Chiều ngày 06/4, UBND huyện Đức Thọ tổ chức cuộc họp bổ cứu tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc. Bí thư huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Trần Quang Tuấn, và Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Anh Đức chủ trì.

                         

Cùng dự có Đ/c Đặng Giang Trung - Phó Bí thư Thường trực huyện ủy - Chủ tịch UBMTTQ huyện, Đ/c Trần Hoài Đức - Phó Bí thư huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện, các đồng chí UVBTV huyện ủy phụ trách cụm.

Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Anh Đức báo cáo kết quả phòng chống dịch bệnh trên đàn lợn và trâu bò

 

Tính đến chiều ngày 05/4, dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại 66 thôn, thuộc địa bàn 8 xã, với 1.411 con, trọng lượng lợn chết phải tiêu hủy 88.752 kg. Vật nuôi bị nhiễm bệnh chết, phải tiêu hủy tập trung tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Đối với dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu bò, tính đến thời điểm này cũng đã xuất hiện tại 16/16 xã, thị trấn, với 963 con bị nhiễm bênh. Số lương trâu bò chết phải tiêu hủy 23 con.

Huyện Đức Thọ đã thành lập 25 chốt kiểm dịch động vật để quản lý và ngăn chặn việc vận chuyển gia súc trái phép ra vào các địa bàn. Tổ chức tiêm 10.186 liều vắc xin phòng chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu bò. Đồng thời xây dựng phác đồ điều trị bệnh viêm da nổi cục trâu bò. Kết quả đã có 345 con bị mắc bệnh không còn triệu chứng viêm da nổi cục. UBND huyện đã hỗ trợ 397 triệu đồng phục vụ phòng chống dịch bệnh trên đàn trâu bò, trong đó 250 triệu đồng hỗ trợ vắc xin tiêm phòng viêm da nổi cục. Cấp hơn 2.100 lít hóa chất và 3.000 lọ hóa chất tiêu độc khử trùng...

 

Ông Nguyễn Đình Chiểu - Chủ tịch UBND xã Đức Lạng cho biết từ ngày 24/3 trên địa bàn xuất hiện dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu bò, đến nay 2 con bị chết và tiêu hủy.

Ông Chiểu kiến nghị  một số vấn đề khó khăn trong công tác tiêu hủy gia súc bị bệnh, do chưa quy hoạch được địa điểm tiêu hủy.

Cácđại biểu đã nêu lên một số tồn tại, khiến cho dịch tả lợn châu phi, và viêm da nổi cục trên trâu bò, phát sinh và lây lan nhanh như : một số địa phương chưa quyết liệt trong công tác phòng chống dịch bệnh, một số hộ chăn nuôi chưa thực hiện nghiêm 5 không, còn có tình trạng bán vật nuôi mắc bệnh, giết mổ động vật chưa đúng quy định...Một số xã mặc dù đã lập chốt kiểm dịch nhưng hoạt động chưa hiệu quả, thậm chí không có người trực chốt.

 

Ông Nguyễn Ngọc Thơ - Chủ tịch UBND xã Tùng Châu cho rằng huyện và ngành chuyên môn đã triển khai kịp thời các giải pháp phòng chống dịch bệnh, nhất là lấy mẫu xét nghiệm, và có kết quả sớm, từ đó giúp địa phương chủ động triển khai các giải pháp bổ cứu.

Ông Thơ cũng cho rằng, cần khuyến cáo người chăn nuôi không chăn thả trâu bò ở các bãi chăn thả tập trung, ngay khi có dịch bệnh xuất hiện trên địa bàn xã. Một trong những nguyên nhân truyền bệnh là ruồi, muỗi, côn trùng, vì vậy địa phương đã tập trung cao cho công tác phun tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại, nhờ vậy đã hạn chế được sự lây lan dịch bệnh. Hiện địa phương có 2 con mắc bệnh đang được chữa trị.

Ông Hà Quang Thăng - PGĐ Trung tâm ứng dụng KHKT - Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện lưu ý thêm một số nguyên nhân lây lan dịch bệnh viêm da nổi cục trâu bò, đó là hầu hết người chăn nuôi chưa có địa điểm để cách ly gia súc mắc bệnh, thời gian ủ bệnh dài.

Ông Thăng nhấn mạnh, khi trâu bò đã được tiêm phòng vắc xin viêm da nổi cục, thì 1 năm sau mới phải tiêm lại. Đối với gia súc mang thai ở tháng cuối cùng, không được tiêm vắc xin, đề phòng sẩy thai.

Một số đại biểu cũng cho rằng, thời điểm này các địa phương cần khuyến cáo người nông dân không nên tái đàn. Thống kê lại đàn lợn cũng như đàn trâu bò, để tăng cường công tác kiểm soát dịch bệnh.

PBT Thường trực huyện ủy - Chủ tịch UBMTTQ huyện Đặng Giang Trung phát biểu chỉ đạo.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, PBT Thường trực Huyện ủy - Chủ tịch UBMTTQ huyện Đặng Giang Trung cho rằng: mặc dù hiện nay, dịch tả lợn châu phi và viêm da nổi cục trên địa bàn, cơ bản đã được khống chế, tuy nhiên các xã, thị trấn, cần tăng cường khuyến cáo người chăn nuôi không chủ quan, lơ là trước dịch bệnh. Các địa phương tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết liệt ngăn chặn, khống chế dịch bệnh. Trước hết là nêu cao vai trò trách nhiệm của của các đồng chí thường vụ phụ trách cụm, đ/c huyện ủy viên phụ trách xã đội ngũ cán bộ cốt cán từ xã đến thôn xóm, công chức chuyên môn vào công tác chống dịch trên đàn gia súc.

Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Trần Quang Tuấn kết luận cuộc họp.

Kết luận tại cuộc họp, Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Trần Quang Tuấn đề nghi các địa phương  trên tinh thần không được chủ quan, lơ là, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền các giải pháp phòng chống dịch bệnh , lồng ghép vào các cuộc họp, sinh hoạt tại các thôn xóm, tổ dân phố; Thống kê chính xác để tiếp tục tiêm phòng triệt để cho đàn trâu bò còn lại. Cơ quan chức năng, ngành chuyên môn hướng dẫn cụ thể những con gia súc thuộc diện cần tiêm.Tăng cường công tác kiểm soát, quản lý việc vận chuyển gia súc ra vào địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, giết mổ gia súc trái phép, với tinh thần chống dịch như chống giặc.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.464.289
    Trong năm: 1.307.538
    Trong tháng: 100.429
    Trong tuần: 27.877
    Trong ngày: 3.100
    Online: 85