Trong những năm gần đây, kinh tế vườn, xây dựng vườn mẫu ở Huyện Đức Thọ đã chiếm một vị trí quan trọng và mang lại hiệu quả rất lớn đối với người nông dân, nếu so với trồng lúa, trồng hoa màu, chăn nuôi

Theo Ông Đặng Giang Trung Phó chủ tịch UBND huyện cho chúng tôi biết: Với tiềm năng đất vườn của Đức Thọ trên 2.300 ha của trên 21 nghìn hộ có vườn và xấp xỉ 3000 ha đất rừng sản xuất, số vườn cần chỉnh trang phát triển kinh tế đang rất lớn. Hiện nay ở một số địa phương vẫn còn nhiều vườn đa canh kiểu tự cấp tự túc, quanh năm cho thu hoạch, mùa nào thức đó, vườn trồng các loại cây lấy gỗ quảng canh giá trị thấp. Khí hậu và thổ những trên địa bàn Đức Thọ phù hợp để phát triển nhiều loại cây ăn trái như cam, bưởi, chanh, thanh long .... Đây là những cây có giá trị kinh tế cao, vì vậy, chúng tôi vận động bà con thực hiện mô hình này và nhận sự đồng tình cao của người dân. Từ đó, đầu năm 2018, huyện đã có Đề án phát triển kinh tế vườn hộ giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025, nhằm thực hiện tốt: Đề án nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện. Đây cũng là cách để tăng cường cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống cho nhân dân mặt khác phát triển kinh tế vườn gắn với ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, có thị trường dễ tiêu thụ đã và đang giữ vai trò quan trọng trong việc sử dụng hiệu quả đất đai, lao động và tài nguyên sẵn có. Ông Trung cho biết thêm.

  Bà Nguyễn Thị Thanh thôn Lộc Phúc xã Đức Long với diện tích vườn 1,4ha chủ yếu trồng cam, bưởi , thu nhập 165 triệu/ năm

Ngay khi có đề án phát triển kinh tế vườn hộ, Hội Nông dân phối hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Thọ xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức phát động phong trào trên địa bàn toàn huyện lấy xã Đức Lập là xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới 2018 làm điểm triển khai ra các xã còn lại, kết quả đến nay nhiều địa phương triển khai khá đồng bộ như: Đức Lập, Đức Lạng, Đức long, Bùi Xá, Đức Thịnh, Đức Đồng, Thị trấn, Đức Quang, Tùng Ảnh… đã chỉnh trang cải tạo được trên 3.000 vườn hộ trồng cây ăn quả, rau màu, xây dựng 216 vườn mẫu đạt chuẩn gấp 2 lần so với năm 2017, nhiều vườn mẫu có thu nhập cao, sinh cảnh đẹp. Điển hình như gia đình anh Nguyễn Viết Hà, thôn Trẫm Bàng, xã Đức Lập từng làm vườn theo tập quán truyền thống. anh Hà cho biết, ngay sau khi huyện, xã có phát động chủ trương xây dựng nông thôn mới, xây dựng vườn mẫu, anh  đã bắt tay vào cải tạo vườn, bước đầu chưa có vốn anh  đã mạnh dạn vay mượn ngân hàng và 60 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm của LĐLĐ huyện để đầu tư cải tạo làm hàng rào, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống nước tưới liên hoàn…Với diện tích vườn trên 3000 m2, hiện nay  khu vườn của anh Hà đã có 120 gốc cam, 50 gốc bưởi, mỗi năm cho thu hoạch từ 2 - 3 tấn quả. Đặc biệt, tất cả các loại cây trong khu vườn đều được anh trồng và chăm sóc theo hướng sạch, an toàn, thân thiện với môi trường, cho hiệu quả kinh tế khá. Để tăng thêm thu nhập, anh còn chăn nuôi gà thả vườn, mỗi năm suất chuồng 2 lứa, mỗi lứa trên 1.000 con. Tương tự như vườn ông Hà, ông Hiệu - Đức Lập, ông Tiến - Đức Hoà, ông Luận, Ông Lệ - Đức Lạng, bà Lan - Đức Long, anh Thế - Đức Quang…..

 Lãnh đạo tỉnh, Huyện Đức Thọ tham quan mô hình phát triển kinh tế của anh Nguyễn Viết Hà, thôn Trẫm Bàng, xã Đức Lập

Ngoài công tác vận động, giao chỉ tiêu và triển khai đề án, Hội nông dân huyện còn phối hợp với Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và các Trung tâm của tỉnh triển khai các hoạt động hỗ trợ như: tổ chức các lớp dạy nghề, tập huấn về kỷ thuật trồng cây ăn quả, phối hợp Đài truyền thanh Truyền hình huyện xây dựng phát hành đĩa hướng dẫn kỷ thuật đến tận chi hội và các chương trình phát thanh truyền hình tuyên truyền về các mô hình điển hình để nhân dân học tập tham khảo; huy động hỗ trợ ngày công làm vườn, cung ứng trên 12.000 cây giống có chất lượng, tiếp nhận trên 15.000 cây giống do sở NN&PTNT hỗ trợ cho bà con nông dân, nâng diện tích trông cây ăn quả toàn huyện đạt khoảng 200 ha. Từ đó làm chuyển biến nhận thức, thay đổi cách làm. Chỉ với mảnh vườn của mình nhiều nhà đã có thu hoạch chiếm 40-50% tổng số thu hoạch hàng năm của hộ, chưa kể có thể thu hoạch sản phẩm sử dụng cho bữa ăn hàng ngày không cần  phải mua ngoài chợ, đảm bảo VS ATTP, tiết kiệm được tiền và thời gian công sức. Ông Phạm Quang Thạnh, Chủ tịch Hội nông dân huyện Đức Thọ cho biết  " Trong quá trình vận động, tuyên truyền chúng tôi chú trọng phương châm kiên trì thuyết phục, vận động nhiều lần, chỉ ra các điển hình cụ thể tại địa phương để các hộ tự tìm hiểu làm theo, cùng với đó là việc tham mưu cho cấp uỷ chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc, hỗ trợ ngày công chỉnh trang vườn, cán bộ các cấp, cán bộ Hội Nông dân làm trước, làm mẫu, cán bộ có thực hiện, có xây dựng kinh tế vườn mới vận động được nhân dân Lựa chọn các đơn vị có uy tín để liên kết cung ứng giống, hướng  dẫn kỹ thuật; Địa phương cử cán bộ có uy tín và năng lực chủ trì và tư vấn, hỗ trợ pháp lý, xây dựng hồ sơ, hướng dẫn khoa học kỷ thuật trong xây dựng phát triển kinh tế vườn, xây dựng các mô hình mẫu, đây là nơi  đề nông dân học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế vườn đồng thời giúp nông dân tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh, của huyện ".

 Anh Nguyễn Văn Hiệu thôn Trẫm Bàng xã Đức Lập phát triển kinh tế vườn kết hợp chăn nuôi thu nhập 100 triệu/năm

Phát huy tiềm năng, thế mạnh,  Đức Thọ xác định, kinh tế vườn là hướng phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, của địa phương, tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng Nông thôn mới , mục tiêu thu nhập từ kinh tế vườn phải đảm bảo tối thiểu đạt 25 triệu đồng/500m2 ... ông Đặng Giang Trung Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết thêm . Ngoài các giải pháp về tuyên truyền vận động, qui hoạch các sản phẩm từ vườn cho các địa phương; thiết kế quy hoạch xây dựng, sơ đồ bố trí các loại cây trồng, vật nuôi của vườn hộ; quản lý, cung ứng cây trồng, vật nuôi, các loại vật tư, thuốc BVTV; tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học, cơ giới hóa vào sản xuất; liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm từ vườn; đăng ký thương hiệu, sản phẩm từ vườn và công tác quảng bá tiêu thụ sản phẩm từ vườn phát triển kinh tế vườn hộ. Huyện Đức Thọ còn có chính sách hỗ trợ cụ thể với tổng mức kinh phí trong 3 năm ( 2018-2020)  là 4,5 tỷ đồng, theo đó sẽ hỗ trợ trồng mới 200 ha cây ăn quả tương đương 100.000 cây; hộ trợ khoảng 3.054 vườn hộ có diện tích từ 1.000 – 3.000m2 và 565 vườn hộ có diện tích trên 3.000m 2 để xây dựng nhà lưới phục vụ sản xuất rau, hoa, cây cảnh...


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.540.941
    Trong năm: 1.267.589
    Trong tháng: 108.478
    Trong tuần: 25.076
    Trong ngày: 1.170
    Online: 100