Mỗi người mỗi hoàn cảnh. Nhưng tất cả những người này, đều đã từng vướng vào lao lý. Họ ân hận bởi việc làm của mình. Hối hận bao nhiêu, họ lại càng nỗ lực, quyết tâm bấy nhiêu để hoàn lương, sớm tái hòa nhập cộng đồng. Khó khăn nhiều, thử thách lớn. Nhưng bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, họ luôn nhận được sự quan tâm của cộng đồng…

Cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ kiểm tra hiệu quả của các nguồn vốn tại xã Tân Hương.

Chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước, mà cụ thể là Quyết định số 22 ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ, về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, được coi như cứu cánh đối với họ.

Chấp hành xong án phạt tù. Con đường phía trước của Anh Hoàng Ngọc Lĩnh, Thôn Tân Thành, xã Tân Hương, huyện Đức Thọ, là làm ăn lương thiện, để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Từ nguồn vốn 100 triệu đồng, anh Nguyễn Ngọc Lĩnh đầu tư xây dựng mô hình chuồng trại chăn nuôi cho thu nhập 100 triệu đồng/năm.

 Nhờ chính sách của Đảng và Nhà nước, giờ đây, bản thân tôi không chỉ có việc làm mà còn thu nhập ổn định, nuôi sống bản thân và gia đình, Tôi đã từng vấp ngã, nhưng nhờ sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, địa phương, sự động viên của gia đình, tôi đã có cơ hội đứng dậy. Tôi muốn nhắn nhủ với những người như tôi: đừng bao giờ từ bỏ hy vọng, anh Lĩnh tâm sự.

Còn anh Nguyễn Trọng Quyến,Thôn Đại Tiến, xã An Dũng, huyện Đức Thọ thì cho rằng: Khi tôi trở về, tôi nghĩ mình không còn tương lai. Chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đã là động lực giúp những người như tôi tái hòa nhập cộng đồng. Tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn, vì không có ai tin tưởng mình, nhưng Chính sách đã cho tôi cơ hội, và tôi tìm thấy được à ánh sáng cho cuộc đời thì tôi sẽ cố gắng để làm những cái gì tốt đẹp nhất để mang lại thu nhập kinh tế cho gia đình.

Anh Hoàng Ngọc Lĩnh và anh Nguyễn Trọng Quyến là những người đã từng sa chân vào con đường phạm tội. Nhưng nhờ cải tạo tốt, nên họ đã sớm được trở về đoàn tụ với gia đình, và tái hòa nhập cộng đồng.

 Anh Hoàng Ngọc Lĩnh, vướng vào tội gây tai nạn chết người, rồi bỏ trốn khỏi hiện trường. Chấp hành xong án phạt tù, anh Lĩnh vừa mừng vừa lo. Mừng thì đã rõ. Nhưng lo nhất là tìm kiếm việc làm, và nguồn vốn để làm ăn. Trong lúc bối rối do khó khăn, thì cơ hội đến. Nhờ nguồn vốn vay 100 triệu đồng của Ngân hàng CSXH, anh Lĩnh đã đầu tư cải tạo hơn 4000 m2 vườn đồi, để phát triển chăn nuôi.

Khởi đầu thuận lợi, sau gần 1 năm chăm chỉ làm ăn, cho đến hôm nay, mô hình chăn nuôi bò, lợn nái, kết hợp với gia cầm của gia đình anh, đã đưa lại nguồn thu nhập trên dưới 100 triệu đồng.

Anh Hoàng Ngọc Lĩnh bộc bạch: Tôi đã từng đi tìm kiếm việc làm, nhưng không chỗ nào nhận tôi vào làm việc cả. Sau khi được Ngân hàng cho vay vốn, tôi đã làm mô hình. Trong quá trình làm mô hình gặp cũng nhiều khó khăn nhưng bản thân luôn nỗ lực và cố gắng. Giờ tôi luôn tự hào vì mình đã khởi nghiệp thành công trên chính quê hương của mình. Và tôi luôn ngẩng cao đầu vì tôi đã trở lại chính bản thân mình.  

Ông Nguyễn Xuân Linh, Thôn Tân Thành, xã Tân Hương, huyện Đức Thọ nói:  Tôi là một người hàng xóm thì thấy anh Lĩnh có bản lĩnh rất hiền lành, và làm chịu khó làm ăn, sống có tình nghĩa với xóm làng. Sau khi do một sai lầm rồi là vi phạm pháp luật, đến nay đã chấp hành án xong trở về với địa phương, được động viên của bà con, Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay vốn đầu tư phát triển chăn nuôi, hiện nay thì chúng tôi rất cảm thấy là mừng cho gia đình anh.  

Trở về tái hòa nhập cộng đồng, sau thời gian hơn 2 năm chấp hành án phạt tù, vì tội gây rối trật tự công cộng, bài toán khó nhất của anh Nguyễn Trọng Quyến, là không có vốn để phát triển kinh tế, trong khi hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn.

Sau khi mãn hạn tù anh Nguyễn Trọng Quyến được Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ cho vay vốn để xây dựng mô hình nuôi ốc bươu đen.

Trong lúc chưa biết tính toán ra sao, thì đầu năm 2024, anh may mắn được làm thủ tục vay 90 triệu đồng, từ Ngân hàng CSXH. Đây chính là cơ hội để anh khởi đầu cuộc sống tốt đẹp hơn. Anh đã cải tạo ruộng thấp trũng, sản xuất lúa không hiệu quả, phát triển mô hình đa cây đa con, trong đó chủ yếu là nuôi thả cá và ốc bươu đen, kết hợp với gieo trỉa rau màu các loại. Sau mùa vụ đầu tiên, mặc dù hiệu quả chưa cao, nhưng anh Quyến không nản chí, mà ngược lại, đúc rút thêm kinh nghiệm, để tiếp tục cải tạo, đưa mô hình phát triển đi lên, trong những mùa vụ tiếp theo. 

Nhờ nguồn vốn chính sách, anh Nguyễn Trọng Quyến có cơ hội để làm lại cuộc đời.

Anh Nguyễn Trọng Quyến chia sẻ thêm: Bản thân tôi rất phấn khởi khi được vay vốn từ Ngân hàng, đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội vươn lên, làm lại cuộc đời. Thì tôi nhất định sẽ phát triển kinh tế gia đình à từ số tiền được vay và sẽ cố gắng làm ăn để tích góp và trả nợ kỳ số tiền của Ngân hàng.

Ông Phan Văn Cừ, Thôn trưởng thôn Đại Tiến, xã An Dũng, huyện Đức Thọ cho rằng: Con người ta ai cũng có lúc mắc sai lầm, nhưng điều quan trọng là họ đã nhìn nhận được và sửa chữa. Tôi rất mừng, khi thấy anh Quyến đã vượt được những khó khăn, trở ngại để tái hòa nhập cộng đồng. Việc anh được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, và xây dựng mô hình kinh tế, không chỉ giúp cá nhân anh làm lại cuộc đời, mà góp phần phát triển kinh tế cả thôn.

Chúng tôi sẽ tiếp tục động viên, tuyên truyền giáo dục, tạo mọi điều kiện tốt nhất, để giúp anh và gia đình phát triển mô hình một cách thuận lợi. 

Trên địa bàn huyện Đức Thọ hiện có 11 trường hợp, sau khi chấp hành xong án phạt tù, đã được tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH, theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng dư nợ đến thời điểm này gần 1 tỷ đồng. Và bên cạnh họ, luôn có cộng đồng quan tâm, giúp đỡ, với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

 Có được nguồn vốn này, người thì chi phí học nghề, người thì mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình kinh tế.

Thượng úy Phan Xuân Quý, Công an xã Tân Hương, huyện Đức Thọ cho biết: Khi có chủ trương thực hiện chính sách nhân văn này, chúng tôi cũng đã phối hợp với Ngân hàng rà soát, nắm tình hình các đối tượng, mà họ có nhu cầu và nguyện vọng để  phát triển kinh tế để làm lại cuộc đời, rà soát các trường hợp là đảm bảo là đúng thủ tục quy trình, và đúng đối tượng. Chúng tôi luôn xem chính sách này là nhân văn, cao cả để hỗ trợ cho những công dân tái hòa nhập cộng đồng một cách tốt hơn, hiệu quả hơn, để có cuộc sống tốt đẹp hơn ở sau này. 

Ông Đậu Ngọc Luyến, Phó giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ cho biết thêm: Thực hiện Quyết định 22 của chính phủ về chính sách nhân văn cho vay đối với các đối tượng chấp hành xong án phạt tù, trên cơ sở danh sách được công an lập,  thì được các kỳ tổ tiết kiệm bình xét cho vay, ngân hàng đã thực hiện truyền tải nguồn vốn chính sách ưu đãi đến với người vay vốn. Quá trình cho vay kiểm tra trước trong và sau khi cho vay vốn thì nhận thấy là các kỳ hộ vay này đã nỗ lực vươn lên làm chủ cuộc sống. Hiện nay, ngân hàng chính sách xã hội huyện đã và đang phối hợp với công an huyện tham mưu uỷ ban nhân dân huyện, chuyển nguồn vốn uỷ thác cho vay sang để tiếp tục cho vay đối với chương trình này. Tạo điều kiện cho các đối tượng lầm lỡ làm lại cuộc đời, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện nhà

Những việc làm như thế, vừa thể hiện tinh thần trách nhiệm, đối với người lầm lỗi đã hoàn lương, vừa đảm bảo việc triển khai chủ trương một cách minh bạch, kịp thời, đúng quy định, góp phần đưa chính sách nhân văn, nhân đạo của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống một cách phù hợp với đối tượng này. Qua đó, thắp lên niềm tin, hy vọng, về tương lai rộng mở, không chỉ cho bản thân họ, mà còn cho cả gia đình và xã hội.

Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, quy định:

      Đối với vay vốn để đào tạo nghề có mức vốn cho vay tối đa là 4 triệu đồng/tháng/người.

     Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người.

    Với cơ sở sản xuất kinh doanh, mức vốn cho vay tối đa là 2 tỷ đồng/dự án, và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.

    Lãi suất cho vay, bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ. 

Sự đồng hành, tiếp sức của chính sách về tín dụng, đối với người chấp hành xong án phạt tù, được hiện thực hóa đi vào cuộc sống. Không chỉ tạo ra cơ hội về kinh tế, mà còn thể hiện sự nhân văn, khẳng định niềm tin vào khả năng thay đổi của mỗi con người. Cũng chính là điểm tựa vững chắc, giúp những cuộc đời đã từng lầm lạc vươn lên tái hòa nhập cộng đồng. Kiến tạo nên bình minh cho cuộc đời mình. 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH ĐỨC THỌ
    Thống kê: 3.278.830
    Trong năm: 1.339.809
    Trong tháng: 180.695
    Trong tuần: 47.515
    Trong ngày: 3.825
    Online: 14