Chương trình giáo dục phổ thông mới, chi 200 triệu đồng để mua tin thuốc lá nhập lậu... là những chính sách có hiệu lực trong tháng 2/2019.

Chi 200 triệu đồng để mua tin thuốc lá nhập lậu

Thông tư 122/2018 của Bộ Tài Chính có hiệu lực từ ngày 1/2 quy định các loại thuốc lá lậu bảo đảm chất lượng sẽ được đấu giá và chi cho hoạt động chống buôn lậu thuốc lá.

Tiền đấu giá sẽ được chi cho các khoản sau: Chi mua tin thuốc lá nhập lậu tối đa không quá 200 triệu đồng mỗi vụ việc; chi xăng dầu cho phương tiện để kiểm tra, bắt giữ đối tượng và tang vật vi phạm; chi bồi dưỡng làm đêm, làm thêm giờ cho cán bộ, công chức...

Chương trình giáo dục phổ thông mới

Thông tư 32/2018 của Bộ GDĐT có hiệu lực từ ngày 15/2 quy định về chương trình giáo dục phổ thông mới gồm 27 môn học, hoạt động giáo dục. Chương trình được chia thành hai giai đoạn: giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến 12) và có nhiều môn học mới sẽ xuất hiện trong chương trình.

Ở cấp tiểu học có môn học mới là Tin học và Công nghệ, bên cạnh các môn học trước đây như: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lý...

Cấp trung học cơ sở, Tin học trở thành môn học bắt buộc, ngoài ra môn Lịch sử và Địa lý, Khoa học và Tự nhiện sẽ có cách thức tổ chức mới.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2019

Học sinh tiểu học trong kỳ thi Toán học Kangaroo năm 2018. Ảnh: Dương Tâm

Cấp trung học phổ thông: Học sinh được lựa chọn học theo nhóm Khoa học Xã hội (gồm các môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý); nhóm Khoa học tự nhiên (gồm các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học); nhóm Công nghệ và nghệ thuật (gồm Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).

Phải lấy ý kiến trẻ em khi xây dựng văn bản liên quan

Thông tư 36/2018 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có hiệu lực từ 15/2 nêu rõ, các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản, tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em, Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phải lấy ý kiến của trẻ em trên cơ sở sự tham gia tự nguyện.

Các cơ quan cũng phải cung cấp đầy đủ thông tin cho trẻ em; nội dung, hình thức lấy ý kiến phù hợp với độ tuổi, giới tính, dân tộc, hoàn cảnh, mức độ trưởng thành...

Quá trình tổ chức lấy ý kiến phải bảo đảm việc kịp thời cung cấp, giải thích thông tin, hỗ trợ cho trẻ em.

Chủ tịch Hà Nội, TP HCM được đi xe công giá đến 1,1 tỷ đồng

Nghị định 04/2019 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 25/2 quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô trong các cơ quan Nhà nước. Trong đó, Nghị định nêu rõ: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội được sử dụng thường xuyên một ôtô, kể cả đã nghỉ công tác và không quy định mức giá.

Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND của Hà Nội và TP HCM được sử dụng một xe ôtô có giá tối đa 1,1 tỷ đồng trong thời gian công tác;

Thứ trưởng, Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND của Hà Nội và TP HCM được sử dụng ôtô đưa đón từ nơi ở đến cơ quan và đi công tác với giá mua tối đa 920 triệu đồng/xe.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.454.652
    Trong năm: 1.315.446
    Trong tháng: 100.289
    Trong tuần: 22.729
    Trong ngày: 3.875
    Online: 3