Trong lúc dịch tả lợn Châu Phi trên đàn lợn đang lan rộng thì dịch viêm da nổi cục trên đàn trâu bò lại xuất hiện tại 2 xã Tùng Châu và Bùi La Nhân. Theo đó, huyện Đức Thọ đang tập trung nhiều giải pháp đồng bộ nhằm khống chế và đẩy lùi cả hai loại dịch bệnh nguy hiểm này.

Từ ngày 22/3, con bò của gia đình ông Trần Minh Huân (xã Tùng Châu) có các triệu chứng lạ.

Xã Tùng Châu là địa phương đầu tiên tại huyện Đức Thọ xuất hiện bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò, ổ dịch bắt đầu xuất hiện tại hộ ông Trần Minh Huân, thôn Thanh Kim. Ngay sau khi nhận được thông tin, cơ quan chuyên môn huyện Đức Thọ đã lấy mẫu gửi ra Chi cục thú y Vùng III (Nghệ An) xét nghiệm. Kết quả,  mẫu phẩm trên dương tính với vi-rút viêm da nổi cục.

Kết quả xét nghiệm cho thấy bò của ông Huân dương tính với bệnh viêm da nổi cục.

Sau đó, xã Tùng Châu ghi nhận thêm 9 con bò của 7 hộ dân có biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm da nổi cục. Hiện xã Tùng Châu đang thực hiện cách ly bò bị bệnh để điều trị, đồng thời triển khai các biện pháp khoanh vùng dập dịch. PHó Chủ tịch UBND xã Tùng Châu Đậu Thanh Tịnh cho biết: Trong 2 ngày qua,  chúng tôi đã bố trí nhân lực, 8 máy phun và 37 lít hóa chất để phun tiêu độc khử trùng trên địa bàn toàn xã, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển trâu bò ra vào khu vực có dịch. Hiện nay chúng tôi đang phối hợp với ngành chức năng của tỉnh và huyện tiêm vắc-xinthí điểm tại 3 thôn trên địa bàn xã.

 

Phun tiêu độc khử trùng là một trong những biện pháp cần thiết để hạn chế lây lan của mầm bệnh.

Như vậy đến thời điểm này,  trên địa bàn huyện Đức Thọ đã có 18 con  bò, bê ở 2 xã Tùng Châu và Bùi La Nhân mắc bệnh. Bên cạnh đó các xã An Dũng, Tùng Ảnh, Đức Lạng, Quang Vĩnh, Lâm Trung Thủy và Yên Hồ cũng đã xuất hiện dấu hiệu bò bị nổi u cục trên da, hiện ngành chức năng đang lấy mẫu gửi đi xét nghiệm.

Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Trần Quang Tuấn và Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Anh Đức kiểm tra công tác phòng chống dịch viêm da nổi cục tại  các địa phương.

Trước diễn biến phức tạp đó, UBND huyện Đức Thọ đã gấp rút chỉ đạo Phòng NN&PTNT, Trung tâm ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện, phối hợp với chính quyền các xã, triển khai kế hoạch phun tiêu độc khử trùng và dọn vệ sinh tất cả các thôn có gia súc bị bệnh.

 

Vắc-xin được thực hiện tiêm thí điểm trên 8 con bò khỏe mạnh của 3 thôn trên địa bàn xã Tùng Châu trong ngày đầu tiên.

 Cùng với việc phun phòng, 2.000 liều vắc-xin phòng chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò bắt đầu được tiêm thử nghiệm từ ngày (25/3) tại 3 xã: Tùng Châu, Liên Minh và Bùi La Nhân. Theo đó, trong ngày đầu tiêm Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện đã tiên 24 liều vắc – xin thử nghiệm vắc-xin phòng bệnh, sau 24 giờ nếu không có hiện tượng sốc phản vệ hoặc là phản ứng sau tiêm thì sẽ triển khai tiêm hết số trâu bò trong 3 xã Tùng Châu, Liên Minh và Bùi La Nhân. Dự kiến đến ngày 3/4 huyện Đức Thọ sẽ tiêm phòng đại trà trên toàn huyện.

Người dân các địa phương này đều phối hợp với cơ quan chức năng qua trong trình tiêm phòng. Bà Nguyễn Thị Phương, thôn Tân An cho biết: Gia đình tôi có 2 con bò cái sinh sản, sau khi nghe xã thông báo tình hình dịch bệnh viêm da nổi cục xuất hiện trên địa bàn xã Tùng Châu, gia đình rất long lắng, và đã phun khử khuẩn quanh khu vức chăn nôi, hôm nay, gia đình tôi đã được cơ quan chức năng đến tiêm vác – xin cho đàn bò, gia đình cũng yên tâm phần nào.

Cơ quan chuyên môn sử dụng loại vắc-xin Lumpyvac do Công ty Vetal Animal Health Product S.A, Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, được sử dụng để bảo vệ gia súc chống lại bệnh viêm da nổi cục, giảm tỉ lệ tử vong và tổn thương do bệnh này gây ra.

Được biết huyện Đức Thọ đã đăng ký nhập về 10.500 liều vắc-xin phòng bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu bò, để sau khi tiêm thử nghiệm xong sẽ triển khai tiêm đồng loạt trên đàn trâu bò trong toàn huyện, huyện đã trích kinh phí hỗ trợ 50% trên mỗi liều vắc-xin, ngoài ra các xã cũng trích một phần kinh phí hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu bò.   

Ông Hà Quang Thăng, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Đức Thọ cho biết: Để triển khai tiêm phòng đạt kết quả cao, chúng tôi đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ thú y các địa phương nhằm chủ động trong việc tổ chức tiêm phòng đại trà trên toàn huyện. Ngoài ra đơn vị cũng đã cấp 1.100 lít hóa chất tiêu độc khử trùng về cho các xã tổ chức phun tiêu độc khử trùng xung quanh khu vực chăn nuôi..

1.100 lít hóa chất tiêu độc khử trùng được các địa phương triển khai phun phòng trên diện rộng.

Vôi bột được rắc trên các tuyến đường huyết mạch, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn dịch bệnh cao.

Song song với tổ chức tiêm phòng Đức Thọ cũng đã giao cho các địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng chống bệnh, ngoài phun tiêu độc khử trùng, biện pháp phòng, chống bệnh tốt nhất là các hộ chăn nuôi trâu, bò cần chủ động phun thuốc diệt muỗi, ve, ruồi xung quanh khu vực chăn nuôi; hạn chế việc chăn thả rông, chủ động nguồn thức ăn tại chỗ cho trâu, bò. Tổ chức cho các hộ chăn nuôi ký cam kết không vận chuyển trâu, bò ra, vào vùng có dịch; không giết thịt trâu, bò bệnh…thường xuyên rắc vôi bột tại khu vực chuồng trại, đặc biệt là đối với các xã có đàn trâu, bò đông như Đức Đồng, Đức Lạng, Tân Hương…

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.465.537
    Trong năm: 1.306.912
    Trong tháng: 104.355
    Trong tuần: 27.689
    Trong ngày: 39
    Online: 43