THÔNG TIN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT
Có hiệu lực trong tháng 4/2020
(Ban hành kèm theo Công văn số /HĐPBGPL ngày 31 tháng 4 năm 2020)
1. Quy định mới về việc bồi thường khi kinh doanh vận tải hàng hóa
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh
doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Theo đó, việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt được thực
hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc theo thỏa thuận giữa người kinh doanh vận tải
và người thuê vận tải.
Nếu trong Hợp đồng vận tải không ghi nhận hoặc các bên không thỏa thuận
được mức bồi thường thì sẽ theo phán quyết của Tòa án hoặc trọng tài. (Hiện hành,
mức bồi thường là 70.000 đồng cho một kilôgam hàng hóa bị tổn thất nếu HĐ
không có quy định và hai bên không thỏa thuận được, trừ trường hợp có quyết
định khác của Tòa án hoặc trọng tài).
Nghị định 10/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 01/4/2020 và thay thế
Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014.
2. Tung tin đồn thất thiệt "câu like" bị phạt đến 20 triệu đồng
Theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao
dịch điện tử có hiệu lực từ ngày 15/4/2020, cá nhân có hành vi lợi dụng mạng xã
hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu
khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân
khác sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.
Đồng thời, mức phạt này cũng được áp dụng đối với các hành vi:
- Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan,
dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
- Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động
bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc…
3. Có thể bị trục xuất nếu xuất bản sản phẩm không thể hiện đúng biên giới
quốc gia.
Ngày 11/02/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 18/2020/NĐ-CP về
việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ, có hiệu lực từ
ngày 01/4/2020.
Theo đó, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ khi không có giấy phép hoặc
hoạt động trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép sẽ bị phạt từ 40-50 triệu
đồng. Đối với tổ chức, mức phạt này là từ 80-100 triệu đồng. Trong trường hợp
này, cá nhân, tổ chức vi phạm còn phải hủy bỏ dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ
là kết quả của hành vi nói trên.
Mức phạt này cũng được áp dụng đối với hành vi xuất bản sản phẩm đo đạc
và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà
không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia theo quy
định của pháp luật về đo đạc và bản đồ. Ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi
phạm trong trường hợp này còn có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam. Sản phẩm đo
2
đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ đã xuất bản sẽ bị tịch thu và số tiền thu được
từ sản phẩm này phải nộp lại cho ngân sách Nhà nước.
4. Từ 01/04, thí điểm quản lý lao động, tiền lương tại 03 Tập đoàn, Tổng công
ty.
Ngày 17/02/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 20/2020/NĐ-CP về
việc thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập
đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/4/2020.
Theo đó, thí điểm về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng năm 2020 tại Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam –
CTCP, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam như sau:
Các công ty phải xây dựng kế hoạch lao động làm cơ sở để tuyển dụng lao
động. Đối với trường hợp tuyển dụng lao động vượt quá nhu cầu sử dụng, dẫn đến
dư thừa phải chấm dứt hợp đồng lao động, làm tăng chi phí của công ty thì Tổng
giám đốc phải chịu trách nhiệm (kể cả việc giảm trừ tiền lương, tiền thưởng) trước
Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị của công ty.
Đáng chú ý, Chính phủ quy định mức lương cơ bản của Chủ tịch Hội đồng
thành viên, Hội đồng quản trị của công ty loại 1 là 70 triệu đồng/tháng; Thành viên
Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát là 60 triệu
đồng/tháng; Kiểm soát viên là 50 triệu đồng/tháng. Trong đó, công ty loại 1 phải
có vốn chủ sở hữu từ 10.000 tỷ đồng trở lên; doanh thu từ 30.000 tỷ đồng trở lên
và có 10 đầu mối quản lý hoặc tổng số lao động sử dụng từ 5.000 người trở lên.
5. Từ 01/4/2020, người thuê nhà ở công vụ cho mượn nhà không bị phạt tiền
nữa
Ngày 17/02/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 21/2020/NĐ-CP về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh
khoáng sản làm vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh
bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, có hiệu lực từ
ngày 01/4/2020.
Theo đó, người thuê nhà ở công vụ có hành vi cho thuê lại hoặc ủy quyền quản lý
nhà ở công vụ bị phạt từ 50 – 60 triệu đồng, còn hành vi cho mượn nhà ở công vụ
không bị phạt tiền nữa.
Bên cạnh đó, người được thuê, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước thực hiện
cho mượn nhà ở không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định
cũng không bị phạt tiền theo quy định cũ.
Cụ thể, từ ngày Nghị định này có hiệu lực, người được thuê, thuê mua nhà ở thuộc
sở hữu Nhà nước thực hiện chuyển đổi, bán, cho thuê lại nhà ở không được sự
đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định mới bị phạt từ 50 – 60 triệu
đồng.
6. Không được khai thác cát, sỏi lòng sông vào ban đêm
Đây là nội dung phải quy định trong Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông
được Chính phủ thông qua tại Nghị định 23/2020/NĐ-CP quy định về quản lý cát,
sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông ngày 24/02/2020.
3
Cụ thể, Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông phải quy định thời gian được
phép hoạt động khai thác trong ngày, từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, không được
khai thác ban đêm; quy định về thời gian khai thác trong năm.
Đáng chú ý, không sử dụng cát, sỏi lòng sông có đủ chất lượng làm cát, sỏi
xây dựng dùng cho mục đích san lấp, cải tạo mặt bằng. Đồng thời, trong quá trình
vận chuyển cát, sỏi trên sông, chủ phương tiện phải mang theo hóa đơn, chứng từ
chứng minh nguồn gốc của cát, sỏi là hợp pháp; thông tin, dữ liệu, sổ sách, chứng
từ về khối lượng cát, sỏi đang vận chuyển; bên bán phải xuất hóa đơn cho bên mua
theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/4/2020.
7. Từ 20/4, giá 01 bộ hồ sơ mời thầu trong nước không quá 20 triệu đồng
Đây là nội dung được Chính phủ ban hành tại Nghị định 25/2020/NĐ-CP về
việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu
tư ngày 28/02/2020.
Theo đó, đối với đấu thầu trong nước, mức giá bán (bao gồm cả thuế) của
một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không quá 20 triệu đồng; hồ sơ mời sơ tuyển
không quá 05 triệu đồng. Đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán (bao gồm cả thuế)
của một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không quá 30 triệu đồng; hồ sơ mời sơ
tuyển không quá 10 triệu đồng.
Bên cạnh đó, chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ dự
sơ tuyển; thẩm định kết quả sơ tuyển cụ thể như sau:
Thứ nhất, chi phí lập hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,02% tổng mức
đầu tư nhưng tối thiểu là 10 triệu đồng và tối đa là 100 triệu đồng.
Thứ hai, chi phí thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,01% tổng
mức đầu tư nhưng tối thiểu là 10 triệu đồng và tối đa là 50 triệu đồng…
Ngoài ra, chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà đầu tư về
kết quả lựa chọn nhà đầu tư là 0,02% tổng mức đầu tư của nhà đầu tư có kiến nghị
nhưng tối thiểu là 20 triệu đồng và tối đa là 200 triệu đồng.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20/4/2020.
8. Trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng bị phạt đến 75 triệu đồng
Ngày 01/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 28/2020/NĐ-CP về việc
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội,
đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực
từ ngày 15/4/2020.
Theo đó, người sử dụng lao động có trả lương cho người lao động thấp hơn
mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ sẽ bị phạt từ từ 20-30 triệu
đồng nếu vi phạm với 01-10 người lao động; 30-50 triệu đồng nếu vi phạm từ 11-
50 người; 50-75 triệu đồng nếu vi phạm từ 51 người trở lên. Ngoài ra, hành vi
không công bố công khai bảng lương, thang lương, thay đổi hình thức trả lương mà
không báo trước cho người lao động 10 ngày… của người sử dụng lao động cũng
sẽ bị phạt từ 02-05 triệu đồng.
9. Ba đối tượng được hưởng trợ cấp khi thôi công tác Hội Cựu chiến binh
Ngày 25/02/2020, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư
03/2020/TT-BLĐTBXH về việc hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với
4
Cựu chiến binh theo quy định tại Nghị định 157/2016/NĐ-CP ngày 24/11/2016 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 150/2016/NĐ-CP ngày 12/12/2006 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh, có hiệu lực
từ ngày 01/4/2020.
Theo đó, cựu chiến binh đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ
cấp ưu đãi người có công với cách mạng hàng tháng được hưởng trợ cấp khi thôi
công tác Hội Cựu chiến binh bao gồm: Cựu chiến binh được bầu cử, bổ nhiệm,
tuyển dụng tham gia công tác tại cơ quan Hội Cựu chiến binh từ Trung ương đến
cấp huyện; Cựu chiến binh là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã; Cựu chiến binh
là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã.
Trợ cấp thôi công tác Hội đối với cựu chiến binh được bầu cử, tuyển dụng
tham gia công tác tại cơ quan Hội Cựu chiến binh và Cựu chiến binh là Chủ tịch
Hội Cựu chiến binh cấp xã được tính như sau: Mỗi năm tham gia công tác Hội
được hưởng trợ cấp 01 lần bằng ½ tháng lương hiện hưởng. Đối với cựu chiến binh
là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã, mức trợ cấp này được tính bằng ½
tháng phụ cấp hiện hưởng. Thời gian tính số năm công tác hưởng trợ cấp một lần
là tổng thời gian từ khi có quyết định tham gia Hội đến khi có quyết định thôi công
tác.
10. Mỗi hộ nghèo được miễn cước cho 01 thuê bao điện thoại cố định
Ngày 14/02/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư
02/2020/TT-BTTTT về việc quy định danh mục, đối tượng thụ hưởng, phạm vi,
chất lượng, giá cước tối đa dịch vụ viễn thông công ích và mức hỗ trợ cung cấp
dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01/4/2020.
Theo đó, đối tượng được hưởng mức giá cước dịch vụ viễn thông công ích
điện thoại cố định trả sau là 0 đồng/tháng/thuê bao phải là hộ nghèo , hộ cận nghèo
theo chuẩn nghèo quốc gia. Ngoài ra, các hộ này còn phải đăng ký sử dụng dịch vụ
viễn thông công ích điện thoại cố định mặt đất trả sau và chưa đăng ký nhận hỗ trợ
hoặc đã đăng ký ngừng nhận hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông công ích di động
trả sau. Mỗi hộ nghèo, hộ cận nghèo chỉ được hưởng hỗ trợ với 01 thuê bao điện
thoại của duy nhất 01 doanh nghiệp viễn thông.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định ngư dân Việt Nam trên tàu, thuyền
đánh bắt hải sản trên biển sử dụng dịch vụ viễn thông công ích di động hàng hải
qua hệ thống tổng đài thông tin duyên hải để phục vụ hoạt động tìm kiếm cứu nạn
được áp dụng giá cước là 0 đồng/phút. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn
thông này được hỗ trợ giá cước viễn thông là 6.500 đồng/phút. Thời gian tính hỗ
trợ làm tròn theo phút và tổng thời gian hoạt động tìm kiếm cứu nạn được hỗ trợ
trong năm tối đa là 20.000 giờ.
11. HTX quy mô siêu nhỏ nếu có dưới 50 thành viên
Ngày 19/02/2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư
01/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã (HTX), có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 01/4/2020.
Thông tư hướng dẫn phân loại và đánh giá HTX, liên hợp tác xã hoạt động
trong tất cả các ngành, lĩnh vực nền kinh tế. Căn cứ theo sản phẩm, dịch vụ cung
ứng cho thành viên, HTX được phân loại thành: HTX phục vụ sản xuất; HTX phục
vụ tiêu dùng; HTX tạo việc làm và HTX hỗn hợp.
5
Căn cứ vào số lượng thành viên, HTX được phân thành: HTX quy mô thành
viên siêu nhỏ nếu có dưới 50 thành viên; HTX quy mô thành viên nhỏ nếu có từ 50
đến 300 thành viên; HTX quy mô thành viên vừa nếu có từ trên 300 đến 1.000
thành viên. Trường hợp có từ trên 1.000 thành viên được phân thành HTX quy mô
lớn.
Căn cứ vào nguồn vốn, HTX được phân thành: HTX quy mô vốn siêu nhỏ nếu có
tổng nguồn vốn dưới 1 tỷ đồng; quy mô vốn nhỏ nếu tổng nguồn vốn từ 1 tỷ đến
dưới 5 tỷ đồng; quy mô vốn vừa nếu có tổng nguồn vốn từ 5 tỷ đến dưới 50 tỷ
đồng; tổng nguồn vốn từ 50 tỷ đồng trở lên được phân thành HTX quy mô vốn lớn.
Căn cứ theo ngành, nghề đăng ký kinh doanh, HTX được phân theo các nhóm
ngành nghề kinh tế cấp 1 quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
12. Lời chứng phải ghi ngay phía dưới chữ ký được chứng thực
Ngày 03/3/2020, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-BTP về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng
thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, có hiệu lực từ ngày 20/4/2020.
Cụ thể, Thông tư này hướng dẫn thi hành một số điều về chứng thực bản sao từ
bản chính; chứng thực chữ ký; phê duyệt danh sách cộng tác viên dịch thuật;
chứng thực hợp đồng, giao dịch và thẩm quyền chứng thực tại các huyện đảo.
Theo đó, lời chứng phải ghi ngay phía dưới chữ ký được chứng thực hoặc trang
liền sau của trang giấy tờ, văn bản có chữ ký được chứng thực. Trường hợp lời
chứng được ghi tại tờ liền sau của trang có chữ ký thì phải đóng dấu giáp lai giữa
giấy tờ, văn bản chứng thực chữ ký và trang ghi lời chứng.
Trường hợp giấy tờ, văn bản có nhiều người ký thì phải chứng thực chữ ký
của tất cả những người đã ký trong giấy tờ, văn bản đó.
Trên đây là các văn bản QPPL của Trung ương có hiệu lực trong tháng
4/2020 các Đồng chí cán bộ đảng viên tiếp cận để phục vụ cho quá trình công tác
chuyên môn và tuyên truyên các chính sách pháp luật mới theo ngành, lĩnh vực
phụ trách. Để tiếp cận nội dung các văn bản trên đề nghị các đồng chí truy cập vào
trang thông tin pháp luật của Bộ Tư pháp: http://www.moj.gov.vn/ và trang Văn
bản QPPL của UBND tỉnh: http://qppl.hatinh.gov.vn/ và trang Facebook: Tư Pháp
Đức Thọ.