Nghị định số 116/2016/NĐ-CP quy định thành phần hồ sơ hưởng chính sách hỗ trợ học sinh có thể là bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính. Tuy nhiên, Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH lại quy định thành phần hồ sơ bắt buộc phải có bản sao chứng thực các giấy tờ liên quan.

Theo ý kiến của ông Nguyễn Văn Tuấn (Yên Bái), quy định này làm phát sinh nhiều chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho người dân, đặc biệt những người có thu nhập thấp thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Việc yêu cầu thành phần hồ sơ là bản sao chứng thực đã đi ngược lại với tinh thần cải cách hành chính của Chính phủ, làm gia tăng tình trạng lạm dụng bản sao từ chứng thực, phát sinh chi phí thực hiện thủ tục hành chính...

Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, ông Tuấn đề nghị Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét lại quy định thành phần hồ sơ là bản sao chứng thực như trong Thông tư liên tịch nêu trên.

Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Kiến nghị của ông Nguyễn Văn Tuấn, Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có ý kiến thống nhất tại Công văn số 13190/BTC-HCSN ngày 3/10/2017 và Công văn số 4271/LĐTBXH-TCGDNN ngày 10/10/2017.

Theo ý kiến của Bộ Tài chính, ngày 20/6/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 17/CT- TTg về một số biện pháp chấn chinh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính.

Tại Khoản 1 Chỉ thị số 17/CT-TTg giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm:

“c) Chỉ đạo việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung theo hướng: Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chỉnh để đối chiếu;

d) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức trực thuộc có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chỉnh rà soát những văn bản hành chính do cơ quan, tổ chức ban hành dưới hình thức quyết định, thông báo, công văn và các hình thức văn bản khác, phát hiện những quy định về thủ tục hành chính trái với quy định tại Điều 6 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP; tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới thay thế theo thẩm quyển cho phù hợp.”

Ngày 16/2/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Điều 6 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định:

“1. Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chỉnh để đối chiếu. Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác cua bản sao so với bản chính.

2. Cơ quan, tổ chứcc tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết”.

Theo đó, để đảm bảo thực hiện đúng tinh thần Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính và Điều 6 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, hợp đồng, giao dịch, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, có văn bản báo cáo Chính phủ về việc sửa đổi Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021, trong đó quy định thành phần hồ sơ phải nộp theo hướng: Các đối tượng nộp hồ sơ để được hưởng chế độ miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập được lựa chọn các hình thức nộp bản sao có mang bản chính để đối chiếu; nộp bản sao có chứng thực; bản sao từ sổ gốc hoặc bản chính.

Về phía Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ cho rằng kiến nghị của ông Nguyễn Văn Tuấn về thành phần hồ sơ hưởng chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập là hợp lý. Vì vậy, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xem xét, sửa đổi quy định thành phần hồ sơ hưởng chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập phù hợp với yêu cầu quản lý và tạo sự thuận lợi cho người dân.

Trước ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp thu và chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét sửa đổi Thông tư 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH trong thời gian tới.

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.471.381
    Trong năm: 1.306.934
    Trong tháng: 100.950
    Trong tuần: 28.198
    Trong ngày: 2.290
    Online: 56