CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐIỆN: - Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh GS,GC huyện; - Trưởng các phòng, ban, ngành chỉ đạo cơ sở; - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn

Để kịp thời khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại xã Lâm Trung Thủy; chủ động ngăn chặn sự lây lan của bệnh DTLCP trên địa bàn. Chủ tịch UBND huyện giao:

1. Ủy ban nhân dân xã Lâm Trung Thủy - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân tự giác chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch. Lập cam kết với các hộ chăn nuôi lợn, các hộ giết mổ, kinh doanh sản phẩm từ lợn thực hiện “5 không”: Không dấu dịch; Không mua, bán lợn từ vùng dịch; Không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; Không vứt xác lợn chết ra ngoài môi trường; Không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt. - Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của xã, họp triển khai, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; thực hiện ngay các biện pháp cấp bách xử lý ổ dịch theo quy định. Huy động nhân lực, vật lực và các điều kiện thiết yếu để tổ chức, triển khai đồng bộ, kịp thời các giải pháp bao vây, khống chế dịch bệnh. - Thành lập các tổ phản ứng nhanh, tổ tiêu hủy lợn bệnh, tổ giám sát dịch bệnh, rà sóat thống kê tổng đàn lợn và phun tiêu độc, khử trùng, tổ trực chốt kiểm soát dịch bệnh. - Tiêu hủy ngay số lợn nhiễm bệnh tại hộ có lợn bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

2 - Lập chốt kiểm dịch trên địa bàn xã, có biển cảnh báo, bạt rải rơm phun hóa chất, vôi bột, bố trí nhân lực trực chốt 24/24 giờ, trang bị bình phun thuốc tiêu độc khử trùng các phương tiện ra, vào vùng dịch. - Triển khai phun tiêu độc, khử trùng tại ổ dịch và địa bàn toàn xã 1 lần/ngày. - Nghiêm cấm việc mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc trên địa bàn toàn xã. 2. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chưa xẩy ra dịch - Thông tin tuyên truyền đến tận người dân qua hệ thống loa truyền thanh xã, tại các cuộc họp thôn xóm, sinh hoạt cơ sở về sự nguy hiểm của Dịch tả lợn Châu Phi, các dấu hiệu nghi lợn bị mắc bệnh. Người dân chỉ nên mua lợn giống tại các cơ sở cung cấp lợn giống uy tín, nguồn gốc rõ ràng, đã được các ngành chuyên môn kiểm soát. - Theo nội dung kịch bản phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi ban hành theo Quyết định số 3995/QĐ-UBND ngày 09/12/2019 của UBND tỉnh; khẩn trương xây dựng Kế hoạch của địa phương với các hoạt động cụ thể, tương ứng với các tình huống, huy động toàn bộ hệ thống chính trị của địa phương, tuyên truyền, vận động người dân tham gia triển khai phòng, chống dịch. - Phân công cán bộ thú y xã bám sát địa bàn thôn, xóm, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn lợn, nếu phát hiện các biểu hiện nghi là bị dịch hay chết không rõ nguyên nhân hoặc nghi là lợn, sản phẩm lợp nhập vào địa bàn trái phép phải báo cáo ngay để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm. Địa phương nào dấu dịch thì Chủ tịch UBND xã phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật. - Phối hợp với các Đoàn liên ngành huyện, tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh, buôn bán, vận chuyển, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn trên địa bàn. Thành lập các đoàn kiểm tra đột xuất để phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ lợn bị dịch bệnh, nhập lậu, không đảm bảo hồ sơ theo quy định. - Thường xuyên kiểm tra, giám sát các cơ sở giết mổ tập trung, các chợ buôn bán động vật, sản phẩm động vật, chỉ đạo thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ. Bố trí cán bộ chuyên môn thực hiện kiểm soát giết mổ theo đúng quy trình, đảm bảo gia súc đưa vào cơ sở an toàn dịch bệnh. Nghiêm cấm việc nhập gia súc từ tỉnh các vào cơ sở giết mổ mà không rõ nguồn gốc, không có hồ sơ thủ tục theo quy định. - Đảm bảo thực hiện kịp thời công tác phòng, chống dịch bệnh khi xảy ra dịch, có trách nhiệm. Tổ chức kiểm điểm và có các hình thức kỷ luật đối với cá nhân thiếu trách nhiệm, gây hậu quả trong quá trình thực hiện phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi. 3. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Phối hợp các ngành chuyên môn cấp huyện kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương.

3 - Đôn đốc, theo dõi việc thực hiện, tổng hợp báo cáo định kỳ kết quả thực hiện, làm rõ những địa phương làm tốt, chưa tốt và tham mưu đề xuất hướng giải quyết, báo cáo UBND huyện để chỉ đạo.

4. Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi - Chủ động nắm bắt thông tin, diễn biến tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nói chung và Dịch tả lợn Châu Phi nói riêng để tham mưu kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. - Phân công cán bộ chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp về phòng chống dịch. xử lý tiêu hủy gia súc mắc bệnh theo quy định, tổ chức phun tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi. Khống chế không để dịch bệnh lây lan ra các vùng phụ cận. - Cung ứng các loại hoá chất tiêu độc, khử trùng phục vụ công tác phòng, chống dịch. - Phối hợp, tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra chấn chỉnh công tác giết mổ gia súc, vận chuyển gia súc và các sản phẩm gia súc, đặc biệt là sản phẩm từ lợn.

5. Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện Thông tin kịp thời và chính xác về tình hình diễn biến của Dịch tả lợn Châu Phi, về sự nguy hiểm và các biểu hiện của lợn bị mắc bệnh đến người chăn nuôi. Các biện pháp phòng chống dịch theo nguyên tắc vừa đảm bảo yêu cầu phòng dịch vừa bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ lợn. 6. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các Đoàn thể tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh theo đúng quy định.

Yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, Phòng NN - PTNT, Trung tâm ƯDKHKT & BVCTVN, các phòng, ban ngành liên quan thực hiện nghiêm túc nội dung Công điện này./

Tệp đính kèm


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.425.512
    Trong năm: 1.335.487
    Trong tháng: 104.665
    Trong tuần: 25.924
    Trong ngày: 469
    Online: 24