Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh bạch hầu lưu hành trên toàn cầu, hay gặp chủ yếu ở nhóm dưới 15 tuổi không được tiêm vắc xin. Tuy nhiên hiện nay đã ghi nhận số mắc tăng ở nhóm trẻ lớn và người lớn tại những vùng không được tiêm chủng hoặc tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Bệnh bạch hầu lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc người lành mang trùng và hít phải các chất tiết đường hô hấp của người bệnh bắn ra khi ho, hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc với đồ vật bị ô nhiễm với các chất tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu

Bệnh bạch hầu có triệu chứng và dấu hiệu thường bắt đầu từ 2 đến 5 ngày sau khi bị nhiễm bệnh, cụ thể như sau:

1. Giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu.

2. Đau họng và khàn giọng

3. Sưng hạch bạch huyết ở cổ

4. Khó thở hoặc thở nhanh

5. Chảy nước mũi

6. Sốt và ớn lạnh

Để phòng bệnh bạch hầu, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Đi tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ, đúng lịch theo quy định.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ
sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi ngờ mắc
bệnh.
3. Thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ
ánh sáng.
4. Đảm bảo vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi, bát đũa sạch sẽ.
5. Khi có dấu hiệu mắc bệnh/nghi ngờ mắc bệnh hoặc đi từ vùng có dịch về phải
thông báo ngay cho cơ quan y tế để được cách ly, khám, xét nghiệm và điều trị kịp
thời.
Lịch tiêm vắc xin đối với trẻ em như sau:
- Tiêm các mũi cơ bản: Tiêm 3 mũi cơ bản vắc xin có chứa thành phần bạch hầu
nguyên liều, thường kết hợp trong các vắc xin 5 trong 1 hoặc vắc xin 6 trong 1. Mũi thứ 1 tiêm lúc 2 tháng tuổi. Mũi thứ 2 lúc 3 tháng tuổi. Mũi thứ 3 lúc 4 tháng tuổi.
- Tiêm nhắc lại: Mũi 4: Tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu nguyên liều, tiêm lúc 18 đến 24 tháng tuổi. Mũi 5: Tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu giảm liều lúc 4 đến 7 tuổi. Mũi 6: Tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu giảm liều lúc 9 đến 15 tuổi.  (Trích Theo Quyết định số 3593/QĐ – BYT, ngày 18/8/2020 của Bộ Y tế về việc
Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh bạch hầu)

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.446.993
    Trong năm: 1.323.074
    Trong tháng: 101.442
    Trong tuần: 23.081
    Trong ngày: 3.249
    Online: 45