Là một hội viên nông dân có niềm đam mê sản xuất nông nghiệp sạch, trong suốt hơn 15 năm qua, lão nông Nguyễn Đình Phúc, ở Tổ dân phố Hùng Dũng, đã biến bãi bồi hoang hóa ven sông La ngày nào, trở thành vườn táo xanh tốt.
Ở tuổi 65, nhưng hầu như ngày nào ông Phúc cũng say sưa vun xới cho hơn 2 ha đất, ở vùng bãi bồi ven Sông La, thuộc HTX Yên Long thêm màu mỡ.
Hiện vườn táo của ông Phúc có khoảng 300 gốc đang cho lứa quả đầu tiên.
Ông Phúc cho biết: do năm đầu nên quả chưa sai lắm, với lại bị chuột cắn phá nhiều. Cách đây gần 1 tháng táo đã cho thu hoạch và ăn dòn, ngọt . Trong những ngày này, hầu như ngày nào ông Phúc cũng lựa chọn những cây có quả to, chín, đạt độ ngọt bứt bán. 1 kg táo quả có giá từ 30 - 40 ngàn đồng. Hiện nay đang có lứa quả mới ra, dự kiến cho thu hoạch vào dịp trước và sau tết. Theo ông Phúc dự ước, mỗi cây bước đầu cho thu nhập khoảng 400 - 500 ngàn đồng.
Nhờ dày công vun xới, chăm sóc, nên cây nào cây nấy trĩa quả.
Ông Phúc chia sẻ: Vùng này trước kia thấp trũng nên không sản xuất được, quanh năm bỏ hoang, với niềm đam mê sản xuất nông nghiệp sạch, tôi đã xin địa phương nhận thầu, ví thấy đất bãi bồi ở đây thực ra rất màu mỡ. Tôi từng thành công với mô hình trồng khoai lang Nhật Bản, lạc cao sản. Và nay, vườn táo xanh tốt, được sản xuất theo quy trình hữu cơ, đang hiện diện. Sau gần 1 năm trồng, hơn 300 gốc táo – loại cây phù hợp thổ nhưỡng, đặc trưng đất pha cát của bãi bồi đang phát triển, sinh trưởng rất tốt, và đã cho lứa quả đầu tiên.
Để cùng đồng hành với cấp ủy, chính quyền, trong phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, ông Phúc đang có kế hoạch mở rộng vườn táo, đồng thời đưa thêm các loại cây ăn quả phù hợp với chất đất, thị trường tiêu thụ vào trồng như: ổi, các loại hoa, cây cảnh...từng bước xây dựng nơi đây thành điểm du lịch trải nghiệm.
Bà Trần Thị Thảo - Chủ tịch Hội nông dân Thị trấn Đức Thọ nói: Nhờ dày công chăm bón mỗi ngày, rồi đây khu vực bãi bồi sẽ trở thành điểm du lịch trải nghiệm cho du khách. Hội sẽ tiếp tục đồng hành với ông Phúc trong chuyển giao KHKT, cung ứng cây giống đảm bảo chất lượng, xây dựng nơi đây thành mô hình tạo điểm nhấn du lịch trải nghiệm, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.
Không chỉ phát triển vườn táo nhằm đưa lại thu nhập cao, ông Phúc còn thực hiện quy trình chăm sóc theo hướng hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, mà dùng biện pháp thủ công để phòng trừ sâu bệnh, cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.