Các tổ chuyển đổi số trong cộng đồng ở Hà Tĩnh đã góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng cho người dân trong thực hiện các tiện ích thông minh để nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính.

 

Thành lập 1.016 tổ chuyển đổi số cộng đồng

Thời gian qua, Hà Tĩnh không ngừng nỗ lực triển khai các giải pháp để thúc đẩy công tác chuyển đổi số. Một trong những giải pháp hữu hiệu là thành lập các tổ chuyển đổi số trong cộng đồng ở cấp xã, cấp thôn, tổ dân phố (TDP). Đến nay, trên địa bàn TP Hà Tĩnh đã có 15/15 xã, phường thành lập tổ chuyển đổi số cấp xã; 20 thôn, TDP thành lập được tổ chuyển đổi số trong cộng đồng.

Anh Nguyễn Thanh Hải - Phó Chủ tịch UBND phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh) cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, cuối năm 2022, phường đã nhanh chóng xúc tiến thành lập tổ chuyển đổi số cộng đồng ở cấp phường với 3 thành viên chính là 1 Phó Chủ tịch UBND phường, 1 đồng chí phụ trách CNTT và 1 đồng chí Bí thư Đoàn phường. Sau khi thành lập, tổ cấp phường tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các tổ dân phố thành lập tổ chuyển đổi số. Đến thời điểm này, 11/11 TDP trên toàn phường đều đã thành lập được tổ chuyển đổi số trong cộng đồng với nòng cốt là tổ trưởng TDP và đoàn thanh niên, hoạt động hết sức hiệu quả”.

Trước khi ra mắt các tổ chuyển đổi số, phường Thạch Quý đã mời các đơn vị chuyên môn như: VNPT, Công an thành phố, các ngân hàng, điện lực, bưu điện về tiến hành việc tập huấn, hướng dẫn kỹ năng trong cài đặt, sử dụng các tiện ích thông minh trên điện thoại di động cho thành viên các tổ chuyển đổi số. Hằng tuần, thành viên trong các tổ chuyển đổi số đều tập hợp người dân đến tại các nhà văn hóa TDP để kích hoạt tài khoản định danh điện tử, hướng dẫn sử dụng các tiện ích thông minh trong giao dịch hành chính…

“Nhờ sự hoạt động hiệu quả của các tổ chuyển đổi số trong cộng đồng nên đến nay, Thạch Quý đã có trên 90% người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử; thu thập đầy đủ thông tin người lao động trên địa bàn để đưa vào cơ sở dữ liệu quốc gia; người dân cũng đã bắt đầu sử dụng được một số tiện ích đơn giản trong giao dịch hành chính, nhất là thanh toán không dùng tiền mặt…” - Phó Chủ tịch UBND phường Thạch Quý Nguyễn Thanh Hải cho biết thêm.

Tại huyện Lộc Hà, từ khi có chỉ đạo về đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong cộng đồng, toàn huyện đã thành lập được 92 tổ chuyển đổi số ở cấp thôn.

Trưởng phòng VH-TT huyện Lộc Hà Nguyễn Thị Phương Loan cho biết: “Ngoài thôn trưởng thì nòng cốt của các tổ chuyển đổi số trong cộng đồng đều là lực lượng đoàn thanh niên - những người tiếp cận và am hiểu nhanh về chuyển đổi số. Sau khi thành lập và đi vào hoạt động, các tổ chuyển đổi số đã hỗ trợ rất lớn cho cấp ủy, chính quyền trong việc thực hiện Đề án 06. Điều quan trọng nhất là hoạt động của các tổ đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân về chuyển đổi số, từng bước tiếp cận với các tiện ích thông minh để ứng dụng trong đời sống”.

Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 1.016 tổ chuyển đổi số cộng đồng ở cấp thôn, tổ dân phố. Nhiều địa phương thành lập được số lượng lớn như: Hương Sơn, Nghị Xuân, Thạch Hà, Can Lộc, Lộc Hà…

Ông Đặng Văn Đức - Trưởng phòng CNTT và Bưu chính viễn thông (Sở Thông tin và Truyền thông) đánh giá: “Việc thành lập các tổ chuyển đổi số cộng đồng đóng vai trò là cánh tay nối dài của ban chỉ đạo chuyển đổi số từ tỉnh đến phường, xã, góp phần đưa chuyển đổi số đến gần với người dân. Hoạt động hướng dẫn cách sử dụng các ứng dụng đã góp phần giúp cho bà con hiểu và tin vào giá trị to lớn của chủ trương chuyển đổi số trong đời sống của mình”.

Tiếp tục nâng cao trách nhiệm, hiệu quả các tổ chuyển đổi số

Cùng với những kết quả to lớn thì quá trình hoạt động của các tổ chuyển đổi số trong cộng đồng cũng gặp phải không ít những khó khăn, nhất là khả năng tiếp cận với các kỹ năng chuyển đổi số và khả năng thao tác trên các thiết bị thông minh của người dân tại các khu vực nông thôn còn hạn chế.

Ngoài ra, hiện nay, các thành viên tổ chuyển đổi số trong cộng đồng đang hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm và tình nguyện, chưa có các cơ chế, chế độ, chính sách cụ thể nên chưa góp phần tạo được sự khích lệ, động viên và gắn được trách nhiệm trong quá trình hoạt động.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả trong công tác chuyển đổi số, ngày 18/5/2023, UBND tỉnh đã có văn bản hợp nhất việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác chuyển đổi số và Đề án 06 tại cấp xã, phường, thị trấn và cấp thôn, tổ dân phố.

Theo đó, đối với cấp xã, tiến hành hợp nhất ban chỉ đạo chuyển đổi số cấp xã, tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã và tổ công tác triển khai thực hiện Đề án 06 cấp xã thành một, lấy tên gọi là ban chỉ đạo chuyển đổi số cấp xã. Đối với cấp thôn, tiến hành hợp nhất tổ chuyển đổi số cộng đồng và tổ công tác triển khai thực hiện Đề án 06 tại thôn, xóm, tổ dân phố thành một, lấy tên gọi là tổ chuyển đổi số cộng đồng.

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, UBND tỉnh cũng quy định rõ cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động cụ thể của ban chỉ đạo chuyển đổi số cấp xã và tổ chuyển đổi số cộng đồng.

Việc hợp nhất các công tác chỉ đạo, thực hiện chuyển đổi số và Đề án 06 từ cấp xã trở xuống là một bước đi nhằm thống nhất được đầu mối và tinh gọn được bộ máy trong tổ chức hoạt động. Đặc biệt, với việc hợp nhất trong công tác chỉ đạo, thực hiện sẽ tạo cơ sở, nền tảng xây dựng được cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể cho các ban chỉ đạo và tổ chuyển đổi số cộng đồng, từ đó khích lệ, động viên và nâng cao được trách nhiệm cho các thành viên trong quá trình hoạt động.

Ông Đặng Văn Đức
Trưởng phòng CNTT và Bưu chính viễn thông - Sở TT&TT

Ngoài ra, hiện nay, các thành viên tổ chuyển đổi số trong cộng đồng đang hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm và tình nguyện, chưa có các cơ chế, chế độ, chính sách cụ thể nên chưa góp phần tạo được sự khích lệ, động viên và gắn được trách nhiệm trong quá trình hoạt động.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả trong công tác chuyển đổi số, ngày 18/5/2023, UBND tỉnh đã có văn bản hợp nhất việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác chuyển đổi số và Đề án 06 tại cấp xã, phường, thị trấn và cấp thôn, tổ dân phố.

Theo đó, đối với cấp xã, tiến hành hợp nhất ban chỉ đạo chuyển đổi số cấp xã, tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã và tổ công tác triển khai thực hiện Đề án 06 cấp xã thành một, lấy tên gọi là ban chỉ đạo chuyển đổi số cấp xã. Đối với cấp thôn, tiến hành hợp nhất tổ chuyển đổi số cộng đồng và tổ công tác triển khai thực hiện Đề án 06 tại thôn, xóm, tổ dân phố thành một, lấy tên gọi là tổ chuyển đổi số cộng đồng.

theo Baohatinh.vn


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.431.948
    Trong năm: 1.332.939
    Trong tháng: 104.240
    Trong tuần: 25.910
    Trong ngày: 1.198
    Online: 37