Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây ra, các địa phương ở huyện Đức Thọ đã và đang chủ động triển khai các giải pháp theo phương châm “4 tại chỗ”, nhằm thích ứng một cách an toàn với mưa lũ,

Ngôi nhà của gia đình chị Cù Thị Huyền nằm sát chân núi ở thôn Hà Cát, sau vài trận mưa lớn, lại xảy ra sạt lở.

Chị Huyền bày tỏ: Mặc dù nhà ở đã được xây dựng kiên cố, mỗi khi mùa mưa bão đến, gia đình lại sống trong sự nơm nớp, lo âu. Cuối năm 2023, được sự tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương, gia đình tôi đã di dời đến nơi ở mới an toàn hơn.

 Nguyễn Đình Chiểu, Chủ tịch UBND xã Đức Lạng, cho hay: Những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tăng cường công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn, với phương châm phòng là chính. Nhờ đó đã giảm tối đa thiệt hại, và nỗi lo bão lũ trong nhân dân.

Xã Đức Lạng có 2 thôn là Hà Cát và Vĩnh Yên, với trên 40 hộ dân, 132 nhân khẩu ở sát chân núi, và dọc sông Ngàn sâu. Vì vậy nguy cơ sạt lở là rất cao, nhất là vào mùa mưa lũ.

Ông Nguyễn Đình Chiểu, Chủ tịch UBND xã Đức Lạng, cho hay: Những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tăng cường công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn, với phương châm phòng là chính. Nhờ đó đã giảm tối đa thiệt hại, và nỗi lo bão lũ trong nhân dân.

Còn tại xã Tùng Châu, một trong những xã ngoài đê, hàng năm vào mùa mưa lũ thường bị ngập lụt.  Địa phương Tùng Châu đã và đang triển khai nhiều giải pháp phòng chống thiên tai, và mang lại hiệu quả rõ rệt.

gần như 100% nhà dân đã được kiên cố hóa khang trang, gắn với nhà chạn chống lũ, nhà văn hóa cộng đồng tránh trú bão được xây dựng. 

Những năm qua, đàn vật nuôi của gia đình ông Đào Lệ, thôn Tân An được bảo vệ an toàn, nhờ ngôi nhà tránh lũ cho trâu bò.

Ông Lệ cho hay: những năm gần đây gia đình tôi hết sức yên tâm khi mùa mưa bão đến, vì có nhà chạn làm nơi tránh trú cho trâu bò, đồng thời kê gác tài sản, lương thực thực phẩm.

Các hộ gia đình ở xã Tùng Châu  chủ động mua sắm thuyền để chủ động xử lý các tình huống xảy ra trong mưa lũ.

Tùng Châu là một trong những xã chịu nhiều tác động của thiên tai, bão lũ. Do địa hình ngoài đê nên khi xảy ra mưa lũ, thường bị ngập lụt sâu, gây thiệt hại về tài sản, vật nuôi và hoa màu của người dân. Các giải pháp thích ứng với mưa bão, nhất là công tác “4 tại chỗ”, được xem là phương án tối ưu nhất, để chủ động xử lý các tình huống, và kịp thời khắc phục sự cố do mưa lũ gây ra.

Ông Đậu Thanh Tịnh, Phó Chủ tịch UBND xã Tùng Châu cho hay: Hiện nay, hầu hết 1.371 hộ dân ở Tùng Châu đã có nhà chạn, làm nơi tránh trú cho người và vật nuôi trong mùa mưa lũ. Hệ thống đường giao thông được bê tông hóa, kênh mương thủy lợi, cùng hệ thống kè, được xây dựng từ nguồn vốn TW và của tỉnh, huyện, ngân sách xã, cùng với sự đóng góp của nhân dân. Là nơi thường xuyên hứng chịu mưa to, lũ lớn, nhưng Tùng Châu giờ đã chuyển từ ứng phó sang chủ động thích ứng với mưa lũ.

Toàn huyện Đức Thọ hiện có 51 công trình thủy lợi, trong đó có 32 hồ đập, cống điều tiết nước, đặc biệt là 3 tuyến đê trọng điểm: đê La Giang, đê Rú Trí và đê Trường Sơn. Các công trình đang đáp ứng công năng tiêu úng, ngăn lũ.

Đặc biệt, 3 tuyến đê trọng điểm được huyện, và các địa phương quan tâm nâng cấp hàng năm, nên phục vụ tốt nhiệm vụ điều tiết nước tưới trong sản xuất, cũng như tiêu úng trên địa bàn.

Ông Nguyễn Đình Thức, Hạt phó Hạt quản lý Đê La Giang huyện Đức Thọ nói: Nằm ở bờ hữu sông La, đê La Giang có tổng chiều dài 19,2 km, trong đó 15,7 km đi qua địa phận huyện Đức Thọ. Hiện 12,31 km đã được bê tông hóa. Toàn tuyến có 8 cống dưới đê, trong đó có 4 cống tưới kết hợp tiêu và 4 cống trạm bơm qua đê. Quy mô đê La Giang đã được đầu tư nâng cấp lớn hơn nhiều so với trước đây, nhưng với tình hình thiên tai, lũ lụt ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, thì công tác hộ đê La Giang mùa mưa lũ vẫn luôn được xác định là nhiệm vụ hàng đầu. Chúng tôi đã đánh giá thực trạng theo phân cấp quản lý và xây dựng phương án bảo vệ.

Các loại vật tư như: đá hộc, đá dăm, cát, bao tải, rọ thép, vải lọc, bạt chắn sóng, phên tre, tre... để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố.

Để chủ động các phương án PCBL, huyện Đức Thọ cũng đã chỉ đạo các xã, thị trấn đảm bảo các phương án “4 tại chỗ” trong mùa mưa bão, nhất là chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai một cách chủ động. Tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trong công tác phòng chống lụt bão, cứu hộ cứu nạn. Đối với các xã ngoài đê, cũng đã tiến hành cắm biển cảnh báo, đối với những tuyến đường ngập úng, hạn chế việc qua lại của người dân; đối với các xã vùng núi có nguy cơ xẩy ra sạt lở, đã xây dựng kịch bản cho từng vùng, và kế hoạch tổ chức di dời dân trong các trường hợp khẩn cấp…

Nhà văn hóa cộng đồng  tại các địa phương ngoài phục vụ hoạt động sinh hoạt cộng đồng thường xuyên, các công trình này đang phát huy được công năng linh hoạt trong việc giúp người dân vùng lũ tránh bão lụt.

Là nơi thường xuyên hứng chịu mưa to, lũ lớn, nhưng Đức Thọ giờ đã chuyển từ ứng phó sang chủ động thích ứng. Sự hỗ trợ của trên sẽ giúp cho các gia đình nhiều đời phải sống chung với mưa lũ, mất đi những lo âu, khi thiên tai ngày càng diễn biến bất thường.

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.444.118
    Trong năm: 1.323.074
    Trong tháng: 101.442
    Trong tuần: 23.081
    Trong ngày: 389
    Online: 8