Ngày 01 tháng 7 năm 2021, PCT UBND huyện Đức Thọ Nguyễn Anh Đức, đã ký quyết định về việc, công bố hết bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn các xã, thị trấn huyện Đức Thọ. Vậy là sau 4 tháng vừa phải đối mặt với nhiều khó khăn do dịch bệnh covid 19, ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu phi trên đàn vật nuôi, quyết định này đang tạo điều kiện để các hộ chăn nuôi gia súc, người buôn bán kinh doanh, và cả người tiêu dùng ở huyện Đức Thọ yên tâm sử dụng sản phẩm thịt lợn.

Người dân chủ động  tiêu độc khử trùng tại khu vực nuôi.

Ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên xuất hiện trên địa bàn huyện Đức Thọ vào ngày 3/3/2021, tại 1 hộ chăn nuôi ở thôn Trung Đại Lâm, xã Lâm Trung Thuỷ, làm chết 3 con lợn thịt. Sau đó lan ra đàn lợn của 22 hộ trong xã, làm 139 con lợn chết phải tiêu huỷ. 

Cán bộ thú y huyện Đức Thọ tiến hành lấy mẫu lợn bệnh đi xét nghiệm. ( Ảnh tư liệu)

Với các giải pháp đồng bộ của cấp ủy, chính quyền huyện, ngành chuyên môn, cũng như chính quyền các địa phương và người dân, dịch tả lợn Châu Phi sau đó mặc dù đã lan ra 4 địa phương khác, nhưng cho đến nay, thì đã đã được khoanh vùng, dập dịch, và không để lây lan ra diện rộng. Vậy là sau đợt dịch tả lợn Châu phi hoành hành, toàn huyện có 5 xã, thị trấn gồm: Lâm Trung Thủy, Thanh Bình Thịnh, Bùi La Nhân, An Dũng, Thị trấn Đức Thọ, Tân Hương, với 1670 con, tổng trọng lượng trên 100 tấn bị tiêu hủy. Hiện nay, sau 21 ngày không phát sinh dịch tả lợn Châu phi mới, huyện Đức Thọ đã ban hành Quyết định công bố hết bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn các xã, thị trấn.

Quyết định công bố hết dịc tả lợn Châu Phi của UBND huyện Đức Thọ được ban hành vào sáng ngày 1/7/2021.

Chị Nguyễn Thị Mùi, thôn Quang Tiền, xã An Dũng cho hay: Từ khi xuất hiện dịch tả lợn châu phi, gia đình tôi không mua thịt lợn để sử dụng, vừa để đảm bảo sức khỏe cho gia đình, vừa góp phần giảm sự lây lan dịch bệnh này. Hiện nay khi nghe công bố hết dịch, tôi cảm thấy rất yên tâm mua thịt lợn về sử dụng.

Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, huyện Đức Thọ chỉ đạo các xã tuyết đối không được chủ quan, lơ là mà cần phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc các giải pháp phòng dịch.

Trong thời gian dịch tả lợn Châu phi xuất hiện và lây lan trên địa bàn, huyện Đức Thọ đã tập trung quyết liệt các giải pháp để khoanh vùng, khống chế dịch lây lan. Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, để người chăn nuôi thực hiện nghiêm các biện pháp tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại, các địa phương có dịch đã thành lập các chốt kiểm dịch động vật, đồng thời phân công lực lượng trực 24/24 giờ, nhằm kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn ra vào địa bàn, phát hiện và lý nghiêm những trường hợp vận chuyển lợn không có giấy kiểm dịch. Tăng cường công tác quản lý giết mổ, nhất là kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh, buôn bán thịt lợn tại các chợ...

 Bà Bùi Thị Tú, một tiểu thương ở chợ hôm Thị trấn Đức Thọ nói: Mặc dù có quyết định công bố hết dịch tả lợn châu phi, tiểu thương chúng tôi sau 2 tháng nghỉ dịch đã buôn bán trở lại, nhưng chúng tôi sẽ không chủ quan, lơ là, mà tiếp tục thực hiện nghiêm việc giết mổ, buôn bán thịt lợn rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng, và có giấy kiểm dịch...   

Ông Hà Quang Thăng – Phó giám đốc trung tâm ứng dụng KHKT – bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Đức Thọ cho biết thêm:Huyện Đức Thọ hiện có tổng đàn lợn 17500 con, trong đó có 15 trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô 500 con trở lên, còn lại là chăn nuôi nhỏ lẻ trong hộ gia đình. Mặc dù đã qua 21 ngày không xuất hiện gia súc mắc dịch tả lợn Châu phi mới, UBND huyện công bố hết dịch, tuy nhiên chúng tôi khuyến cáo nhân dân và người chăn nuôi không chủ quan, mà vẫn tiếp tục quan tâm phòng chống dịch bệnh này. Đối với người chăn nuôi thường xuyên tổng dọn vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát trùng, rắc vôi bột xung quanh khu vực chăn nuôi, tạm thời hạn chế tái đàn, còn đối với người kinh doanh, buôn bán, không giết mổ, nhập vật nuôi không rõ nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch động vật. Chúng tôi cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát, quản lý giết mổ, bắt buộc 100% vật nuôi được giết mổ tại các lò mổ.

Thời điểm này, người dân cũng cần thực hiện tốt 5K đó là: Không dấu dịch, Không mua bán, vận chuyển, hoặc giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; Không vứt lợn chết ra ngoài môi trường; Không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.450.398
    Trong năm: 1.318.922
    Trong tháng: 100.634
    Trong tuần: 21.995
    Trong ngày: 3.259
    Online: 45