Báo cáo kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2019

     Côc thèng kª hµ tÜnh

chi côc Thèng kª §øc Thä

Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam

§éc lËp – Tù do – H¹nh phóc

                   

                 Số: 42/KTXH-TH                             §øc Thä, ngµy 19 th¸ng 6 n¨m 2019

 

BÓA CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

6 THÁNG ĐẦU NĂM 2019

 

 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ VĂN HÓA XÃ HỘI

6 tháng đầu năm 2019 triển khai thực hiện kế hoạch nhà nước  trong điều kiện tình hình kinh tế trong nước nói chung và huyện Đức Thọ nói riêng tương đối thuận lợi. Sản  xuất vụ xuân năm nay không có rét đậm, rét hại không xẩy ra như những năm trước nên không ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Vì vậy kết quả lĩnh vực nông nghiệp, Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Dịch vụ cơ bản đều đạt và vượt mức kế hoạch. Có được kết quả đó là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp theo hướng tiếp tục tăng tỷ trọng chăn nuôi và thương mại dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con nuôi theo mùa vụ, ổn định diện tích canh tác và sản lượng lương thực. UBND huyện đã tuyên truyền và ban hành các chính sách hổ trợ phát triển sản xuất của tỉnh, huyện. Ban hành Đề án phát triển sản xuất các sản phẩm chủ lực theo vùng sinh thái, chính sách hổ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn. Bên cạnh đó  thì sự vào cuộc và sự sự nổ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng các Doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhân dân trong toàn huyện nên tình hình kinh tế - xã hội đạt kết quả tương đối toàn diện trên các lĩnh vực, quốc phòng - an ninh được đảm bảo, tình hình trật tự an toàn xã hội ổn định. Kết quả đạt được trên các lĩnh vực như sau:

 I. THU – CHI NGÂN SÁCH:

UBND huyện đã tập trung chỉ đạo công tác thu chi ngân sách và huy động các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân đóng góp xây dựng Nông thôn mới, chi ngân sách đảm bảo theo dự toán và tiến độ thực hiện. Xử lý lý các nhiệm vụ phát sinh, chỉ đạo giải ngân các nguồn vốn, làm tốt công tác thẩm tra quyết toán các dự án đã hoàn thành.

 Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện 6 tháng đầu năm 2019 đạt 418.646 triệu đồng, bằng 102,35% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng chi ngân sách 398.720 triệu đồng, bằng 103,16% so với 6 tháng đầu năm 20218.

 II. ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG:

Đầu tư và phát triển:

Triển khai thực hiện quy hoạch đất ở, tổ chức đấu giá đất tại các xã, phối hợp với Viện Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội lập quy trình đầu tư vùng huyện, điều  chỉnh đầu tư phát triển quy hoạch NTM cho 4 xã đăng ký đạt chuẩn năm 2019, nhất là đầu tư cơ sở hạ từng, điện đường, trường , trạm. Tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn 6 tháng năm 2019 là 522.442 triệu đồng, trong đó vốn nhà nước 101.420 triệu đồng, nguồn vốn ngoài nhà nước 421.022 triệu đồng.

2. Xây dựng:

Công tác quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản đạt kết quả tốt, phát động phong trào toàn dân ra quân làm giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, phát quang hành lang, khơi thông cổng rãnh.... Triển khai đầu tư thực hiện các dự án có nguồn vốn đầu tư lớn trên địa bàn, một số công trình thi công đã hoàn thành như đường giao thông xã Đức Dũng, kiên cố hóa phòng học các trường mầm non, tiểu học xã đặc biệt khó khăn. 6 tháng đầu năm 2019 đã thực hiện 15 dự án, trong đó có 5 công trình được chuyển tiếp từ các năm trước, có 10 công trình khởi công mới gồm: Đường giao thông nội đồng xã Đức An, đường trục chính xã Liên Minh, trụ sở làm việc xã Đức Dũng, đường liên xã Trung lễ - Bùi Xá…Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện 6 tháng đầu năm 2019 theo giá hiện hành đạt 622.350 triệu đồng, bằng 102,83% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó vốn ngân sách nhà nước 208.120 triệu đồng, vốn khu vực ngoài nhà nước 414.230 triệu đồng. Sở dĩ năm nay tăng hơn năm ngoái là vì UBND huyện đã chỉ đạo các xã đẩy nhanh tiến độ làm giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, tỉnh và huyện có chính sách hổ trợ xy măng cho các đơn vị làm GTNT, GTNĐ cho 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019, đồng thời có nhiều dự án đầu tư trên địa bàn huyện để phấn đấu đạt huyện nông thôn mới nên vốn đầu tư xây dựng năm nay tăng hơn năm ngoái.

III. SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

1. Nông nghiệp

a. Trồng trọt:

6 tháng đầu năm 2019 thời tiết thuận lợi, không bị ảnh hưởng của biến động giá cả các loại vật tư đầu vào, không có dịch bệnh diễn biến trên địa bàn huyện, sản xuất Nông, Lâm, Thuỷ sản đã được chỉ đạo ngay từ những ngày đầu và đã triển khai tích cực đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, vì vậy kết quả lĩnh vực nông nghiệp đạt được khá toàn diện, năng suất các loại cây trồng đạt cao. Cụ thể diện tích các loại cây trồng như sau:

Tổng diện tích cây lương thực có hạt 6 tháng đầu năm là 7906,4 ha, bằng 101,51% (tăng 117,4ha) so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó diện tích lúa Đông xuân là 6528,3 ha, bằng 100,1% so với cùng kỳ năm 2018, năng suất đạt 61,6 tạ/ha, sản lượng 40216 tấn ( giảm 370,2 tấn). Mặc dù diện tích có tăng so với năm ngoái nhưng năng suất, sản lượng có giảm hơn. Nguyên nhân giảm  là do vụ Đông xuân năm 2019  thời tiết thuận lợi tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt vì vậy đã làm cho cây lúa trổ sớm hơn so với lịch thời vụ nên tỷ lệ hạt lép cao hơn dẫn đến năng suất, sản lượng giảm hơn năm ngoái.

Trồng trỉa được 1375,1 ha ngô đông xuân, bằng 108,81% năng suất đạt 47,2 tạ/ha, sản lượng 6490,5 tấn. Nguyên nhân năng suất cao là do thời kỳ trổ cờ phun râu thời tiết thuận lợi tạo điều kiện cho cây ngô phát triển tốt cho nên năng suất cao hơn cùng kỳ 2018. Diện tích khoai Đông xuân trồng được 52 ha, bằng 120,1% (tăng 8,7ha) so với 6 tháng đầu năm 2018, năng suất đạt 60 tạ/ha, sản lượng đạt 312 tấn.

Diện tích lạc 1362,1 ha, bằng 95,67,92% so cùng kỳ năm ngoái, năng suất đạt 28,8 tạ/ha, sản lượng 3.922,9 tấn. Năm nay thời tiết thuận lợi tạo điều kiện cho các loại cây trồng phát triển, bên cạnh đó người dân cũng tập trung đầu tư chăm sóc tốt cho nên năng suất cao hơn so với năm ngoái.

Về tiến độ về sản xuất Hè thu:

 - Cây lúa:

+ Cơ cấu giống hè thu: Cơ cấu 6 giống chính: Nếp (1.511,9ha), BQ (460,5ha), TBR270 (145,5ha), thiên ưu 8 (231,5ha), HT1 (645ha), Nhị ưu(42ha), sản xuất thử 778ha, giống khác 324,7ha.

+ Tiến độ: Tính đến ngày 08/6/2019 toàn huyện gieo cấy được 3.757/4.139ha, đạt 90,7% tổng diện tích, trong đó lúa gieo thẳng 2.624,7 ha, lúa cấy 1.132,6ha.

+ Tình hình sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh gây hại: Hiện nay diện tích lúa đã cấy đang ở giai đoạn đẻ nhánh,  lúa gieo ở giai đoạn 2-3 lá, sinh trưởng và phát triển tốt. Trên cây lúa: sâu cuốn lá nhỏ đã nở rộ lứa mới tuổi 1 - tuổi 3, sâu tập trung gây hại ở những ruộng cấy sớm, bộ lá xanh non, ruộng bón thừa đạm, mật độ phổ biến 3-5con/m2, nơi cao 20-30 con/m2, ở các xã Đức lâm, Trung lễ, Đức Thịnh, Đức La,…; Bệnh nghẹt rễ vàng lá gây hại ở những ruộng cao táo thiếu nước, ruộng sâu trũng không bón vôi với tỷ lệ phổ biến 5-10%, nơi cao 15-20%;  Cào cào 2-5con/m2, nơi cao 7-10 con/m2; Bọ trĩ gây hại với tỷ lệ 3-7%; chuột cắn phá trên đồng ruộng với tỷ lệ hại 1-3%, nơi cao 5-7% tập trung ở các xã Đức Thanh, Thái Yên, Bùi Xá, Trung Lễ, Đức Quang, Quang La, Đức Thịnh,…Rầy lưng trắng tuổi 2, tuổi 3 mật độ 10-20 con/m2, nơi cao 50-100 con/m2 tập trung chủ yếu ở các xã gieo cấy sớm như Đức La, Đức Quang. Ngoài ra một số đối tượng khác: Sâu keo, ruồi đục nõn,… tiếp tục phát sinh gây hại. Trên cây đậu: bệnh lỡ cổ rễ, hết cây con 1-3%, rệp xanh gây hại với tỷ lệ 1-5%.

- Cây đậu: Tính dến nay toàn huyện đa gieo trỉa được 711/1.196 ha đậu, đạt 59,4% kế hoạch.

- Cây lạc: Trong vụ hè thu toàn huyện có 3 đơn vị sản xuất lạc trái vụ Đức Tùng (9,5ha), Đức Châu (12ha), Liên Minh (2ha) với tổng diện tích 23,5ha.

Dự ước tổng giá trị sản xuất trồng trọt theo giá hiện hành đạt 506.560 triệu đồng, tăng 4.700 triệu đồng, bằng 100,94% so với cùng kỳ năm 2018. Theo giá  so sánh 2010 đạt 392.100 triệu đồng, bằng 101,33% so với 6 tháng đầu năm 2018.

b. Chăn nuôi:

 Hoạt động của ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện 6 tháng đầu năm có những bước phát triển đáng kể, từ kết quả xây dựng nông thôn mới các mô hình trang trại, gia trại ngày càng nhiều hơn, giá cả ngày càng ổn định và hơn. Tổng đàn gia súc, gia cầm phát triển theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, các trang trại, gia trại ngày càng phát triển mạnh mẽ. Kết quả theo số liệu điều tra chăn unội 01/4/2019 tổng đàn gia súc gia cầm tăng lên đáng kể, cụ thể: Tổng đàn trâu bò 27.800 con,  so với cùng kỳ năm ngoái tăng 910 con. Tổng đàn lợn 29.000 con, bằng 96,35%, giảm 1.100 con. Tổng đàn gia cầm là 800.000 con, bằng 104,3% so với năm trước. Về chăn nuôi tổng đàn  tăng 3,98%, nhưng tổng đàn lợn lại giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân đàn lợn giảm là do hiện nay dịch tả lợn tả lợn Châu phi đang lây lan ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt ở Hà Tỉnh cũng có 2 huyện đã bị nhiễm dịch, mặc dù ở Đức Thọ chưa có dịch bệnh xẩy ra nhưng tâm lý chung của người tiêu dùng cũng như của người chăn nuôi nên các trang trại và các hộ gia đình có xu hướng lo sợ và ít đầu tư cho tổng đàn lợn, vì vậy tổng đàn lợn giảm hơn so với cùng kỳ năm 2018. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng 5.585 tấn, bằng 97,3% so với năm 2018. Trong đó thịt lợn 3.215 tấn, bằng 91,6% so với cùng kỳ 2018.

Tổng nguồn vốn nhà nước hổ trợ phát triển chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2019 là 3,7 tỷ đồng; Trong đó nguồn chính sách tỉnh hổ trợ 2,5 tỷ, nguồn huyện là 1,4 tỷ đồng. Giá cả thức ăn không tăng, sản phẩm đầu vào và đầu ra ổn định cho nên xu thế tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong ngành nông nghiệp.

Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm và công tác kiểm dịch, kiểm tra thú y, công tác giết mổ được triển khai đồng bộ và thực hiện thường xuyên và kịp thời, cho nên trong thời gian qua tình hình dịch bệnh lở mồm long móng và dịch tả lợn Châu phi không xẩy ra trên địa bàn huyện.

Cụ thể: Công tác tiêm phòng đợt 1 năm 2019, tính đến ngày 10/5/2019 công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn chó, lợn và gia cầm đã kết thúc.

Kết quả: Dại chó, Cúm gia cầm và đàn lợn. Kết quả: văc xin Dại chó 12,370/11334 liều, đạt: 109,14%, Vắc xin dịch tả lợn: 12,500/14922 liều đạt 83,77%; Vắc xin Tụ huyết trùng: 12,500/14922 liều đạt 83,77%, gia cầm:  67,1%.

+ Vắc xin Dại chó: các xã tiêm phòng đạt kết quả cao: Tùng Ảnh: 167%; Trường Sơn: 160,43%; Đức An : 137,56% : Tân Hương: 105,56%, các xã tiêm phòng kết quả thấp: Đức Đồng: 67,72%; Đức Hòa: 80,83%; Đức Long: 74,89%; Đức La: 79,71%;

+ Đàn lợn : hầu hết các địa phương tiêm phòng đạt kết quả khá cao.

+ Đàn gia Cầm: Tỷ lệ tiêm phòng đạt : 83,77%, 5 xã không đăng ký tiêm vắc xin Cúm gia cầm gồm¨Đức Lâm; Đức Nhân; Đức Vĩnh, Đức Yên, Liên Minh. 

- Từ ngày 25/5/2019 các xã triển khai công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn trâu, bò bằng 02 loại vắc xin Lở mồm long móng và Tụ huyết trùng trâu bò. Tính đến ngày 5/6/2019 đã có 17 xã nhận vắc xin và triển khai tiêm phòng cho đàn trâu, bò.

Dự ước tổng giá trị sản xuất chăn nuôi theo giá hiện hành đạt 428 tỷ đồng, bằng 103,13% so cùng kỳ năm ngoái. Theo giá so sánh 2010 đạt 336 tỷ đồng, bằng  102,75% so với năm 2018.

2. L©m nghiÖp:

Công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện đến nay cơ bản đã hoàn thành, diện tích rừng được bảo vệ chăm sóc là 2367,3 ha, số cây trồng phân tán là 16,7 nghìn cây, khai thác được 1890 m3 gỗ, bằng 189% so với năm 2018. Do đặc điểm tự nhiên của huyện nên số lượng gỗ khai thác chủ yếu từ rừng trồng.

Trong năm thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Triển khai thực hiện kiểm kê và phê duyệt phương án giao đất, giao rừng cho 5/5 xã , ký kết hợp đồng với các đơn vị tư vấn đo vẽ bản đồ, đánh giá tài nguyên rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các xã.

Nhìn chung cây lâm nghiệp trồng mới ở các địa phương hiện đang sinh trưởng và phát triển tốt. Công tác quản lý bảo vệ, trồng rừng và phòng chống cháy rừng được tập trung chỉ đạo tốt và thường xuyên nên trong 6 tháng đầu năm 2019 không có hiện tượng khai thác rừng trái phép, hiện tượng tranh chấp chiếm rừng và đất lâm nghiệp không xẩy ra như những năm trước. Công tác phòng chống cháy rừng tốt nên trong thời gian qua không có hiện tượng  cháy rừng ở các địa phương.

Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành 12.600 triệu đồng, đạt 102% so với cùng kỳ năm 2018, theo giá so sánh 2010 là 9.660 triệu đồng, đạt 102,2% so với cùng năm 2018.

3.Thuû s¶n:  Diện tích 488.6 ha, bằng 97,62% ( giảm 11,9 ha ) so với năm 2018. Tổng sản lượng dự ước đạt 1058,5 tấn, bằng 97,65%, giảm 25,5 tấn so với cùng kỳ năm 2018; Trong đó: Nuôi trồng: 748,4 tấn, khai thác tự nhiên 310,1 tấn).

 Tổng giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành đạt 32.230 triệu đồng, bằng 98,71%. Giá so sánh 2010 đạt 22.014 triệu đồng, bằng 98,54% (giảm 326 triệu đồng) so với năm 2018. Nguyên nhân tăng giá trị sản xuất là do; Năm nay diện tích nuôi trồng tuy có giảm cho nên sản lương nuôi trồng cũng giảm. Đối với khai thác tự nhiên trong năm thời tiết thuận lợi, không có rét đậm rét hại cho nên việc đánh bắt có nhiều thuận lợi nhất là khai thác hến, khai thác rươi... vì vậy sản lượng khai thác tăng. Mặc dù những năm gần đây việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản được các dự án đầu tư khá nhiều về khoa học kỷ thuật nuôi cũng như về kinh phí nhưng hiệu quả kinh tế chưa thật sự cao còn phụ thuộc vào các yếu tố như nguồn nước, thời tiết vì vậy diện tích nuôi trồng giảm, còn thời tiết thuận lợi đủ nguồn nước thì diện tích nuôi trồng tăng. Từ thực tế đó cho ta thấy nghề nuôi trồng thủy sản chưa thật sự bền vững và đang chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết.

III. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP:

Sau khi tổ chức thành công hội nghi xúc tiến đầu tư của huyện đến nay đã có các doanh nghiệp đầ tư vào cụm công nghiệp Thái Yên. Các Doanh nghiệp trong cụm công nghiệp xã Thái Yên, Trường Sơn duy trì sản xuất ổn định, chủ động sản xuất tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm tiêu thụ. Cụm công nghiệp huyện thu hút nhà máy sản xuất bao bì đầu tư quy mô 1,28 ha, tổng mức đầu tư là 54 tỷ đồng, sử dụng trên 200 lao động. Phát huy nội lực, tranh thủ tối đa các nguồn lực đầu tư cộng đồng doanh nghiệp, xây dựng hệ thống hạ tầng - kỷ thuật đồng bộ. Thực hiện liên doanh liên kết với các làng nghề trong nước để tiến tới xuất khẩu sản phẩm. Tạo động lực thúc đẩy phát triển TTCN tại các xã Trường Sơn, Đức Thịnh, Đức Thanh, Thái Yên... Chủ trọng các dự án đầu tư phát triển Cụm Công nghiệp và Làng nghề trên địa bàn, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động với mức lương 4,5 triệu đồng trở lên. Các HTX, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất mở rộng và chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm mới. Cụm công nghiệp Yên Trung tiếp tục duy trì đầu tư sản xuất mở rộng. Các HTX, doanh nghiệp như nhà máy gạch Tuynel, nhà máy Gỗ xuất khẩu Phượng Nguyên hoạt động có hiệu quả và đã thu hút nhiều lao động của địa phương. Bên cạnh đó các hộ sản xuất kinh doanh cá thể hoạt động ngày càng có hiệu quả, tiếp tục tăng sản lượng, mở rộng sản xuất và chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới, sản phẩm sản xuất của các hộ kinh doanh cá thể cũng như của các doanh nghiệp như bàn ghế, giường tủ đều được tiêu thụ một cách nhanh chóng trên địa bàn huyện cũng như địa bàn tỉnh, cuối năm không có hàng tồn đọng nhiều.

Chính vì vậy nên giá trị Công nghiệp-TTCN 6 tháng đầu năm 2019 theo giá hiện hành ước đạt 579.538 triệu đồng,  theo giá so sánh 2010 ước đạt 376.902 triệu đồng, bằng 104,16% so với  năm 2018.  .

IV. THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ:

1. Hoạt động thương mại, dịch vụ:

Tổ chức tuyên truyền, phố biến pháp luật liên quan và kiểm tra việc niêm yết giá, xuất xứ nguồn gốc hàng hóa tại các địa điểm kinh doanh, các ki ốt trong chợ hôm Thị trấn và các chợ khác. Tập trung xây dựng hạ từng thương mại tại các chợ đưa vào quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại, tập trung chỉ đạo thực hiện các chính sách phát triển thương mại nông thôn. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư và phát triển du lịch - thương mại - dịch vụ. Tuyên truyền phối hợp với cơ quan quản lý thị trường kiểm tra xử lý kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện tốt cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, đặc biệt là tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong tỉnh, trong huyện.

 Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm năm 2019 đạt 948.946 triệu đồng,  đạt 115,88% so với cùng kỳ năm 2018.

Sở dĩ năm nay tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng như vậy là do đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu ăn uống, đi lại là vấn đề thiết yếu trong cuộc sống gia đình, lượng hàng hóa tiêu thụ trên địa bàn ngày càng lớn, mẫu mã hàng hóa đẹp đa dạng nên đã tạo sức hút cho người dân mua sắm. Bên cạnh đó chợ Thị Trấn đã quy hoạch xong và đã đưa vào sử dụng, chỗ ngồi ổn định vừa rộng vừa thoáng, khách hàng các nơi đến mua bán rất đông. Hệ thống các chợ khác trên địa bàn cũng được củng cố và mở rộng theo tiêu chí NTM nên đã tạo điều kiện cho các hộ sản xuất kinh doanh buôn bán thuận lợi. Bên cạnh đó huyện cũng đã khai thác tốt các tiềm năng du lịch như khu mộ Trần Phú, Chùa Am, Chùa Đá, đặc biệt là xã Tùng Ảnh được khách thập phương đến tham quan rất đông, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trên cơ sở lợi thế du lịch sinh thái tâm linh. Đẩy nhanh các hoạt động xúc tiến thương mại quáng bá và đăng ký thương hiệu các sản phẩm mà huyện nhà có lợi thế như rượu, gạo, bún bánh gai, sản phẩm đồ mộc... cho nên đã tăng thêm doanh số bán ra trên địa bàn huyện.

2. Hoạt động lưu trú và ăn uống: Đời sống vật chất của người nông dân cũng như của BBCNVC ngày càng được nâng lên cho nên nhu cầu về ăn uống, mua sắm ngày càng tăng lên, các điểm tham quan du lịch như khu mộ Trần Phú số lượt người tham quan nhiều hơn, các tỉnh bạn đến tham quan học hỏi về xây dựng nông thôn mới ở huyện nhà ngày càng nhiều cho nên dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng hơn so với năm 2018.

Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống 6 tháng năm 2019 dự ước 144.864,4 triệu đồng đạt 102,63% so với năm 2018.

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được đoàn liên ngành kiểm tra thường xuyên niêm yết giá, hàng giả hàng kém chất lượng và gian lận thương mại trên địa bàn

3. Hoạt động vận tải kho bãi: DÞch vô vËn t¶i cã b­ưíc ph¸t triÓn m¹nh mÏ, ®ưêng giao th«ng n«ng th«n ngµy cµng më réng và kiên cố hóa h¬n trư­íc, c¸c c«ng tr×nh x©y dùng ®­ưîc ®Çu t­ư trong n¨m ngµy cµng nhiÒu nªn khèi lư­îng vËn chuyÓn ®Êt ®¸ rÊt lín. Nhu cầu của người dân ngày càng cao, xe máy không phải là phương tiện chủ yếu để đi đường dài mà ô tô mới là phương tiện thông dụng của những tuyến đường dài, vừa đảm bảo sức khỏe, vừa an toàn giao thông không sợ tai nạn xẩy ra, bên cạnh đó giá cả lại phải chăng, hợp lý nên lượng khách đi về rất lớn. Số lượng xe chở khách và chở hàng hóa các tuyến đường trong tỉnh cũng như ngoại tỉnh ngày càng nhiều.

 Dự ước doanh thu vận tải 6 tháng đầu năm 2019 đạt 117.715 triệu đồng, đạt 107,74%. Khối lượng hàng hóa vận chuyển 931nghìn tấn, khối lượng hàng hóa luân chuyển 18.090 nghìn tấn/km, số lượng hành khách vận chuyển 531 nghìn người, số lượng hành khách luân chuyển 65.138 nghìn người/km.

4. Thị Trường giá cả: Giá cả các mặt hàng tương đối ổn định không có sản phẩm hàng hóa nào tăng đột biến, chỉ có giá lợn hơi chùn xuống nhưng không đáng kể. UBND huyện đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra thị trường chống hàng giả và gian lận thương mại vệ sinh an toàn thực phẩm, đo lường chất lượng hàng hóa, thực hiện kiềm chế bình ổn giá cả trên địa bàn.

V. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI:

1. Dân số và lao động: Dự ước dân số trung bình 6 tháng đầu năm 2019 là 101.250 người, bằng 97,65% so với năm 2018. Nguyên nhân giảm là vì năm 2018 số người đi làm ăn xa quê và đi xuất khẩu lao động ở các nước trên địa bàn huyện tương đối nhiều, số trẻ em sinh ra và số người chuyển đến ít nên dẫn đến dân số năm 2019 giảm so với năm 2018.

Hiện nay ở Đức Thọ các Doanh nghiệp, các công ty TNHH hàng năm đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người nên số người không làm việc chiếm tỷ lệ ít, chỉ có một số học sinh đang đi học không tham gia lao động, còn lại đều có việc làm và có thu nhập ổn định.

2. Đời sống dân cư:

Toàn huyện chung tay góp sức xây dựng 20 tiêu chí trong NTM, trong đó có tiêu chí phát triển các mô hình sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, UBND huyện đã ban hành các chính sách hổ trợ cho các doanh nghiệp, các trang trại, gia trại và các hộ kinh doanh để phát triển sản xuất. Các sản phẩm sản xuất ra đã được tiêu thụ mạnh trên địa bàn, tăng thu nhập cho người dân cho nên đời sống dân cư ngày càng nâng lên. Các đối tượng được hưởng chế độ chính sách ngày càng được quan tâm và mức lương tăng hơn so với những năm 2018, giá cả các mặt hàng nhìn chung tương đối ổn định không có hàng hóa nào tăng đột biến, bên cạnh đó nhà nước có những chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn như hổ trợ lãi suất cho các hộ sản xuất kinh doanh, các hộ phát tiển trang trai, gia trại, bù giá giống cây trồng cho các mô hình kinh tế…hiệu quả kinh tế mang lại thiết thực, giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản trên 1 ha ngày càng cao, vì vậy đời sống dân cư ngày càng được cải thiện hơn. Tính đến nay không có hộ đói nào trên toàn huyện.

Đời sống của CBCNVC cũng ngày một nâng lên, tuy nhiên thu nhập giữa các cơ quan đơn vị không đồng đều nhưng với đồng lương ổn định giá cả các mặt hàng không tăng nên có thể ăn uống đầy đủ và mua sắm các phương tiện sinh hoạt và đi lại cho gia đình.. Đời sống vật chất ngày càng được nâng lên nên đến thời điểm này huyện Đức Thọ tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 4,62%.

Bên cạnh đó phòng LĐTB&XH đã làm tốt công tác chi trả kịp thời, thực hiện tốt các chế độ người có công, chi trả cho  các đối tượng bảo trợ xã hội với số tiền là, tổ chức trao tặng quà cho các đối tượng chính sách, người cao tuổi, hộ nghèo… nhân dịp tết Nguyên đán và ngày TBLS. Cấp 1.195 thẻ BHYT cho người nghèo, cận nghèo. Với các nguồn thu từ tiền lương, tiền công, tiền chế độ chính sách và thu từ nông lâm, thủy sản, công nghiệp, xây dựng… đã làm cho cuộc sống của người dân ngày càng đầy đủ và ấm no hơn những năm trước.

3. Giáo dục phổ thông:

Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 với kết quả đạt được khá toàn diện. Năm học vừa qua có 215 lượt em được công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh, có 2 em được công nhận học sinh giỏi cấp gia. Có 12 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 4 giáo viên đạt đạt giải quốc gia.

 Toàn huyện có 64/71 trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 90,14%. Trong đó Mầm non 25/29 trường, Tiểu học 26/28 trường, THCS 10/10 trường và THPT 3/4 trường. Trong năm không có số học sinh lưu ban và số học sinh bỏ học của từng cấp học. Chuẩn bị các điều kiện và tổ chức khai giảng năm học mới 2018 - 2019 đảm bảo đúng quy định.

Thực hiện cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo là một tấm gương đạo đức " Tự học và tự sáng tạo" và phong trào thi đua " xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Chỉ thị 03 của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Tổng số học sinh phổ thông là 16.847 em. Trong đó, tiểu học 7.769 em, THCS 5.434 em, THPT 3.644 em. Số lớp 569 lớp. Tổng số giáo viên phổ thông 950 giáo viên, trong đó GV tiểu học 374 người, THCS 378 người, THPT 198 người.

4. Hoạt động Y tế. Công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm thực hiện, chất lượng khám chữa bệnh từ y tế cơ sở đến Bệnh viện đa khoa huyện từng bước nâng cao. Tăng cường quản lý nhà nước về hành nghề y, dược ngoài công lập, chủ động phòng chống các loại dịch bệnh; triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đẩy mạnh xã hội hóa góp phần nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế các cấp. Thực hiện tốt công tác BHYT, tăng tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 93%. Có 28/28 trạm y tế đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể chiều cao 11,6%, thể cân nặng 8,2%. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh đặc biệt như Cúm A ( H7N9 ), sốt xuất huyết, tay chân, miệng... Mở các lớp tập huấn về cập nhật kiến thức phòng chống dịch bệnh cho cán bộ trạm y tế xã, thôn. Vì vậy tình trạng sốt xuất huyết và các dịch bệnh khác không xẩy ra trên địa bàn huyện. Triển khai uống Vitamin A cho trẻ từ 6 đến 60 tháng tuổi, đạt 98% KH; Tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi  đạt 98,6% KH đề ra. Y tế học đường đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Nâng cao chất lượng trong hoạt động của hội đồng thuốc, xây dựng danh mục thuốc, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, bảo quản xuất, nhập thuốc đúng quy trình. 6 tháng đầu năm có 31 ngộ độc thực phẩm, nhưng không có người nào chết vì ngộ độc. Số người nhiễm HIV trên địa bàn huyện có 27 người và có 3 bệnh nhân bị AIDS, không có người chết vì căn bệnh này. 6 tháng đầu năm có 31 người bị ngộ độc thực phẩm nhưng không nguy cơ đến tính mạng con người.

5. Văn hóa và thể thao: Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ các ngày lễ; Tổ chức 115 năm ngày sinh của đồng chí Trần Phú, 129 ngày sinh của Bác, 44 năm ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước. Giữ gìn, khôi phục, khai thác, phát huy các di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh. Tổ chức 04 giải thể thao cấp huyện, 03 giải giải thể thao cấp tỉnh đạt 01 nhất, 02 giải nhì, 01 giải ba toàn đoàn. Đẩy nhanh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, gia đình thể thao. Đôn đốc các xã thực hiện tốt hương ước, các quy định về việc cưới, việc tang…

Triển khai xây dựng 4 nhà văn hóa thôn, 6 sân thể thao xã. 6 tháng đầu năm 2019 có 155/155 thôn đạt thôn văn hóa. Tổng số gia đình văn hóa có 30880/31813 hộ.

Thực hiện quản lý, phối hợp với các ban ngành kiểm tra 2 đợt đối với 15 cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

 Công tác thanh tra kiểm tra các điểm văn hóa karaoke được thực hiện thường xuyên. Các hộ bán băng đĩa lậu không còn xẩy ra trên địa bàn

6. Tai nạn giao thông: Triển khai thực hiện có hiệu quả đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo an toàn trật tự trước trong và sau tết nguyên đán, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, tạo chuyển biến tốt về trật tự an toàn xã hội Tình hình An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Kết quả cụ thể Điều tra lả rõ 3 vụ gồm 5 đối tượng phạm pháp hình sự. Bắt 5 vụ 11 đối tượng tàng trứ, sử dụng trái phép chất ma túy thu 1,42g heroin, 165 viên hồng phiến, xảy ra 9 vụ tội phạm về trật tự xã hội làm 1 người chết, 2 người bị thương. Tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 5 vụ làm 3 người chết, 5 người bị thương.

7. Thiệt hại thiên tai: Từ đầu năm đến nay chưa có xẩy ra vụ thiệt hại thiên tai nào xẩy ra .

8. Môi trường: Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường. Xây dựng quy hoạch quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm chống lãng phí đất đai tài nguyên khoảng sản gắn với quản lý và bảo vệ môi trường. Các chất thải rắn được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Áp dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học trong xử lý nước thải, rác thải và khí thải. Tỷ lệ hộ dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh là 98,5%. Những tháng đầu năm UBND huyện thực hiện chủ trương đã lắp đặt lò đốt tại bãi rác Phượng thành, chủ dự án đã khảo sát thực địa và đồng ý đầu tư xây dựng, trong thời gian qua các xã đã chủ động xử lý rác thải bằng cách chôn lấp và đốt, một số xã như Đức Yên, Thị Trấn, Tùng ảnh, Đức Long  đã thuê xe chở rác đến Nghệ An xử lý và hiện nay công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện đã được giải quyết, các loại rác thải đã được đưa đi xử lý sạch sẽ không bị ô nhiễm.

6 tháng đầu năm 2019 do mặc dù thời tiết nắng nóng kéo dài nhưng do công tác phòng chống cháy rừng được thực hiện tốt nên không có vụ nào xẩy ra trên địa bàn huyện.

VI/ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:

Trên đây là báo cáo của Chi cục Thống kê huyện Đức Thọ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội, Quốc phòng - An ninh 6 tháng đầu năm 2019./.

 

                                                                        chi côc tr­Ưëng

 

 

                                                                               

 

                                                                          Nguyễn Thị Châu

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.106.565
    Trong năm: 1.282.611
    Trong tháng: 128.434
    Trong tuần: 24.786
    Trong ngày: 4.852
    Online: 118