Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, những thành quả của các thế hệ đi trước, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đức Thọ đã tích cực xây dựng và phát triển văn hóa cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội

Trong đó, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, hệ thống chính trị và cán bộ, đảng viên về vai trò, vị trí của văn hóa, con người trong phát triển kinh tế - xã hội được nâng lên. Các cấp ủy, chính quyền đã ban hành và triển khai, thực hiện có hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển văn hóa, con người. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử được quan tâm. Hệ thống thiết chế văn hóa được tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng; phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong quần chúng nhân dân phát triển khá mạnh mẽ; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.

Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và mở rộng hội nhập quốc tế, công tác xây dựng và phát triển văn hóa đã trở thành một nhu cầu thiết yếu và văn hóa không chỉ được nhìn nhận từ các khía cạnh đơn thuần là hoạt động văn hóa, mà văn hóa với quan điểm là động lực phát triển và xây dựng văn hóa gắn với chiến lược về con người; văn hóa, con người là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.

Khu mộ đồng chí Trần Phú- Tổng bí thư đầu tiên của Đảng 

Nhìn về huyện Đức Thọ, huyện ta có số lượng di sản văn hóa khá lớn, phong phú, đa dạng, đặc sắc với 94 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, nhiều giá trị văn hóa phi vật thể quý giá. Con người Đức Thọ có nhiều tính cách đặc trưng được hun đúc, hình thành qua nhiều thế hệ, đó là thông minh, cần cù, chịu khó, tình nghĩa, can trường, và một trong những giá trị rất nổi bật của văn hóa con người Đức Thọ đó là tinh thần "hiếu học và học giỏi” là "yêu nước, cương trực và nghĩa hiệp". Vì vậy, đối với huyện Đức Thọ giá trị về văn hóa, con người cần được đẩy mạnh phát huy hơn nữa trong tình hình hiện nay nhằm xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; trong đó đặc trưng của văn hóa, của con người Đức Thọ cần phải được định hình rõ nét hơn.

Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Đức Thọ lần thứ XXX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra nhiệm vụ đột phá cho nhiệm kỳ là "Phát huy giá trị văn hóa con người Đức Thọ" và để thực hiện nhiệm vụ đó, ngày 25/11/2021 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/HU về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, con người Đức Thọ góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Trong đó, đặt mục tiêu là xây dựng và phát triển văn hóa, con người Đức Thọ toàn diện, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là nguồn lực để phát triển kinh tế, là sức mạnh nội sinh quan trọng để góp phần xây dựng quê hương Đức Thọ ngày càng phát triển, phù hợp với tiến trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao và phát triển bền vững. Nghị quyết đã xác định xây dựng văn hóa con người Đức Thọ trong giai đoạn mới phải đáp ứng các yêu cầu: văn hóa phải là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững; trong xây dựng văn hóa, con người Đức Thọ phải trên cơ sở bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp; xây dựng con người Đức Thọ trong thời đại mới phải giàu lòng yêu nước, yêu quê hương, tự hào tự tôn dân tộc, sống nhân ái, nghĩa tình, thủy chung, chịu thương, chịu khó, trung thực, đoàn kết, thân thiện, năng động, sáng tạo và hiếu học, có trách nhiệm với cộng đồng.

Giữ gìn nét đẹp truyền thống của con người Đức Thọ  ( ảnh Thanh Hoài - Báo Hà Tĩnh )

Trên cơ sở xác định rõ các tiềm năng, cơ hội và những lợi thế khác biệt của văn hóa, con người, trong đó xác định văn hóa, con người là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội; là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng phục vụ cho sự phát triển bền vững, Cấp ủy, chính quyền và mỗi người dân cần phải nêu cao lòng tự hào, tư tôn dân tộc, bản sắc quê hương để bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, những đặc tính tốt đẹp của con người Đức Thọ để xây dựng và phát huy các giá trị đó phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, mỗi cấp ủy, chính quyền và toàn xã hội cần phải nhận thức sâu sắc hơn nữa trong giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương kết hợp xây dựng các văn hóa chuẩn mực mới trong xã hội ngày nay, trong đó cần quan tâm thực hiện một số nội dung sau:

Xây dựng văn hóa trong các tổ chức của hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Trước hết, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu phải là tấm gương tiêu biểu về văn hóa cho quần chúng noi theo; xây dựng và từng bước hoàn thiện các quy chế, quy định phù hợp về văn hóa công sở nhằm hình thành các chuẩn mực về văn hóa ứng xử, tạo nên sự thân thiện, gần gũi cần thiết trong hoạt động công vụ, trong quan hệ hằng ngày của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động. Góp phần xây dựng nền hành chính, công vụ hiện đại gắn với hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng được yêu cầu phục vụ nhân dân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế; nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực công tác đội ngũ cán bộ, công chức; hình thành các giá trị chân, thiện, mỹ trong mỗi cơ quan, đơn vị.

Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa thể hiện vào trong mọi hoạt động, trở thành nhân tố thúc đẩy hoàn thiện nhân cách và lối sống của con người Đức Thọ. Gia đình không chỉ giữ vai trò nền tảng, tế bào của xã hội, mà còn là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách. Gia đình là nơi tiếp thu, giữ gìn và lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, dân tộc. Thông qua các câu chuyện cổ tích, qua các câu ca dao, tục ngữ, cha mẹ, ông bà là những người thầy đầu tiên dạy dỗ, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy và từng bước giáo dục hình thành nhân cách cho mỗi con người. Qua lao động, qua việc xử lý các mối quan hệ hằng ngày, các thành viên lớn tuổi trong gia đình đã truyền thụ cho con trẻ những nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ, truyền thống văn hóa quê hương. Từ đó, mỗi cá nhân dần hình thành nhân cách, được bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tính cộng đồng, lòng nhân ái, tinh thần tự lực, tự cường, hiếu học, chăm chỉ cần cù trong lao động sản xuất… Vì vậy để xây dựng, phát huy giá trị văn hóa, con người Đức Thọ cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội, mà xét đến cùng, đó là trách nhiệm của mỗi gia đình, mỗi con người cụ thể.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của Đức Thọ, khôi phục, tu bổ, tôn tạo và phát huy hiệu quả giá trị các di tích lịch sử - văn hóa; quan tâm khôi phục, phát huy các di sản văn hoá phi vật thể như Dân ca Ví - Giặm, Sắc bùa; một số lĩnh vực văn hóa dân gian, các lễ hội, trò diễn dân gian, nghề thủ công, văn hóa ẩm thực...

Xây dựng văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, hoàn thiện việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao từ huyện đến cơ sở đạt chuẩn và nâng cao; thực hiện có hiệu quả Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Nâng cao thể lực, tầm vóc con người Đức Thọ, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; quan tâm tạo cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đổi mới quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.388.535
    Trong năm: 1.353.837
    Trong tháng: 117.660
    Trong tuần: 16.620
    Trong ngày: 193
    Online: 44