Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 22/10/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền trong huyện đã tập trung cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực nhằm mang lại nhiều tiện ích cho cả chính quyền và người dân, nâng cao năng lực quản lý điều hành chính quyền các cấp, góp phần phát triển kinh tế- xã hội bền vững, đảm bảo Quốc phòng - An ninh.

Cán bộ các cơ quan, đơn vị hướng dẫn người dân ứng dụng các phần mềm số

Với phương châm: "Nhận thức" là quyết định, "người dân, doanh nghiệp" là trung tâm, "thể chế và công nghệ số" là động lực, "nền tảng số" là đột phá, "an toàn, an ninh thông tin" là then chốt, "chính quyền" là tiên phong, huyện đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, như tại các lớp tập huấn, các hội nghị trực tiếp, trực tuyến; trên Trang Thông tin điện tử, trên hệ thống phát thanh từ huyện xuống các xã, thị trấn; trên các nền tảng mạng xã hội và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân.... Công tác chuyển đổi số của huyện Đức Thọ tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng: nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong toàn hệ thống chính trị, công khai, minh bạch trong việc cung cấp các dịch vụ công đến người dân, thúc đẩy cải cách hành chính, phát triển Kinh tế - Xã hội, đảm bảo Quốc phòng - An ninh. Công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời đáp ứng được nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân.

Cán bộ công an thị trấn Đức Thọ thực hiện cấp CC cho học sinh

Kết quả 6 tháng đầu năm 2024, thể hiện rõ trên 3 trụ cột chính

Về Chính quyền số: 100% cán bộ, công chức, viên chức tác nghiệp, khai thác thành thạo các hệ thống cơ sở dữ liệu, tài nguyên trên môi trường mạng; 100% văn bản từ huyện đến cơ sở đều được ký số và lưu chuyển trên hệ thống phần mềm quản lý văn bản; Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến: Đã cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến theo quy định. 100% thủ tục hành chính đã được tiếp nhận và xử lý trên phần mềm dịch vụ công; trên Cổng dịch vụ công của huyện phát sinh 2.598 hồ sơ; trong đó DVC trực tuyến 2.330; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tỷ lệ 95,90%; số hồ sơ được thanh toán trực tuyến toàn trình 201 hồ sơ với số tiền 61.670.000đ.

Ngày hội chuyển đổi số tại xã Đức Đồng

Về kinh tế số: Huyện Đức Thọ có 452 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (trong đó: 331 doanh nghiệp, 13 chi nhánh, 6 văn phòng đại diện và 67 địa điểm kinh doanh); hơn 3949 hộ kinh doanh cá thể và 118 HTX sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau. Hiện nay, các cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện đã ứng dụng công nghệ số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; ứng dụng thương mại điện tử, dịch vụ quảng cáo trực tuyến... 100% doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử; triển khai việc thanh toán không dùng tiền mặt…Lĩnh vực thủy lợi đã triển khai ứng dụng phần mềm Vrain “Hệ thống đo mưa chuyên dùng” để phục vụ cho việc tham mưu, chỉ đạo điều hành trong PCTT và cấp nước phục sản xuất nông nghiệp. Lắp đặt trạm đo mưa tự động tại các xã; Ứng dụng phần mềm PPDMS 2.0 phục vụ công tác dự tính dự báo và chỉ đạo sản xuất, phòng trừ dịch hại cây trồng.

Về xã hội số: Cổng thông tin điện tử huyện, trang thông tin điện tử các xã, thị trấn, trang mạng xã hội của các Tổ chức, đơn vị hoạt động hiệu quả, trở thành kênh tuyên truyền chính về các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 100% các thôn, tổ dân phố thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng phát huy hiệu quả tốt, 100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chip; Liên thông dữ liệu cấp Giấy khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, giấy chứng tử đều liên thông lên hệ thông công quốc gia đạt 100%; 100% các trường học trên địa bàn triển khai sổ liên lạc điện tử, các phần mềm quản lý học sinh, phổ cập giáo dục; ứng dụng các nền tảng số hỗ trợ trong dạy học, học và thi trực tuyến, thu học phí trực tuyến.

Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền huyện thường xuyên quan tâm đến công cuộc chuyển đổi số gắn với nhiệm vụ cải cách hành chính. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thường xuyên nâng cấp hạ tầng CNTT; tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn, góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính tại địa phương, đơn vị.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện công tác chuyển đổi số trên địa bàn huyện Đức Thọ vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định, chưa đáp ứng với sự phát triển chung trong tình hình mới: Kỹ năng số và nguồn nhân lực số chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, khả năng thích ứng với môi trường số chưa cao; Hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho chuyển đổi số vẫn còn nhiều bất cập, các phòng họp trực tuyến, hệ thống mạng không dây...Các hệ thống phần mềm chuyên ngành khá nhiều, trong khi việc liên thông giữa các hệ thống còn hạn chế;

Nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi sốPhát huy vai trò của người đứng đầu trong triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số gắn với mục tiêu nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đơn vị.

Tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý chuyển đổi số cho cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin hiện có, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu để đội ngũ này trở thành lực lượng nòng cốt tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp về chuyển đổi số.

Đẩy mạnh chuyển đổi số theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; phát triển chính quyền số gắn với cải cách hành chính, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững trên địa bàn huyện.

Phát huy vai trò của tổ chuyển đổi số cộng đồng trong việc tổ chức hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; cài đặt, sử dụng các dịch vụ số phục vụ cho các nhu cầu cuộc sống, xã hội.

Thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa cải cách thủ tục hành chính với phát triển chính quyền số; rà soát các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ trong các cơ quan nhà nước theo hướng đơn giản hóa hoặc thay đổi phù hợp để có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ số


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.513.004
    Trong năm: 1.284.175
    Trong tháng: 108.903
    Trong tuần: 21.813
    Trong ngày: 1.914
    Online: 24