Xuất thân trong một gia đình nhà Nho lại chịu ơn sâu nặng của triều đình nhà Lê nhưng Bùi Dương Lịch lại sống trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động nên ông đã mang tiếng là kẻ “thay thầy đổi chủ”.

 

Bùi Dương Lịch tự là Tồn Thành, hiệu Thạch Phủ và Tồn Trai, người thôn Yên Hội, xã Yên Toàn, tổng Việt Yên, huyện La Sơn (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Ông sinh năm Đinh Sửu, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 18, nội ngoại đều là nho gia nền nếp.

Năm Giáp Ngọ(1774), Bùi Dương lịch đỗ Hương cống khi mới 17 tuổi. Ông ra Thăng Long dạy học và luyện tập văn sách ở Quốc Tử giám. Năm Bính Ngọ(1786), ông được bổ làm Huấn đạo phủ Lý Nhân ở Sơn Nam nhưng ông không nhận vì có tang cha.

Cuối năm Bính Ngọ (1786), khi vừa lên ngoi, Lê Chiêu Thống xuống chiếu tìm người tài, Bùi Dương Lịch được tiến cử làm Nội hàm viện cung phụng sứ ngoại lang (một chức quan nhỏ chuyên giảng sách cho nhà vua).

Tháng 7 năm Đinh Vị (1787), Bùi Dương Lịch thi đỗ Hội nguyên, rồi đỗ Đình nguyên nhị giáp tiến sĩ (Hoàng giáp). Bước đường công danh chưa kịp bước thì ông đứng trước thách thức mới, Lê Chiêu Thống sau khi rước quân Thanh xâm lược nước ta, bị quân Tây Sơn đánh cho đại bại năm Kỷ Dậu (1789) rồi lại theo gót quân xâm lược chạy sang Trung Quốc.

Tuy cảm ơn tri ngộ của vua Lê nhưng Bùi Dương Lịch không theo mà về quê ở ẩn. Triều Tây Sơn biết ông là người có tài năng, mời ông ra cộng tác giúp đỡ. Sau nhiều lần từ chối không được, ông nhận làm việc ở Sùng Chính Viện. Khi vua Quang Trung mất, Sùng Chính viện ngưng hoạt động, ông lại về quê nhà dạy học.

Vua Gia Long lên ngôi, Bùi Dương Lịch lại bị triệu ra làm quan với chức đốc học Nghệ An (năm 1805). Đến năm 1808, ông lại cáo quan về nhà dạy học và viết sách cho đến ngày mất, năm Mậu Tý (1828).

Tình thế buộc Bùi Dương Lịch mang tiếng “đổi lòng”. Làm quan như vậy nên ông chẳng hứng thú gì. Khi bắt buộc phải hợp tác thì ông chỉ nhận việc dịch sách và dạy học, hợp với sở trường và chí hướng của mình. Chính ở đây ông đã gặt hái được nhiều thành tựu rất đáng khâm phục và cống hiến lớn nhất của ông là sự nghịêp trước tác. Ông biên soạn khá nhiều, ngoài sách “Bùi Gia Huấn hài” là các sách “Ốc lậu thoại thi văn”, “Lê Quý dật sử”, “Yên hội thôn chí” và “ Nghệ An ký”.

Hà Tĩnh Online


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin cùng chuyên mục

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Bản đồ hành chính
      PHÁT THANH ĐỨC THỌ
      Thống kê: 3.474.934
      Trong năm: 1.304.673
      Trong tháng: 101.094
      Trong tuần: 30.307
      Trong ngày: 772
      Online: 62