Dịch vụ công tác xã hội và quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội

Ngày 30/8/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 110/2024/NĐ-CP về công tác xã hội, trong đó quy định cụ thể về dịch vụ công tác xã hội và quy trình cung cấp dịch vụ này.

1. Dịch vụ công tác xã hội:

Dịch vụ công tác xã hội gồm một hoặc nhiều dịch vụ do tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp hoạt động công tác xã hội thực hiện nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội của cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng. Cụ thể gồm:

- Cung cấp các dịch vụ bảo vệ khẩn cấp.

- Cung cấp các dịch vụ chăm sóc, can thiệp, phục hồi và hỗ trợ phát triển.

- Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực.

- Cung cấp các dịch vụ phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn, tình trạng xâm hại, lạm dụng; bạo lực học đường, bạo lực giới và gia đình; ngược đãi và bóc lột lao động.

- Thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực y tế, giáo dục, tư pháp, tòa án, phúc lợi xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em, chăm sóc người cao tuổi và người khuyết tật, giảm nghèo, phòng, chống ma túy, phát triển cộng đồng, công tác xã hội với người lao động và lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

- Quản lý trường hợp đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội tại cơ sở và ở cộng đồng.

- Hỗ trợ phát triển cộng đồng.

- Hỗ trợ đối tượng đủ điều kiện ra khỏi cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở giam giữ, cơ sở cai nghiện, cơ sở y tế trở về với gia đình, hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.

- Tổ chức vận động nguồn lực thực hiện hoạt động công tác xã hội.

2. Về quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng, gồm 05 bước sau đây:

Bước 1. Tiếp nhận, thu thập thông tin và đánh giá nhu cầu trợ giúp của đối tượng.

- Thu thập các thông tin cơ bản của đối tượng, gia đình và thân nhân đối tượng, thông tin của người giám hộ hoặc người chăm sóc và các thông tin liên quan khác của đối tượng (nếu có).

- Đánh giá toàn diện nhu cầu trợ giúp của đối tượng (theo thứ tự ưu tiên).

- Tổ chức sàng lọc và phân loại đối tượng.

Bước 2. Xây dựng kế hoạch trợ giúp đối với đối tượng.

- Xây dựng kế hoạch trợ giúp phù hợp với đối tượng và nhu cầu của đối tượng.

- Chủ trì, phối hợp với đối tượng và các tổ chức, cá nhân liên quan để xây dựng cụ thể về mục tiêu, nội dung hoạt động, khung thời gian, nguồn lực để xây dựng kế hoạch thực hiện trợ giúp đối tượng.

- Lập hồ sơ quản lý từng đối tượng.

Bước 3. Thực hiện kế hoạch trợ giúp đối tượng.

Bước 4. Theo dõi, rà soát, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch trợ giúp.

Bước 5. Kết thúc quá trình trợ giúp và lưu trữ hồ sơ.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2024./.

Tệp đính kèm


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.381.177
    Trong năm: 1.358.408
    Trong tháng: 125.962
    Trong tuần: 21.994
    Trong ngày: 2.220
    Online: 24