Đền Tường Xá được công nhận là “Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh” tại Quyết định số 412 QĐ-UB-VX ngày 14.3.2005 của UBND tỉnh Hà Tĩnh.

* Đền Tường Xá: theo tộc phổ của các họ khai cơ (Lê, Phạm) thì sau khi lập làng đã dựng miếu thành hoàng ở đầu long mạch, tức vị trí bây giờ. Nếu đúng như tộc phả thì ngôi đền này có từ thế kỷ XIV.

Đền có 7 ngôi nhà lớn nhỏ: thượng điện, hạ điện, tả hữu vu và phía sau là ba miếu. Tương truyền, lúc mới xây dựng, đền chỉ có một ngôi nhà, mãi về sau mới có thượng, hạ điện bằng gỗ, thưng ván, lợp tranh. Đến đầu thế kỷ XX, làng mới trùng tu lần cuối, làm mới hoàn toàn thượng điện, tả hữu vu, ba miếu và sau cùng là hạ điện.

Theo dòng chữ khắc trên thượng lương thì thượng điện được khởi tạo vào mùa hạ, tháng 6 năm Thành Thái thứ 19 và hoàn thành vào mùa đông tháng chạp năm đầu đời Duy Tân (tức là cả thượng điện, tả hữu vu, ba miếu).

Dịch nghĩa từ nguyên văn chữ Hán: Thành Thái thập cửu niên, hạ lục nguyệt khởi tạo. Duy Tân nguyên niên, đông lập nguyệt hoàn thành (năm Thành Thái 19 và Duy Tân năm đầu tiên là năm Đinh Vị (1907), tháng sáu đến tháng chạp năm Đinh Vị theo dương lịch là từ tháng 7.1907 đến tháng 1.1908). Còn hạ điện đến năm Mậu Thìn (1928) mới trùng tu làm mới.

Thượng, hạ điện, tả hữu vu, ba miếu được thiết kế, kiến trúc theo đời Nguyễn: rộng rãi, bề thế, uy nghiêm. Sân đền rộng rãi, vườn đền trồng cây xanh tốt như một khu rừng nhỏ, những cây đa, cây móc, cây muồng, chay, mít cao to có tuổi thọ hàng trăm năm.

Đền thờ ba vị thành hoàng: cao sơn, cao các thượng đẳng thần; Tả kiến thấu tiền đạo tướng quân tôn thần; Hữu phủ trung cầu hầu Phùng tướng công tôn thần. Trong đền bài trí các đồ thờ tự chạm trỗ tinh vi, sơn son thiếp lộng lẫy. Cùng được phụ thờ trong đền ở tả hữu vu là các võ tướng, văn thần người làng. Đông đảo nhất là các vị tổ họ Lê, Phạm, Phùng...


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 184.997
    Online: 252