Theo phản ánh của cử tri các tỉnh Nghệ An, Long An, bệnh viêm gan C là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Năm 2016, bệnh viêm gan C được điều trị bằng phác đồ và thuốc mới với tỷ lệ thành công cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, việc điều trị bằng phác đồ và thuốc mới không nằm trong danh mục BHYT.

Về vấn đề này, Bộ Y tế trả lời cử tri các tỉnh như sau:

Ngày 20/9/2016, Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan vi rút C. Trong đó, khuyến cáo lựa chọn ban đầu là các phác đồ sử dụng các thuốc kháng vi rút trực tiếp (DAAs); các phác đồ có Peg-IFN nên là lựa chọn thay thế.  Tại Việt Nam và nhiều nước, thuốc kháng vi rút trực tiếp (DAAs) là thuốc điều trị viêm gan C rất mới. Do đó, tại thời điểm năm 2016, các thuốc này chưa có trong Danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT ban hành kèm theo Thông tư số 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014. Tuy nhiên, trong Danh mục có thuốc điều trị là Peginterferon alpha 2a và Peginterferonalpha 2b.

Ngày 30/10/2018, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 30/2018/TT-BYT ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT thay thế cho Thông tư số 40/2014/TT-BYT (có hiệu lực từ 1/1/2019), trong đó đã bổ sung vào danh mục 4 thuốc kháng vi rút trực tiếp (DAAs) bao   gồm:  Daclatasvir, Ledipasvir+Sofosbuvir, Sofosbuvir, Sofosbuvir+Velpatasvir (được sử dụng tại Bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I và hạng II, thanh toán 50%).  Bên cạnh đó, quỹ BHYT vẫn thanh toán chi phí thuốc Peginterferonalpha2a hoặcPeginterferon alpha 2b cho những trường hợp bệnh nhân không sử dụng được các thuốc kháng vi rút trực tiếp.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.293.715
    Trong năm: 1.355.025
    Trong tháng: 177.231
    Trong tuần: 35.024
    Trong ngày: 4.464
    Online: 42