Hoàng Ngọc Phách, tên huý là Tước, ông còn có bút hiệu Song An, sinh năm 1896, quê ở làng Đông Thái, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống hiếu học, yêu nước, cha ông từng tham gia phong trào Cần Vương.

Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán rồi học trường Pháp Việt. Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Tiểu học ở Vinh, ông ra học Trường Bưởi, Hà Nội.

Khiếu văn chương của ông cũng được bộc lộ từ sớm. Năm 1916 khi mới học xong năm thứ hai trường Bưởi, Hoàng Ngọc Phách đã trúng giải 8 trong 20 giải của cuộc thi thơ do Ban Quản trị rạp Sán Nhiên Đài tổ chức. Cũng trong thời gian học ở trường Bưởi, ông tham gia và chỉ đạo các phong trào bãi khóa, thành lập Hội Học sinh tương tế chống bọn giám thị khinh rẻ, bạc đãi học sinh nghèo.

Năm 1919, Hoàng Ngọc Phách đỗ cả hai bằng Cao đẳng tiểu học Pháp và bằng Thành Chung. Cùng năm đó, ông trúng tuyển luôn kỳ thi tuyển vào trường Cao đẳng sư phạm, Ban văn chương. Năm cuối khóa học ở đây, Hoàng Ngọc Phách hoàn thành tiểu thuyết Tố Tâm. Với tác phẩm này, ông là người mở đầu cho nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. Nhiều ý kiến còn cho rằng Tố Tâm là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam.

Năm 1922 tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm, Hoàng Ngọc Phách được bổ làm giáo sư trường Thành Chung, Nam Định. Ba năm sau ông chuyển về Hà Nội làm Tổng Thư ký trường Cao đẳng sư phạm. Thời gian đó, phong trào để tang Phan Chu Trinh, đòi thả Phan Bội Châu diễn ra sôi nổi, nhất là trong học sinh, sinh viên. Do có liên can tới các hoạt động chính trị này, Hoàng Ngọc Phách bị đổi xuống Kiến An rồi xin chuyển sang dạy ở trường Cao đẳng tiểu học Bonnal Hải Phòng.

Trong thời gian dạy học ở Hải Phòng, Hoàng Ngọc Phách còn làm Hội trưởng hội Trí Tri Hải Phòng. Ông thường tổ chức những buổi diễn thuyết, tổ chức đội kịch mà đạo diễn, diễn viên là thầy trò trường Bonnal. Số tiền thu được dùng vào việc từ thiện. Những vở Lọ vàng, Bạn và vợ, ông Tây An Nam... có tiếng vang thu hút được nhiều khán giả. Dưới sự dìu dắt của Hoàng Ngọc Phách, Thế Lữ và một số nghệ sĩ khác đã trưởng thành và gặt hái được nhiều thành công trong ngành nghệ thuật sân khấu.

Năm 1931 Hoàng Ngọc Phách lên dạy học ở trường Cao đẳng tiểu học Lạng Sơn. Năm 1935 ông về dạy học ở Bắc Ninh cho đến ngày Tổng khởi nghĩa. Ở đây, ông cũng tham gia tổ chức Hội Khuyến học, Hội Truyền bá quốc ngữ tỉnh và giữ chức Hội trưởng hai tổ chức xã hội này.

Sau cách mạng tháng Tám đến năm 1959, Hoàng Ngọc Phách giữ nhiều chức vụ trong ngành giáo dục: Giám đốc học khu Bắc Ninh kiêm Hiệu trưởng trường trung học Hàn Thuyên, Giám đốc giáo dục chiến khu 12, Liên khu 1, Giám đốc Cao đẳng sư phạm Trung ương, Thanh tra học vụ toàn quốc, Hiệu trưởng trường phổ thông Phan Đình Phùng, rồi về ban tu thư Bộ Giáo dục, tham gia nhóm nghiên cứu Lê Quý Đôn. Năm 1959 ông chuyển sang Viện văn học làm công tác nghiên cứu cho đến năm 1963 thì nghỉ hưu.

Sự nghiệp nổi bật của Hoàng Ngọc Phách được xây dựng chủ yếu trên hai lĩnh vực : giáo dục và sáng tác; biên khảo về  văn chương. Nhưng sự cống hiến làm nên tên tuổi Hoàng Ngọc Phách là ở lĩnh vực trước tán văn chương . Khiếu văn chương của ông cũng bộc lộ khá sớm. năm 1916, khi mới học xong năm thứ 2 trường Bưởi, Hoàng Ngọc Phách đã trúng giải 8 trong 20 giải của cuộc thi thơ do Ban Quản trị rạp Sán Nhiên Đài tổ chức. Sau 50 năm cầm bút, Hoàng Ngọc Phách đã để lại cho đời gần 20 chục đầu sách vừa viết riêng vừa viết chung, cả sáng tác lẫn biên khảo. Về sáng tác tiêu biểu có tiểu thuyết Tố Tâm ( xuất bản 1925). Về biên khảo có Thơ văn Nguyễn Khuyến- hợp soạn, nghiên cứu 1957, Chèo bà tuồng ( 1958) Văn thơ Trần Tế Xương ( 1958) sơ tuyển thơ văn yêu nước và cách mạng ( biên soạn tập 1 năm 1958, tập 2 năm 1959, tập 3a năm 1959, tập 3b năm 1959), Nhị Độ Mai ( 1960), giai thoại văn học Việt nam ( 1965)

Tuy nhiên vinh dự lớn nhất của Hoàng Ngọc Pháchlà với tiểu thuyết Tố Tâm, ông được lịch sử văn học dân tộc trân trọng ghi tên là nhà văn mở đầu cho nền tiểu thuyết Việt nam hiện đại 

Nhiều ý kiến còn cho rằng, Tố Tâm là cuốn tiểu thuyết hiện đâị đầu tiên của văn chương Việt 

Bên cạnh hoạt động sáng tác văn chương và trước thuật Hoàng Ngọc Phách còn có nhiều đóng góp trong lĩnh vực giáo dục. Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm, ông được bổ về dạy học trường Thành chung, Nam Định. Trong quá trình dạy học ở đây, ông còn kiêm nhiệm các chức vụ như Phó thanh tra học chính và Quản đốc trường Sư phạm tỉnh này. Ông có cái duyên mau được dạy dỗ lớp thanh niên trưởng thành trong hoàn cảnh sôi động của đất nước lúc bấy giờ 

Hoàng Ngọc Phách vinh viễn ra đi năm 1973

Tên của ông được đặt cho một con đường tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Một con đường ở Thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh cũng mang tên ông.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.048.215
    Trong năm: 1.332.559
    Trong tháng: 95.399
    Trong tuần: 23.378
    Trong ngày: 1.694
    Online: 124