm Tri huyện tức là sau 24 năm Nguyễn Trãi chết mới được minh oan.
Năm 1470 giặc chiêm Thành sang xâm lấn bờ cõi nước Đại Việt trước tình hình đó, nhà vua Lê Tư Thành sang xâm lấn bờ cỏi nước đại Việt trước tình hình đó, nhà vua Lê Tư Thành đã ngự giá thân sinh đưa quân đi đánh giặc, Tư Thành đã mời mẹ mình cùng đi, phong cho mẹ là ‘’Long nhương tướng quân’’ vì bà là người có tài mưu lược, chỉ trong một thời gian quân của Lê Tư Thành đã đánh bại giặc chiêm, đánh trận thành đồ bà đã bắt được tướng trà toàn.
Đầu năm 1471 đoàn quân chiến thắng trở về Thăng Long, theo kênh nhà Lê, khi thuyền đến bến Thuý Giang thì bà Thái Hậu băng hà. Nên trong sử có câu chữ hán “Thích đáo Quang Chiêm xã, Thuý Giang thì bà Thái Hậu băng” mà bến Thuý Giang sau này gọi là bến Cầu. Vì bến đó bắc cầu để đưa thi thể bà dưới thuyền lên ký táng chôn cất tại xứ Đồng Cần xã Quang Chiêm. Sau đó nhà vua đả chiếu chỉ cắt lấy 1000 mẫu ruộng để lại điện bàn Hầu là em ruột của Thái Hậu để làm tự dân thờ cúng chăm sóc phần mộ của bà. Trải qua những biến động của lịch sử với thời gian 537 năm (tính đến 26 - 3 năm 2008) con cháu của các tướng lĩnh điện bàn Hầu và 5 người họ Phan được cắt cử trông coi phần mộ ngày càng đông lên đã trở thành xóm thành làng. Họ đã cùng người dân bản xứ chăm lo làm ăn xây dựng, đã tạo nên mảnh đất lịch sữ này gọi là làng Trang Cần. Rồi làng Trang Cần đã trỏ thành nhất thôn, nhất xã, nhất Triện, mà chủ yếu là con cháu ngoại Hoàng Thích của vua Lê Thánh Tông, thuộc dòng họ Phan.
Ở đây về góc độ xã hội học còn lưu giữ nhiều truyền thuyết dân dan và một số luật tục từ thời Lê. Đó là dăm cột ngựa, dăm Đồng Bái, theo tham khảo trước đây hàng năm đến ngày 26 tháng 3 âm lịch thì các tướng lĩnh trong triều về làm lễ, cột ngựa rồi vào bái lạy về luật tục dân làng ở đây khi sinh con ra không được gọi bằng mẹ (Về đến làng thờ Đức Mẹ) mà chỉ được gọi chị hoặc mự. Cả làng tuyệt đối không ai được gọi cái Dao mà chỉ gọi là Đao.
Để hiểu thêm về Trang Cần xin trích một đoạn bằng chữ Hán ghi trong phần di tích là: “Chiết thủ Quang Chiêm xã, Diên thổ nhất bách mậu. Lưu điện bàn hầu Thái Hậu , chi đệ dự tôn Phan Thị Tôn điền điệt quản cảnh lập từ phụng ngự. Ngã tung phan tộc cái hiệu ư thử” về giá trị lịch sử khoa học Hoàng Thái Hậu - Ngô Thị Ngọc Giao và con trai của bà là vua Lê Thánh Tông, sống trong lịch sữ Việt Nam cũng như dân dan hiện nay thì tên tuổi của mẹ con bà là một điểm sáng không bao giờ phai nhạt. Bởi bà là một vị Hoàng Hậu là một phũ nữ, một bà mẹ Việt Nam đã có tấm lòng nhân hậu, trung nghĩa yêu nước, thương con có công lớn đánh giặc ngoại xâm, là một người tài giỏi mưu lược, đã cùng con giúp nước trấn giữ biên cương. Phải nói riêng trong những bước thăng trầm của lịch sữ. Người phụ nữ Việt Nam không bao giờ vắng bóng. Những tấm gương cao cả vì nước quên thân trong bối cảnh lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ, còn thù trong giặc ngoài mà có một bà mẹ cùng con đưa lại nền thái bình cho trăm họ như bà Ngô Thị Ngọc Giao thì không phải là nhiều. Đó chính là biểu tượng cao cả của người phụ nữ Việt Nam. Có thể nói rằng những năm 1471 khi đất nước khải hoàn trăm họ chung vui một mối, đất nước được chấn hưng , kinh tế, chính trị phát triển, biết bao thành quả của nhà Lê đã đạt được. Chúng ta không thể không nhắc đến một vị vua đã cùng mẹ kề vai gánh vác cả giang sơn đưa lại sự ấm no hạnh phúc cho muôn dân đó là vua Lê Thánh Tông. Một vị vua, một con người đã đóng góp sức lực trí tuệ cho đất nước. Do vậy Bác Hồ đã có câu thơ “Vua hiền có Lê Thánh Tông mở mang bờ cỏi đã khôn lại lành”.
Ngoài ý nghĩa và giá trị đánh đuổi giạc ngoại xâm, vua Lê Thánh Tông còn là người đức độ tài cao, đã đóng góp to lớn trong việc chấn hưng nền kinh tế văn hoá chính trị cho đất nước lúc bấy giờ. Đặc biệt là bộ luật Hồng Đức đây là một sự đóng góp vô cùng to lớn cho dân tộc mà suốt các thời kỳ đại phong kiến Việt Nam chưa bao giờ có được. Cho tới nay về góc độ lịch sử xã hội thì bộ luật Hồng Đức là một công trình khoa học, có giá trị cho cả dân tộc trong suốt một thời gian dài.
Di tích lịch sữ đền thờ Ngô Thị Ngọc Dao là nơi tượng niệm mộ vị Hoàng Hậu một người mẹ Việt Nam đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp đánh giặc ngoại xâm mở mang bờ cỏi đưa lại nền thái bình cho muôn dân trăm họ đó là bà Quang Thục Hoàng Thái Hậu - Ngô Thị Ngọc Dao.
Sau khi ôn lại sự kiện lịch sử ngày mỗi chúng ta càng thêm phấn khởi, tự hào và biết ơn sâu sắc Bà Quang Thục Hoàng Thái Hậu đã để lại muôn đời cho con cháu những giá trị đánh đuổi giặc ngoại xâm mở mang bờ cỏi đưa lại sự ấm no hạnh phúc cho muôn dân thật là to lớn bà đã đóng góp công cao đức dày cho dân tộc Việt Nam !